. Chính phủ Trung Quốc mới đây đã yêu cầu các cơ quan chức năng thúc đẩy những cơ chế mới, nhằm đảm bảo nguồn cung đất hiếm, trong bối cảnh tài nguyên này ngày càng trở thành quân bài có giá trị trong cuộc cạnh tranh địa chiến lược với Mỹ và phương Tây.

Căng thẳng Mỹ Trung, Cạnh tranh đất hiếm Mỹ-Trung ngày càng gay gắt.
Các chuyên gia cho biết trong tình hình đang leo thang, chiến lược trên của Trung Quốc có thể cũng giống với Mỹ, khi nhiều cơ quan như bộ thương mại, bộ năng lượng, bộ ngoại giao, chính quyền liên bang lẫn tiểu bang đều tham gia vào công việc tìm kiếm, khai thác, xử lý và phân phối đất hiếm.
Chiến lược mới của Trung Quốc đưa ra dựa trên sự phân tích của 3 chuyên gia là giáo sư Vũ Hoành Viễn và nghiên cứu sinh Quan Lung Thành từ trường chính sách công Thượng Hải, cùng với ông Mã Triết từ học viện khoa học khoa học chính trị Trung Quốc. Phân tích cho thấy, kinh tế thế giới đang ngày càng dịch chuyển sang dùng năng lượng sạch, cũng như đi vào chiều sâu khoa học kỹ thuật, vì vậy đất hiếm càng có giá trị, có thể xem như 1 quân bài nặng ký trên trường quốc tế.
Với mục tiêu trung hòa lượng khí thải carbon về 0 vào năm 2050, từ giờ đến năm 2040, đất hiếm tiêu thụ trên thế giới sẽ tăng khoảng 6 lần. Các siêu cường sẽ cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Do đó, Trung Quốc cần mở rộng các nguồn cung trên toàn cầu, đặc biệt từ châu Phi và Nam Mỹ. Điều này đang gặp phải sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ Mỹ, khi Washington xem độc lập về đất hiếm là ưu tiên hàng đầu.
Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ Trung tăng cao có thể sắp tới, Mỹ sẽ cấm xuất khẩu các công nghệ liên quan đến chế biến đất hiếm tới Trung Quốc, điều này sẽ gây khó khăn cho ngành khai khoáng của đất nước tỷ dân. Ba chuyên gia ở trên nhận xét thêm, cạnh tranh Mỹ-Trung về đất hiếm đang ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt, tuy nhiên trong tương lai gần, 2 bên khó có thể tách rời hẳn khỏi nhau.
Nguồn bài viết:
Tags: Căng thẳng Mỹ Trung, tin tức thế giới, thời sự quốc tế,