Trong thời đại thống trị của truyện tranh Nhật Bản, có một thể loại truyện tranh cũng đã tạo ra những làn sóng hâm mộ trên toàn thế giới. Đó là truyện tranh võ thuật Hồng Kông. Vào ngày 29 tháng 6 năm 2007, chủ nhân của Giải thưởng Manga Quốc tế là hoạ sĩ 43 tuổi người Hồng Kông Lý Chí Thanh. Một hoạ sĩ Hồng Kông khác là Kai cũng giành 1 trong 3 vị trí cao nhất
.
Năm 2008, phiên bản hoạt hình phóng tác từ bộ truyện tranh nổi tiếng "Phong Vân" của Mã Vĩnh Thành đã ra mắt. Phim có tên “Phong Vân Quyết” được coi như bộ phim hoạt hình đầu tiên được làm theo phong cách truyện tranh võ thuật Hồng Kông.
Trong lúc thị trường truyện tranh Hồng Kông dường như đang trên đà phát triển, thì thực tế là nó đã xuống dốc một cách tồi tệ từ 10 năm trở lại đây. Rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi: Thị trường truyện tranh Hồng Kông rồi sẽ đi về đâu.
Truyện tranh võ thuật Hồng Kông, còn được biết dưới tên manhua võ thuật, mang lại cho người đọc kiến thức về hằng hà sa số những môn phái võ, từ thần thoại, lịch sử cho tới võ thuật hiện đại (như "Long Hổ Môn"). Lần đầu ra mắt độc giả, truyện tranh Hồng Kông đem lại đột phá trong phong cách và kỹ thuật kể chuyện, thổi một làn gió mới vào thị trường truyện tranh đang bị Nhật Bản thống trị
. Fans Trung Quốc đặc biệt ủng hộ những bộ truyện kiếm hiệp này, bởi vì nó một phần dựa trên văn hóa của chính họ.
Nói đến những biểu tượng của truyện tranh Hồng Kông không thể không nhắc đến hai cái tên: Hoàng Dục Long và Mã Vĩnh Thành. Hoàng Dục Long được coi là “bố già” của nền truyện tranh Hồng Kông, tương đương với Osamu Tezuka của truyện tranh Nhật Bản. Sinh năm 1950, Hoàng Dục Long bắt đầu sáng tác từ tuổi 13. Vượt qua rất nhiều thất bại, người họa sĩ trẻ đã tạo ra một tiếng vang lớn với tác phẩm năm 1969 “Tiểu Lưu Manh” (sau được đổi tên thành "Long Hổ Môn"). Ấn phẩm đầu tiên của truyện đã bán được 7.000 bản.
Ở tuổi 18, Hoàng Dục Long đã đem lại sức sống mới cho thị trường truyện tranh Hồng Kông ảm đạm. Năm 1987, những tác phẩm của Hoàng Dục Long chiếm 80% thị phần truyện tranh Hồng Kông.
Mã Vĩnh Thành, học trò của Hoàng Dục Long, cũng góp phần lớn định hình truyện tranh kiếm hiệp. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông, “Trung Hoa Anh Hùng”, được đánh giá ngang hàng với tác phẩm huyền thoại “Long Hổ Môn”. Ở cao điểm, bộ truyện đã bán được hơn 200.000 bản.
Sau đó Hoàng Dục Long và Mã Vĩnh Thành đã sáng lập ra Jade Dynasty và Jonesky (Tianxia), hai công ty sản xuất truyện tranh lớn nhất Hồng Kông. Với đội ngũ nhân tài đông đảo, tình hình kinh tế phát triển và sự nổi tiếng của Lý Tiểu Long, truyện tranh Hồng Kông đã đạt đến thời hoàng kim vào những năm 80
.
Truyện tranh kiếm hiệp Hồng Kông cũng góp phần định hình Hồng Kông, và cao hơn là một phần văn hóa truyện tranh Trung Quốc. Một trong những cốt truyện tiêu biểu thời gian ấy chính là đặt nhân vật chính diện người Trung Quốc chiến đấu với nhân vật phản diện đến từ Nhật Bản. Trong khi rất nhiều người tin tưởng rằng Trung Quốc cuối cùng đã tìm được vị trí của mình trong thế giới truyện tranh, thì vẫn có ý kiến cho rằng truyện tranh Hồng Kông chịu ảnh hưởng sâu sắc từ truyện tranh Nhật Bản.
Tuy nhiên, trong lúc những fan hâm mộ tại Trung Quốc hân hoan với thể loại truyện tranh kiếm hiệp mới của “gà nhà”, thì một số lại hồ nghi rằng “Không biết đã đến lúc vui mừng?”. Thời gian trôi qua, nhiều người có thể rõ ràng nhận ra truyện tranh Hồng Kông không có một đề tài nào khác ngoài võ thuật. Một vài nhà xuất bản bắt đầu đặt ra câu hỏi: “Liệu truyện tranh Hồng Kông có gì khác ngoài võ thuật hay không?”
Mặc dù những đề tài khác rõ ràng là có tồn tại, nhưng chúng nếu không quá mờ nhạt thì cũng quá cũ để có thể đạt đến tầm ảnh hưởng. Thêm vào đó, nét vẽ và thiết kế nhân vật trong truyện tranh kiếm hiệp đang ngày càng trở nên giống nhau. Nhân vật chính nào cũng “đô con”, đẹp trai và cực kỳ may mắn, có thể xoay chuyển tình thế trong bất cứ hoàn cảnh nào, trong khi những kẻ xấu thì hoàn toàn là hiện thân của cái ác
.
Đây chính là lý do tại sao truyện tranh Hồng Kông ngày càng trở nên mờ nhạt so với truyện tranh Nhật Bản. Manga bao trùm rất nhiều thể loại và đề tài, hướng tới lượng độc giả phong phú từ trẻ em cho tới người già. Không chỉ có vô số nhân vật với tạo hình mới lạ, khác nhau, mỗi họa sĩ manga còn có dấu ấn phong cách riêng. Văn hóa Nhật Bản thấm đẫm qua mỗi trang truyện.
Vào giữa những năm 90, truyện tranh Hồng Kông bắt đầu xuống dốc. Hệ quả là thế hệ những hoạ sĩ trẻ lớn lên cùng truyện tranh Nhật Bản bắt đầu thử nghiệm những thể loại và kỹ thuật mới. Người hâm mộ, cũng như những chuyên gia trong ngành đều đặt ra câu hỏi tại sao truyện tranh Hồng Kông chỉ có võ thuật, trong khi truyện tranh Nhật Bản phong phú đến vậy?
Đương nhiên truyện tranh kiếm hiệp vẫn có lượng fan "ruột" nhất định. Nhưng nếu muốn thị trường truyện tranh phát triển thì những họa sĩ Hồng Kông rất cần bắt đầu tìm tòi cái mới.
(Theo kenh14)Xem thêm chủ đề liên quan:
- Giới thiệu chung về Anime (Hoạt hình Nhật Bản) (05/07/2008)
- [A/M] Teen Nga tự tử sau khi nhân vật ưa thích trong Naruto chết (12/12/2012)
- Chuyện về cuộc sống đi ra từ truyện tranh... (07/06/2009)
- [Manga/Horrors] Kiseijuu – Truyện tranh kinh dị về sinh vật ăn thịt người (28/04/2014)
- Truyện tranh Hồng Kông có gì ngoài võ thuật? (07/01/2009)
- Tự lắp ráp “Chong chóng tre” cho riêng bạn! (05/08/2012)
- Attack on titan- anime bá đạo nhật bản (20/09/2018)
- [A/M] Kaworu Watashiya: Manga Kodomo no Jikan sắp kết thúc (14/12/2012)
- Điểm mặt những truyện tranh hot mới cập nhật hiện nay (14/05/2014)
- Thuật ngữ manga (15/10/2008)