Tỉ lệ chốt đơn hàng khi bán hàng trên facebook càng cao càng chứng tỏ sự hiệu quả của công việc kinh doanh của bạn đang phát triển Vậy tỉ lệ chốt đơn là gì? Thắc mắc của bạn sẽ được chúng tôi bật mí trong bài viết đưới đây:
Gia tăng tốc độ chia số cho sales

Khách hàng được liên hệ ngay trong vòng 15 phút sau khi để lại contact so với việc tới hôm sau mới được gọi tư vấn, ai cũng thừa hiểu rằng, trường hợp 1 có khả năng chốt đơn dễ dàng hơn.
Vậy làm sao để sales nhận được số sớm nhất có thể khi contact còn “nóng hổi” và khách hàng đang khao khát có được sản phẩm nhất?
Thực tế, nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn sử dụng nhân sự để gom số từ các file google sheet rồi tiếp tục chia cho các sales gọi điện. Việc này rất tốn thời gian và công sức, chưa kể vấn đề sai sót, mất số, tuồn số ra ngoài.
Trong khi đó, các giải pháp, phần mềm công nghệ hiện nay có thể giúp doanh nghiệp tổng hợp số realtime từ nhiều nguồn về một hệ thống lưu trữ duy nhất, chia số tự động ngay khi số về cho các tài khoản sales. Nhân viên sales chỉ cần vào tài khoản của mình trên hệ thống là có thể nhận ngay được contact mới.
Phần mềm quản lý bán hàng Abit giúp phân chia khách hàng tự động cho nhân viên tư vấn tại :

Quy tắc chia số cho sales ảnh hưởng đến tỷ lệ chốt

Doanh nghiệp bạn đang chia số theo quy tắc nào?
Chia đều cho các sales? Sales non cũng như sales cứng đều được nhận số contact như nhau? Điều này sẽ dẫn đến việc: bạn năng lực tốt thì thiếu số, bạn mới vào thì bị quá tải. Khi đó, doanh nghiệp chắc chắn không thể có được con số tỷ lệ chốt “trong mơ”.
Vậy, quy tắc chia số như thế nào sẽ giúp tối ưu tỷ lệ chốt. Tùy vào mỗi doanh nghiệp và quan điểm của nhà quản trị sẽ có cách chia số khác nhau. Có thể tham khảo 1 số quy tắc chia số cùng với ưu điểm và hạn chế của từng quy tắc trong bảng bên dưới (hình 1) để lựa chọn cách chia số phù hợp.
>>> Xem thêm: bán chạy nhất hiện nay

Tối ưu hiệu suất làm việc của sales giúp nâng cao tỷ lệ chốt

Tối ưu hiệu suất làm việc của sales là giúp sales có được contact chất lượng (giảm thiểu số không có nhu cầu, không đúng đối tượng) và tạo động lực để sales liên tục nỗ lực làm việc.
Thứ nhất, để có được contact với tỷ lệ chốt sales cao thì bộ phận marketing phải mang được leads chất lượng về cho sales gọi điện. Muốn làm được điều đó, cần có báo cáo realtime thống kê doanh số và tỷ lệ chốt cho từng chiến dịch quảng cáo, để bộ phận marketing có thể cập nhật liên tục và tối ưu ngân sách theo hiệu quả doanh thu và tỷ lệ chốt (chứ không chỉ tối ưu dựa trên giá contact).
Ví dụ báo cáo MKT trong hình 2 dưới đây, ta có thể thấy chiến dịch “Landingpage Facebook” cho ra doanh số cao nhất và tỷ lệ chốt ở mức cao. Nhờ đó, Marketing có thể đẩy thêm ngân sách vào nguồn quảng cáo này để lấy về “số ngon” cho sales gọi.
Bên cạnh đó, nhà quản trị nên nghe lại được các cuộc ghi âm cuộc gọi để xem cách tiếp cận - cách chào hỏi của sales với khách như thế nào, tỷ lệ sai số, thuê bao ra sao. Việc này vừa giúp kiểm soát chất lượng leads từ marketing mang về, đồng thời nắm bắt được năng lực của sales để lên phương án đào tạo

Thứ hai là phương pháp tạo động lực cho sales một cách liên tục BẰNG CON SỐ. Sales là những con số. Bởi vậy, Sales nên biết được doanh số của mình và thứ hạng trong team thay đổi như thế nào mỗi ngày, sẽ là động lực và mục tiêu để sales cố gắng làm việc (tham khảo hình số 3 bên dưới). Cuối ngày, CEO có thể dựa vào bảng xếp hạng này để trao thưởng nóng cho best seller. Phương pháp này rất trực quan và tạo sự hứng khởi khi mọi người đều thấy được sự “chuyển động” của những con số, giống như việc hồi hộp theo dõi sàn chứng khoán vậy.
Hiện tại có khá nhiều , quản lý đa kênh hỗ trợ các nhà kinh doanh đồng bộ hóa dữ liệu khách hàng từ các kênh khác nhau, chia đơn, theo dõi nhân viên tư vấn,...

Nhắc nhở sales gọi điện để không bỏ lỡ bất cứ cơ hội chốt sales nào

Giám đốc hay các trưởng nhóm không thể luôn ngồi kè kè kiểm tra xem telesales liệu có bỏ sót số nào chưa gọi, số nào máy bận cần gọi lại sau 1-2 tiếng. Với số lượng lớn contact mới nhận mỗi ngày, sales cũng khó có thể nhớ được số nào cần làm gì tiếp theo.
Nhà quản trị cần có “công cụ nhắc việc và thống kê” (tham khảo hình 4) giúp Sales biết được công việc trong ngày mình cần làm gồm:

  • Bao nhiêu số và số nào cần gọi mới
  • Bao nhiêu số và số nào cần gọi lại lần 1 (do lần trước máy bận, thuê bao)
  • Bao nhiêu số và số nào cần gọi lần 2,3,...
  • Bao nhiêu số và số nào cần gọi chăm sóc, check nhận đơn, mời mua tiếp…

Nhờ đó, Sales tự giác làm theo, không cần người kiểm soát và leader dễ dàng kiểm soát được tiến độ hoàn thành công việc của sales đó trong ngày.

Trên đây là 4 bí kíp giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ chốt sales, tối ưu doanh thu và gia tăng lợi nhuận. Bài khá dài và hy vọng sẽ giúp ích cho các anh chị em đang chạy quảng cáo chuyển đổi ra sđt và telesales chốt đơn


Xem thêm chủ đề liên quan: