Bạn đang có ý định nuôi một chú cún xinh xinh đáng yêu. Nhưng mà bạn không biết phải chuẩn bị những gì để chăm sóc cho chú chó của mình. Vậy thì đừng bỏ qua bài viết này nhé, chúng mình sẽ chia sẻ những kinh nghiệm nuôi chó con cho người mới bắt đầu tập tành nuôi. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu kĩ hơn về những kinh nghiệm này nhé.
Nội dung bài viết


1. Lựa chọn giống chó khỏe mạnh, nguồn gốc rõ ràng

Lựa chọn giống chó khỏe mạnh
Chắc chắn khi bắt đầu nuôi thì việc đầu tiên mà bạn phải làm đó chính là chọn giống chó mà bạn thích. Bạn sẽ không thể tùy tiện chọn đại một chú chó mà không biết tình hình sức khỏe hay nguồn gốc ở đâu. Như vậy khi bắt đầu nuôi thì bạn sẽ rất cực, bạn sẽ không thể nào biết được trong người của chú cún có căn bệnh nào đang ủ hay không.
Ngày nay có rất nhiều các giống chó khác nhau như: , Alaska, Poodle…Vì thế mà bạn cần phải chọn những chú chó khỏe mạnh và có nguồn gốc rõ ràng. Những tiêu chí để biết được chó có khỏe mạnh hay không là:
– Tiêu chí 1: Chó có bộ lông mềm mượt, không xơ rối
Việc đánh giá một chú chó có khỏe mạnh hay không thì có rất nhiều các tiêu chí khác nhau. Nhưng tiêu chí đầu tiên là phải xem bộ lông của chúng. Nếu bạn thấy cún có bộ lông mềm mượt, không xơ rối, không mọc ngược thì có lẽ đây sẽ là một chú chó khá khỏe mạnh.
Ngoài ra thì bạn có thể sờ xem lông của chúng có độ đàn hồi hay không. Hãy xem chúng có bị mẩn ngứa, có ve giận hay không. Nếu không thì chú chó của bạn đang khỏe mạnh đó. Hãy xem cả móng vuốt của chúng xem có sưng đau hay không.
– Tiêu chí 2: Các bộ phận trên cơ thể chó không có dấu hiệu lạ
Tiếp theo chúng ta cần phải kiểm tra các bộ phân trên cơ thể của chúng. Hãy nhìn xem mắt của chúng có sáng, trong suốt, không bị loét, không xuất hiện những tia máu đỏ và không bị tổn thương hay không. Con ngươi bình thường sẽ có kết cấu rõ ràng, lòng trắng vừa phải và không bị đục. Chó tiết nước mắt bình thường và thị lực bình thường.
Trong tai không xuất hiện những chất hoặc vảy màu nâu. Nếu xuất hiện những chất này thì có thể chú chó của bạn đang có ve rận hoặc viêm tai.
Răng gọn gàng, không bị sưng tấy, đau hoặc lung lay. Niêm mạc nướu không loét, không có mùi hôi. Lưỡi không sưng và có thể linh hoạt chuyển động. Mũi ướt và mát, niêm mạc mũi không mủ không loét, không bị sung huyết.
– Tiêu chí 3: Nhiệt độ cơ thể, nhịp tim và tim ở mức tiêu chuẩn
Nhiệt độ bình thường của chó là 37,5 – 38,5 độ C. Vào mùa đông hoặc hè sẽ có sự chênh lệch nhẹ về nhiệt độ cơ thể của chúng.
Nhịp thở bình thường là 10 – 30 lần / phút. Nhịp tim của chó sẽ là 70-120 nhịp/phút.

2. Chuẩn bị chỗ ở cho thú cưng

Chuẩn bị chỗ ở cho thú cưng
Sau khi đã chọn cho mình được giống chó mà bạn yêu thích thì việc tiếp theo đó chính là hãy sắp xếp chỗ ở mới cho cún. Trong sổ tay chia sẻ kinh nghiệm nuôi chó con thì đây cũng là điều rất quan trọng mà bạn nên lưu ý nhé.
Khi chuẩn bị đón thú cưng về nhà thì bạn nên sắp xếp chỗ ở sao cho phù hợp với chúng. Cần phải lựa chọn chỗ ở thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông và có chỗ đi vệ sinh thuận tiện cho chúng. Vì chó con rất thích gặm nhấm cho nên bạn cần phải loại bỏ những đồ vật như:

  • Những vật sắc nhọn, dễ vỡ ra lên cao hoặc ra xa khu vực nuôi chó
  • Dây điện để trên cao hoặc phải bọc kỹ càng vì bản năng của loài chó chính là gặm nhấm
  • Để gọn và cất kỹ các sản phẩm tẩy rửa / chất độc hại để tránh cho chúng ăn phải
  • Sử dụng thùng rác cao và nặng để chú chó của bạn không thể với tới và lật đổ
  • Bạn có thể mua hàng rào để quây giữ cún con trong một khoảng không gian dành cho chúng

Ngoài ra thì bạn phải thường xuyên dọn dẹp chỗ ở sao cho sạch sẽ, thơm tho để chú chó sẽ thoải mái hơn và ít bị những bệnh về da hơn.
3. Những vật dụng cần thiết khi bắt đầu nuôi chó

Những vật dụng cần thiết khi bắt đầu nuôi chó
3.1 Nhà, chuồng cho chó

Khi mới bắt đầu nuôi chó con thì chúng có thể sẽ không thể kiểm soát được việc đi vệ sinh. Cho nên rất có khả năng chúng sẽ đi bừa bãi ra nhà nếu bạn không để ý. Vì vậy bạn nên chuẩn bị cho chúng một chiếc chuồng và nhốt chúng vào đó. Vì bản năng của loài chó chính là không đi bậy ra chỗ ở của mình. Khi mua chuồng nên cân nhắc kĩ về kích thước vì chó lớn rất nhanh. Phải đảm bảo khi lớn chúng vẫn có thể đứng và nằm thoải mái.
Khi chuẩn bị chuồn cho chó thì nên chuẩn bị những chiếc nệm để cún có thể nằm lên. Vì khi mới về nhà chó con còn lạ lẫm, sợ hãi và bạn hãy chuẩn bị chỗ ở thật ấm áp, thoải mái, yên tĩnh.
3.2 Bát đựng thức ăn

Tiếp theo mình sẽ chia sẻ một kinh nghiệm nuôi chó con cũng rất quan trọng. Đó chính là bạn phải chuẩn bị những chiếc bát ăn cho chúng. Bạn có thể mua 2 chiếc bát đôi, một chiếc đựng thức ăn và một chiếc đựng nước uống. Hoặc bạn có thể chuẩn bị những chiếc bát xinh xắn và dễ thương để chú chó thấy thích thú hơn khi thưởng thức bữa ăn. Sau mỗi bữa ăn thì bạn nên rửa sạch và để bát thật khô ráo nhé. Bên cạnh đó thì nước uống cũng phải thay liên tục.
3.3 Bảng tên, dây dắt cho chó

Một vật dụng không thể thiếu khi bắt đầu nuôi chó đó chính là dây dắt và bảng tên. Những người xung quanh sẽ nhận biết được tên của chú chó thông qua bảng tên. Một bảng tên với đầy đủ các thông tin như địa chỉ, số điện thoại, tên là điều rất cần thiết. Nếu như không may chó đi lạc thì người nhặt được cũng có thông tin để liên lạc với bạn.
Mỗi khi ra ngoài chơi để tránh việc chó chạy lung tung thì việc cho chúng một chiếc dây dắt và vô cùng thiết yếu. Bạn có thể dễ dàng kiểm soát chúng chạy lung tung, gặm cắn đồ bừa bãi…Sử dụng vòng cổ bằng da, vải, thép không rỉ…Vì đây đều là những chất liệu an toàn, không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của chó.
3.4 Rọ mõm

Vật dụng tiếp theo mà bạn phải chuẩn bị cho chú chó của mình đó chính là rọ mõm. Kể cả khi chúng còn nhỏ thì bạn cũng nên sắm ngay cho chúng. Vì mỗi khi ra ngoài phòng trường hợp chúng sẽ ăn bậy và sủa người linh tinh. Nên chuẩn bị những chiếc rọ mõm phù hợp với kích thước và giống chó mà bạn nuôi.