Phát triển: CD Projeckt Red Studio
Phát hành: Atari Ngày phát hành: 30/10/2007 Thể loại: Nhập vai ESRB: Mature Cấu hình tối thiểu: CPU P4 2,4GHz RAM 1GB VGA 128MB Geforce 6600 HDD 8GB OS Windows 2000/XP
Game nhập vai trên PC xưa nay thường đi theo hai hướng: truyền thống kiểu D&D đòi hỏi người chơi phải tư duy tính toán trong từng bước đi hoặc hành động kiểu Diablo chỉ tập trung chủ yếu vào “chặt chém”. Mặc dù chúng đã trở thành những chuẩn mực để đánh giá mọi game nhập vai, nhưng thực tế, những hướng đi đó đã dần trở thành lối mòn. Vì thế rất nhiều nhà sản xuất đã cố tìm con đường mới. Đáng tiếc, các tựa game theo hướng mới thường rơi vào tình trạng nửa vời, không trau chuốt nhiều.
Hãy xem CD Projekt Red, một nhà sản xuất ít tên tuổi đến từ Ba Lan, thực hiện điều đó như thế nào với tựa game đầu tay mang tên The Witcher. Điều thú vị là từ Polish trong tiếng Anh có nghĩa là người Ba Lan, mà cũng có nghĩa là trau chuốt. Còn The Witcher là một trò chơi được trau chuốt kỹ lưỡng.
Cốt truyện cuốn hút
Yếu tố đầu tiên tạo ra sự hấp dẫn nhất của The Witcher chính là cốt truyện và thế giới của nó. Dựa theo bộ tiểu thuyết giả tưởng của nhà văn Ba Lan Andrzej Sapkowski, kịch bản của game chứa đựng nhiều tình tiết rất hấp dẫn với nhiều nút thặt độc đáo và hàng chuỗi sự kiện đan xen lẫn nhau. Hơn thế nữa, mọi sự kiện trong game đều luôn mang hơi thở của cuộc sống đương đại. Dù The Witcher diễn ra trong xứ Temeri – một xứ sở thần thoại với con người, người lùn, Elf và quái vật – nhưng game không hề nhuộm màu thần tiên theo kiểu Lord of The Rings. Bởi trong The Witcher luôn tồn tại những vấn đề xã hội ngoài đời: sự phân biệt kì thị (giữa loài người và các sinh vật không phải người); sự xấu xa giả dối che đậy kín đáo dưới khuôn mặt đạo mạo, hay sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái gây ra tình trạng khủng hoảng... Nói cách khác, thế giới của The Witcher là một thế giới ảo với những vấn đề thực tại. Chính vì thế, nó rất cuốn hút và khiến người chơi càng muốn tìm hiểu sâu hơn nữa.


Trong The Witcher, bạn vào vai nhân vật mang tên Geralt, một tay thợ săn danh tiếng đã phải đánh đổi một phần con người của mình để có được sự nhanh nhẹn, chính xác, dẻo dai. Trải qua rất nhiều luyện tập, giày vò, hóa chất và những lần thí nghiệm, anh trở thành một trong số ít những người bảo vệ trong thế giới đầy rẫy yêu ma và ác quỷ. Nhưng đây không phải là xứ Camelot, và Geralt không phải chàng hiệp sỹ trong bộ giáp hào quang, cũng chẳng phải là chàng trai tốt bụng hay đi cứu công chúa. Anh ta là thợ săn quái thú, làm việc kiếm sống vì tiền.
Công việc chính của một người thợ săn quái thú là gì? Dĩ nhiên là chiến đấu tiêu diệt quái vật. Hệ thống chiến đấu trong The Witcher thật sự độc đáo, dù có thể mang đến cảm giác khá lạ lẫm lúc đầu – đặc biệt đối với những người hâm mộ game nhập vai vốn quen với kiểu hành động trong Diablo hay theo lượt kiểu Neverwinter Nights, nhưng lại cực kỳ thú vị về sau.
Làm quen chiến trận
Bắt đầu bằng chọn kiểu vũ khí và tư thế đánh, bạn sẽ ra đòn đánh bởi một cú click chuột trái. Khi kết thúc đòn đánh đó, con trỏ chuột sẽ hiện ra biểu tượng hướng bạn đến cú click chuột tiếp theo. Bạn tiếp tục làm như thế cho đến khi chuỗi đòn kết thúc (vốn có thể khác biệt tùy theo các thế đánh, và có thể được cải thiện với nhiều chiêu thức mới theo thời gian). Nếu nhắp chuột theo kiểu liên tục “điên loạn”, Geralt sẽ chỉ “biểu diễn” các pha vung kiếm hời hợt và sẽ rất dễ bị hạ gục. Cách chiến đấu này đòi hỏi một thời gian để làm quen, nhưng một khi đã làm chủ được thì sẽ rất hữu ích. Nhìn chung, hệ thống chiến đấu của The Witcher hướng người chơi đến sự kiên nhẫn hơn là nhắm mắt nhấp chuột vô nghĩa.
Trong suốt quá trình phiêu lưu trong trò chơi, bạn sẽ học được cách sử dụng hóa chất – Alchemy để tạo ra bình phép và 5 kỹ năng pháp thuật khác nhau giúp nhân vật có thể mạnh lên theo nhiều hướng khác nhau – tất nhiên là đồng hành với nâng cấp kỹ năng chiến đấu. Nhưng không như rất nhiều trò chơi nhập vai khác, bạn sẽ không cần quá quan tâm đến việc lên cấp cho nhân vật và bạn cũng sẽ chẳng bị chìm trong quãng thời gian “cắm mặt” luyện cấp độ để nâng cao khả năng đánh bại đối phương. Bởi đa số các quái vật trong game đều khá dễ đối phó. Đặc biệt, những tên trùm thường bị dễ dàng tiêu diệt nếu bạn thực hiện đúng phương pháp.
Tuy nhiên, không phải phần chiến đấu trong The Witcher không có tính thử thách. Nếu chơi ở độ khó từ Medium trở lên, trò chơi sẽ đòi hỏi bạn phải biết sử dụng linh hoạt các đòn đánh, khả năng di chuyển né đòn kết hợp với cả kỹ năng sử dụng phép thuật và Alchemy. Bởi phần lớn là bạn sẽ phải đối đầu với lượng đối thủ đông hơn mình nhiều lần.
Nhưng phần chiến đấu trong The Witcher không phải là trọng tâm chính bởi, có lẽ nhà sản xuất muốn hướng người chơi đến cốt truyện hơn.
Nhập vai tuyệt vời
Khi quan tâm đến các câu truyện trong The Witcher, bạn sẽ thấy game kết hợp nhiều yếu tố của trò chơi nhập vai truyền thống với một số lựa chọn quyết định. Đoạn hội thoại được đưa ra theo cách cổ diển, với việc bạn trò chuyện với hàng trăm nhân vật phụ của game về nhiều đề tài khác nhau. Các nhân vật phụ chủ chốt thường mang đến những đoạn hội thoại liên quan đến diễn biến chính của câu truyện, và tại một số thời điểm trong game, bạn sẽ phải đưa ra lựa chọn sẽ ảnh hưởng sau này.



Ở đây không phải là cái kiểu lựa chọn thiện – ác, tốt – xấu, và nó cũng chẳng phải là cái kiểu lựa chọn giữa việc giải phóng một người khỏi kiếp nô lệ hay giết anh ta. Thay vào đó, bạn sẽ phải lựa chọn giữa lòng trung thành, hay sự ham muốn về quyền lực, bảo vệ người bạn thân hay một người xa lạ. Đối với một người hâm mộ thể loại nhập vai, cơ chế này đã làm tăng thêm đáng kể chiều sâu của lối chơi, bằng cách cho họ cơ hội để cảm nhận nhiều khía cạnh của câu chuyện bằng nhiều hướng đi khác nhau. Còn với những game thủ bình thường, họ vẫn sẽ cảm nhận được sự khác biệt so với các trò chơi khác.
Ngoài ra, điểm sáng giá của hệ thống lựa chọn còn thể hiện ở quy luật “nhân – quả”. Khi bạn đưa ra một lựa chọn, nó thường không hiện ra ngay kết quả, mà có thì cũng không rõ ràng. Kết quả thực sự của nó ẩn dưới chuỗi sự kiện diễn biến tiếp theo, và khi hiện ra thì cũng đã quá xa thời điểm ra quyết định đó. Vì thế, việc lựa chọn trong game đòi hỏi người chơi phải cân nhắc hơn, hoặc chấp nhận kết quả như một phần tất yếu của cuộc sống.
Thật không may, một trong những điểm hấp dẫn của nhiều trò chơi nhập vai đã không có mặt trong The Witcher. Đó là sự đa dạng của vũ khí. Vì Geralt chuyên dùng kiếm, nên vũ khí chính của ban sẽ là kiếm và rất ít có sự lựa chọn nào khác. Kiếm có khả năng nâng cấp, nhưng bạn sẽ không thể tìm ra hàng trăm kho báu với hàng nghìn vật dụng để tăng sức mạnh cho nó theo kiểu “đập đồ” thường thấy trong thể loại nhập vai.
Để bù đắp, The Witch tạo ra một điểm hấp dẫn khác, rất riêng. Hệ thống phát triển nhân vật của game – dưới góc nhìn của người viết – thật hơn, hợp lý hơn nhiều so với các trò chơi nhập vai khác. Không còn những con số vô hồn chỉ mang tính chất thống kê, mỗi khi đạt cấp độ mới Geralt có thể học thêm được kỹ năng. Những kỹ năng này sẽ bổ sung thêm vào kho kinh nghiệm sống của nhân vật giúp cuộc hành trình đỡ gian lao vất vả hơn. Chẳng hạn, kỹ năng của bảng độ dẻo dai cho bạn nhiều máu hơn hay kỹ năng của bảng trí tuệ mở ra cho bạn khả năng hái lá thuốc hoặc chế tạo bom. Qua đó, Geralt đã tự rèn luyện mình thành một thợ săn hoàn thiện hơn là một nhân vật có các chỉ số “khủng”.

Và cũng thật đáng tiếc là The Witcher vẫn bị dính vào một số điểm cố hữu mà các trò chơi “khai sinh” tại châu Âu thường gặp phải: các lỗi vặt. Bản vá đầu tiên đã sửa hàng tá lỗi xuất hiện trong cốt truyện và lối chơi, nhưng nó chưa sửa những lỗi về bộ nhớ. Trong khi yêu cầu về cấu hình của trò chơi là khá cao nếu đem so sánh lại với engine Aurora cũ, trò chơi trông vẫn rất tuyệt và chơi tốt ngay cả với cấu hình thấp nhất thì vấn đề lớn là thời gian chuyển cảnh quá lâu, khiến nhịp chơi bị ngắt quãng và giảm đi nhiều cảm hứng.
Sản phẩm tinh tế
Lặng lẽ xuất hiện nhưng gây bất ngờ bởi chất lượng tuyệt vời, đó là cảm xúc mà nhiều người nhận thấy khi nhập vai vào nhân vật Geralt trong The Witcher. Đúng là trò chơi vẫn còn một số mặt hạn chế nhỏ, nhưng “trọng lượng” của chúng lại không đáng kể khi so với những điểm cuốn hút khác mà The Witcher mang lại. Trên thực tế, trò chơi còn nhiều ưu điểm khác như đồ họa tuyệt vời, âm thanh ấn tượng, cũng như nhiều bí mật nho nhỏ mà bài viết không nêu ra. Có thể đây không phải là trò chơi dành cho tất cả mọi người, nhưng nếu bạn là một người hâm mộ thể loại game nhập vai và không ngại sự thay đổi, thì The Witcher là sự lựa chọn sáng giá, không thể bỏ qua.

Tech Info.:
||Minimum System Requirements||
OS (Operating System): Microsoft® Windows® XP Service Pack 2, Vista (Operating System must be up to date with the latest fixes)
Processor: Intel Pentium 4 2.4GHz or AMD Athlon 64 +2800
RAM: 1024 MB RAM for Microsoft® Windows® XP / 1536 MB for Microsoft® Windows® Vista
Video: 128 MB Video RAM or greater with DirectX9 Vertex Shader/ Pixel Shader 2.0 support (NVIDIA GeForce 6600 or ATI Radeon 9800 or better)
Free HD Space: 8.5 GB available hard drive space
Sound: DirectX 9.0c compliant soundcard, plus speakers or headphones

*Link down:







Pass: