Bước chuẩn bị của các bên:
- Facebook: hợp nhất các nền tảng messaging, thêm tính năng video chat từ Skype, cải tiến Beluga thành Facebook Messenger
- Google: Tối ưu hóa dịch vụ Gmail, Google Talk, Hangouts, mua lại Plannr..
- Apple: ra mắt dịch vụ video chat FaceTime, ứng dụng iMessage...
Cuộc chiến bùng nổ:
- Facebook khiêu khích.
- Google và Apple đáp trả.

Kết quả:

Chiến thắng có lẽ sẽ thuộc về Facebook.
Hiện tại đang là giai đoạn căng thẳng nhất của cuộc xung đột toàn cầu giữa 3 công ty công nghệ cao trong việc "chiếm quyền" cung cấp khả năng kết nối cho người dùng thông qua các dịch vụ nhắn tin. Facebook với các ứng dụng Chat/Messager/Email sẽ đối đầu với hệ thống iMessager trên các thiết bị di động của Apple. Bên cạnh đó cũng không thể thiếu sự góp mặt của hệ thống các dịch vụ Gmail/Google Chat/Hangouts của Google. Với vũ khí chiến lược của mình, người giành chiến thắng có thể sẽ nắm giữ tương lai kết nối của người dùng Internet.


Tuần trước, Facebook đã khơi mào cuộc chiến khi tự động thay đổi toàn bộ email contact của mỗi tài khoản người dùng thành dạng @facebook.com và ẩn đi các email đến từ Gmail hay MobileMe. Rõ ràng, do có lợi thế về sự áp đảo của số lượng người dùng, Facebook đã là người mở màn cuộc chiến này trước tiên nhằm loại bỏ Google và Apple trong cuộc chơi "độc quyền" này.

Trong thời đại bão hòa SMS cùng sự gia tăng đáng kể các ứng dụng online, 3 ông lớn trên sẽ nắm lấy cơ hội và dần đem nền tảng Online Messaging thay thế hoàn toàn SMS truyền thống.

Bước chuẩn bị cho cuộc chiến

Facebook

Tháng 11/2010, Facebook đã tiến hành hợp nhất các nền tảng Messaging của họ, các hệ thống Instant Chats, Messager và email đều quy về một một mối duy nhất, đó là hòm thư tại địa chỉ @facebook.com. Việc này đem lại rất nhiều thuận lợi cho người dùng khi họ có thể dễ dàng nhận tin nhắn offline và tiếp tục cuộc đối thoại ngay trên mục Messages của di động. Tương tự, tin nhắn gửi cho một người đang online sẽ hiển thị dưới dạng Chat, và ngược lại nó cũng sẽ đóng vai trò là một email được gửi tới địa chỉ email của người đó.

Tháng 7/2011, Facebook hợp tác với Skype - một át chủ bài của đồng minh Microsoft. Việc hợp tác này cho phép Facebook thêm tính năng video chat từ Skype vào sâu trong nền tảng của mạng xã hội này. Song song nó, Facebook đã mua và cải tiến dịch vụ gửi tin nhắn theo nhóm Beluga thành Facebook Messenger. Dù chưa được hỗ trợ voice call hay video call nhưng Facebook Messenger có thể sẽ sớm giới thiệu những tính năng này trong tương lai không xa.

Ưu thế của Facebook nằm ở chỗ: Dịch vụ này sở hữu lượng người dùng lớn và ổn định nhất, không chỉ trên nền tảng website truyền thống mà ngay cả trên di dộng, Facebook cũng luôn ở vị trí dẫn đầu. Tuy không hề sở hữu một nền tảng phần cứng hay hệ điều hành nào, nhưng với độ phủ rộng khắp và trải nghiệm ổn định trên các nền tảng dù là mobile hay web. Chính điều này đã mang lại cho Facebook vị thế khá vững chắc trong cuộc chiến này.

Google

Trong khi Facebook dần hoàn thiện mình thì Google cũng từng bước thực hiện tham vọng. Gmail vẫn tiếp tục gia tăng số lượng người dùng. Google Chat (Google Talk) từ lâu đã trở thành dịch vụ instant messaging khá được ưa chuộng với những người với những người ở độ tuổi trung niên. Tháng 9/2010, Google mua lại phần mềm chat theo nhóm Plannr.

Mạng xã hội Google+ ra mắt tháng 6 năm 2011 với tính năng Hangouts – chat theo nhóm thời gian thực. Đồng thời Google cải tiến, phát triển Plannr thành Google+ Messenger. Tại hội nghị Google I/O mới đây, các báo cáo cho biết Google đã hợp nhất Hangouts, Talk và Messenger thành một nền tảng tin nhắn duy nhất, cho phép người dùng có thể nhắn tin, voice call và video call trên nhiều thiết bị và hệ điều hành khác nhau.

Sức mạnh của Google có thể nói trong thời điểm hiện này là nằm ở tính đa dạng. Nắm trong tay Android hệ điều hành dành cho di động phổ biến nhất hiện nay. Bên cạnh đó, Google còn hợp tác chặt chẽ với Samsung để sản xuất phần cứng. Không chỉ vậy, họ còn chi tới 13 tỷ USD mua lại Motorola Mobility, một khoản đầu tư xứng đáng cho sự phát triển cho nền tảng di động về lâu dài. Quan trọng hơn cả Google nắm trong tay Gmail, dịch vụ thư điện tử được ưa chuộng nhất hiện nay. Dịch vụ này đang chứng tỏ thế mạnh về các tính năng vượt trội của mình, và từ đây dần dần "kết liễu" các đối thủ khác.

Apple

Apple giới thiệu dịch vụ video chat FaceTime vào tháng 6 năm 2010, nhưng hạn chế khi đó là ứng dụng này chỉ có thể chạy trên thiết bị iPhone. Dần dần Apple đã mở rộng cho phép các máy tính Mac cài và chạy ứng dụng này. Từ đó video call giữa các thiết bị của Apple đã trở lên dễ dàng hơn bao giờ hết.



Tháng 10/2011 ghi nhận sự kiện Apple ra mắt iMessage thay thế SMS trên các thiết bị iOS, cho phép gửi ảnh, clips giữa các thiết bị. Ứng dụng FaceTime cũng được Apple tích hợp vào iMessage như một tính năng hoàn toàn mới.

Apple có thể đang "ăn theo" cái cách mà RIM đang thực hiện - xây dựng một mạng truyền thông giữa các thiết bị của hãng với nhau. Tuy nhiên việc không sở hữu trong tay một mạng xã hội tại thời điểm này sẽ là bất lợi vô cùng lớn của Apple trong cuộc khốc liệt này. Dù có tiềm lực tài chính khổng lồ nhưng có thể họ vẫn là kẻ chiến bại do không có sự đa dạng nền tảng và sự đa dạng giữa người dùng.

Cuộc chiến bùng nổ

Facebook đã có những chiêu PR đánh bóng danh tiếng quá tuyệt vời khi ẩn các địa chỉ email thật của người dùng, thay vào đó hiển thị chính địa chỉ @facebook.com. Sự việc đã gây xôn xao dư luận và lan truyền trên báo giới một cách nhanh chóng. Dù sự thay đổi mà không có thông báo này đã khiến cộng đồng người dùng cảm thấy "không thoải mái", nhưng Facebook vẫn tiến hành vì họ hiểu được bất lợi của mình trong cuộc chiến với các đại gia công nghệ đi trước.

Facebook không phải người đi tiên phong về email, họ lại triển khai dịch vụ email muộn hơn nhiều so với Google. Hơn thế nữa Facebook cần phải làm tăng sự chú ý của người dùng về sự tồn tại của dịch vụ email này, khi mà đa số người dùng không quen với địa chỉ email mà Facebook giới thiệu. Rõ ràng Facebook không hề mong muốn xuất hiện các email của đối thủ như @gmail, @yahoo xuất hiện trên trang cá nhân của người dùng. Tạo thay đổi mà không báo cho người dùng là một điều không hề hay ho, nhưng Facebook buộc phải mạnh tay như vậy để "bảo vệ miếng cơm" trong tương lai cho mình.


Google và Apple sẽ đáp trả ra sao? Hiện chỉ có Google phản ứng bằng cách không cho phép người dùng thêm tài khoản Facebook và profile của họ trên Google+, điều này xem ra không gây ảnh hưởng quá nhiều. Ngoài ra Google có thể đối đầu trực tiếp với Facebook Messenger bằng cách cài sẵn ứng dụng tin nhắn sắp ra mắt của họ làm ứng dụng mặc định trên các thiết bị Android và Chrome OS. Apple cũng vậy, họ cũng có quyền từ chối việc tích hợp Facebook vào iOS hoặc thực hiện một vài thay đổi nhỏ để ngăn chặn sự xuất hiện rộng rãi của các mạng xã hội này trên hệ điều hành của họ.

Tuy vậy, nhìn nhận một cách khách quan và và thực tế rằng, những nỗ lực của Apple và Goole là rất khó và chưa đủ để ngăn Facebook trở thành người chiến thắng.

Kết quả của cuộc chiến

Một điều khá bất ngờ là hiện này Apple đang có nhiều động thái hòa hảo tốt đẹp với Facebook, khi công khai tích hợp Facebook vào trong lõi của iOS. Có lẽ "Trái Táo" đã cảm nhận được vị thế thua thiệt của mình và đoán trước kết cục của cuộc chiến nên đã bắt đầu thay đổi chiến lược. Có thể Apple sẽ hợp tác với Facebook và cùng "bóp chết" Google.

Sự kết hợp giữa iMessage và Facebook có thể sẽ đem lại những thành công nhất định. Người dùng sẽ được hưởng lợi đầu tiên vì sự tiện dụng của chúng. Bạn có thể dùng iMessage để liên lạc với các bạn bè của Facebook mà không phải chuyển đổi ứng dụng, rồi lại Sign in và Sign out một cách phiền phức như trước đây.

Các ông chủ của Facebook có lẽ đã tiên liệu trước những gì họ sẽ phải hứng chịu từ "búa rìu dư luận" khi tác động trực tiếp đến thông tin người dùng. Cho dù như vậy, những gì Facebook cần làm là những điều vô cùng cần thiết để tạo đà để loại bỏ các đối thủ không cần thiết. Từ đó tạo tiền đề cho Facebook có thể tiến các bước tiến xa hơn. Hơn thế nữa, vị thế của Facebook có thể sẽ không biến mất trong "vài ba ngày sắp tới", mà sẽ vẫn duy trì trong một khoảng thời khá dài trong tương lai. Một khi mà các "con bài" của Google và Apple còn mạnh thì đây chắc chắn chưa phải là sự kết thúc.

Tham khảo: Techcrunch

Xem thêm chủ đề liên quan: