để tui bổ xung nhé :06: :
I-PHE THỤC :
1/Lưu Bị ( tự Huyền Đức ):
Hán Chiêu Liệt Đế Lưu Bị (161-223) là người đã xây dựng nước Thục Hán thời Tam Quốc.Lưu Bị tự là Huyền Đức, ông là con cháu đời sau của Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng, con Hán Cảnh đế. Ông thích kết giao với người hào kiệt, cùng Quan Vũ, Trương Phi đối xử với nhau rất tốt. Ông nhờ tham gia trấn áp khởi nghĩa quân Khăn vàng mà nổi lên, từng theo Công Tôn Toản tham gia quân Quan Đông đánh Đổng Trác.
Lưu Bị trong thời gian trước khi gặp Khổng Minh thì phải đi nương nhờ nhiều người. Trong đó có Công Tôn Toản, Đào Khiêm, Viên Thiệu và cả Tào Tháo.
Năm 207, Gia Cát Lượng cùng Lưu Bị bàn về tình hình thiên hạ, kiến nghị Lưu Bị liên kết với Tôn Quyền ở Ích Châu, và chống họ Tào. Từ đó lấy Kinh Châu, Lưu Bị coi cuộc đối thoại đó là tư tưởng chiến lược thống nhất thiên hạ.
Sau này để củng củng cố mối quan hệ Thục-Ngô, Tôn Quyền gả em gái của mình là Tôn Thượng Hương cho Lưu Bị.
Năm 219, quân Lưu Bị chiếm được Hán Trung, giết được Hạ Hầu Uyên, và tự xưng là Hán Trung Vương. Ông phong Ngũ Hổ Tướng gồm có: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung.
Năm 222, ông bị bệnh mất ở thành Bạch Đế , thọ 62 tuổi. Ông được truy tôn là Hán Chiêu Liệt đế. Con trưởng là Lưu Thiện ( tức A Đẩu ) lên kế vị, tức là Hán Hậu Chủ.
Lưu Bị là một nhà lãnh đạo có sức hút và rất giỏi thu phục lòng người. Ông có trong tay khá nhiều nhân tài, nhưng lại là một tướng lĩnh rất kém. Lưu Bị nổi tiếng là “tướng thua luôn”. Quả thật trận nào do Lưu Bị cầm quân là chắc chắn thua, cho dù ít hay nhiều quân. Trong trận đánh cuối cùng của ông, mặc dù quân Thục đông hơn quân Ngô nhiều, Lưu Bị đã bị Lục Tốn đánh bại, nướng sạch toàn bộ quân sĩ trong nước.
2/Gia Cát Lượng ( tự Khổng Minh, còn gọi là Ngoạ Long hay Phục Long ):
Gia Cát Lượng (181–234) là vị quân sư và đại thần của nước Thục thời hậu Hán. Ông là một chính trị gia, nhà quân sự, học giả, kỹ sư lỗi lạc.
Gia Cát Lượng, tự là Khổng Minh. Ông mồ côi từ bé, thuở trẻ thường tự ví tài mình như Quản Trọng, Nhạc Nghị. Sau tị nạn sang Kinh Châu rồi đến ở đất Nam Dương thuộc vùng Long Trung, chỗ ở có trái núi Ngọa Long cương, nhân thế tự gọi là Ngọa Long tiên sinh, tự mình cày ruộng, thích làm ca từ theo khúc “Lương Phủ Ngâm“.
Lưu Bị 3 lần thân đến Long Trung mời Khổng Minh ra giúp, tôn ông làm quân sư. Lúc bấy giờ là năm 208, Lưu Bị 47 tuổi, Gia Cát Lượng chỉ mới 27 tuổi.
Rất nhều chiến công hiển hách của nhà Thục nhờ mưu lược của Gia Cát Lượng có thể điểm qua như:
- Trận Đồi Bác Vọng
- Trận Tân Dã
- Trận Xích Bích và việc đoạt 10 vạn mũi tên của Thào Táo
- Khổng Minh cầu gió giúp Chu Du
- Dùng mưu bắt Trương Nhiệm
- 7 lần bắt Mạnh Hoạch
- Thu phục Khương Duy
- Dùng không thành kế đuổi Tư Mã Ý
Năm 234, do khó nhọc mà Gia Cát Lượng sinh bệnh rồi mất, lúc bấy giờ ông mới 54 tuổi, được phong tặng là Trung Vũ Hầu đời thường gọi là Gia Cát Vũ Hầu. Ông mất mà vẫn không trung hưng được nhà Hán, nước vẫn ở thế chân vạc chia ba. Ba mươi năm sau khi ông mất, Lưu Thiện đầu hàng nước Ngụy, nước Thục bị diệt vong.
Suốt hai đời vua là Lưu Bị và Lưu Thiện, mọi việc chính trị, quân sự và kinh tế ở Thục đều do một tay Khổng Minh chủ trương và thi hành. Ông giỏi về binh thư binh pháp, có tài về nội trị, ngoại giao, được xem là văn võ kiêm toàn, tài đức lưỡng bị… nên được hậu thế gọi là “vạn đại quân sư”, coi là một tấm gương sáng cho muôn thuở.
3/Quan Vũ ( tự Vân Trường, em kết nghĩa thứ 2 của Lưu Bị, 1 trong Ngũ Hổ Tướng ) :
Quan Vũ (162-219), tự Vân Trường cũng được gọi là Quan Công. Ông là một vị tướng quân đội thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Hoa. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục, với Lưu Bị là vị hoàng đế đầu tiên.
Quan Công bị tướng Ngô là Lã Mông dùng kế “bạch y độ giang” lừa lấy Kinh Châu, không được tiếp viện và bị bắt sống ở phía bắc Mạch Thành (ở phía đông nam của Đương Dương, Hồ Bắc ngày nay). Tôn Quyền dụ hàng ông không được nên đã giết Quan Vũ. Khi chết ông 58 tuổi.
Ông cũng được thờ cúng ở nhiều nơi với tượng mặt đỏ, râu dài, tay cầm cây thanh long đao, cưỡi ngựa Xích Thố. Tương truyền thanh long đao của ông nặng 82 cân (khoảng 18 kg ngày nay). Trong khi dân gian xem ông như một biểu tượng của tính hào hiệp, trượng nghĩa thì các nhà sử học cũng phê phán ông về các tính kiêu căng, ngạo mạn.
4/Trương Phi ( tự Dực Đức, em kết nghĩa thứ 3 của Lưu Bị, 1 trong Ngũ Hổ Tuớng ) :
Trương Phi (?-221) là một danh tướng của nước Thục thời Tam Quốc. Ông đã cùng với Lưu Bị và Quan Vũ kết bái làm huynh đệ trong vườn đào. Ông là em út trong ba người.
Trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Trương Phi tự là Dực Đức, quê ở Trác Quận nước Yên. Ông đã theo phò Lưu Bị từ thuở kết nghĩa vườn đào.
Ông là một người rất khẳng khái, bộc trực và rất nóng nảy. Ông đã đóng góp rất nhiều cho sự ra đời của nước Thục. Ông nổi tiếng với võ nghệ siêu phàm cùng với sự dũng cảm coi thường cái chết. Ông thật sự là nỗi khiếp đảm của quân thù. Như trận đánh cầu Trường Bản, ông đã quát mấy tiếng khiến Tào Tháo hoảng sợ mà lui quân. Khi ấy ông chỉ có vài mươi kị sĩ còn Tào Tháo có trăm vạn hùng binh.
Ngoài ra, có thể nói ông là một trong 2 tướng có thể đấu ngang ngửa với Lã Bố cùng với Hứa Chử. Trong trận Hổ Lao, ông đã đấu với Lã Bố hơn 150 hiệp bất phân thắng bại để cứu Công Tôn Toản. Tổng cộng ông đã đấu với Lã Bố 4 trận, tất cả gần 500 hiệp và đều bất phân thắng bại.
Cũng chính vì tính nóng nảy của mình mà ông đã chuốc họa sát thân. Do nôn nóng báo thù cho anh là Quan Vũ bị quân Đông Ngô hại nên ông thường đánh đập quân sĩ. Trong đó có hai tên hạ quan dưới trướng là Trương Đạt và Phạm Cương, chúng đã âm thầm sát hại ông vì lo sợ bị ông chém đầu vì ko hoàn thành quân lệnh ông giao là phải lo quân trang cờ xí màu trắng cho toàn quân của ông mặc để tang anh là Quan Vũ trong cuộc tấn công báo thù quân Đông Ngô. Đêm đó ông say rượu và bị sát hại. Ông mất ở tuổi 55.
Truơng Phi trong con mắt nhiều người là 1 vị tướng có vẻ như hữu dũng vô mưu nhưng hoàn toàn ko phải như vậy. Ông cũng là 1 tướng có mưu lược dù nó ko nổi bật như tài năng võ nghệ của mình.
5/Triệu Vân ( tự Tử Long, 1 trong Ngũ Hổ Tuớng ) :
Triệu Vân (168-229), tự là Tử Long, là một vị tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Hoa. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục, với Lưu Bị là vị hoàng đế đầu tiên. Ông được phong chức Hổ uy Tướng quân và đứng thứ ba trong Ngũ Hổ Tướng của nhà Thục
Triệu Vân cao khoảng 1,92 m (6,3 bộ), mày rậm mắt to, uy phong lẫm liệt, giỏi võ nghệ và có tài thao lược. Ông theo về với Công Tôn Toản trong một lần cứu Công Tôn Toản thoát chết. Sau đó, Triệu Vân được xếp dưới quyền trực thuộc của Lưu Bị, người mà khi ấy chỉ là bộ tướng của Công Tôn Toản, giữ chức Phiêu kỵ tướng quân. Lưu Bị có vài nghìn kỵ binh, và Triệu Vân được điều đến trong hàng ngũ này. Từ đó ông quan hệ rất gắn bó với Lưu Bị. Lưu Bị phái Triệu Vân bí mật tuyển mộ thêm quân để tăng cường cho đội quân trực thuộc của mình. Kể từ đây Triệu Vân chính thức bỏ Công Tôn Toản theo phò Lưu Bị.
Năm 208, Lưu Bị giao tranh với Tào Tháo thất bại và bị đuổi chạy qua Trường Bản. Trong trận Trường Bản thì Triệu Vân đã liều mạng sống bảo vệ gia quyến Lưu Bị, cứu được con trai Lưu Bị là Lưu Thiện (A Đẩu), tạo nên điển tích Triệu Tử Long một ngựa cứu ấu chúa nổi tiếng đến ngày nay.Năm 229, Triệu Vân bị bệnh mất ở Hán Trung, quân sĩ nước Thục vô cùng nuối tiếc. Ông được Lưu Thiện truy phong làm “Thuận Bình hầu” năm 261.
Được biết đến như một chiến binh vĩ đại, Triệu Vân hội tụ đủ các bản chất của những anh hùng trong thời đại ông. Mặc dù Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung chỉ đặc biệt miêu tả Triệu Vân võ công cao cường, thực ra ông còn đáng được ngưỡng mộ bởi tài thao lược khôn khéo, lòng trung thành tận tụy và tính cách thẳng thắn, sự dũng cảm phi thường. Chính Triệu Vân đã dám đứng ra can gián Lưu Bị tiến đánh Đông Ngô để trả thù bằng những lý do sáng suốt.
6/Mã Siêu ( tự Mạnh Khởi, 1 trong Ngũ Hổ Tuớng ):
Mã Siêu (176-223), tự Mạnh Khởi, là một vị tướng của phe Thục Hán sống vào cuối đời nhà Hán. Ông có biệt danh là “Cẩm Mã Siêu” (tức Mã Siêu tráng lệ) nhờ khả năng chiến trận và bộ áo giáp của ông. Ông là một trong ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán.
Mã Siêu sinh năm 176 tại Lũng Môn. Ông là con trưởng của Mã Đằng, thứ sử Tây Lương. Mã Siêu được miêu tả trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung là mặt đẹp như ngọc, mắt sáng như sao, mình hổ tay vượn, bụng beo lưng sói, lúc ra trận mình mặc hổ phù, tay cầm trường thương, oai phong lẫm liệt vô cùng.
Năm 211, Tào Tháo lấy danh nghĩa thiên tử triệu Mã Đằng về triều. Mã Đằng bèn tìm kế phản Tào Tháo nhưng kế hoạch bại lộ, Mã Đằng và 2 con Mã Hưu, Mã Thiết bị Tào Tháo giết. Mã Đại là cháu Mã Đằng trốn về được báo cho Mã Siêu. Mã Siêu tức giận hợp cùng Hàn Toại và bộ tướng là Bàng Đức kéo 20 vạn quân báo thù cho cha.Tào Tháo thực hiện kế phản gián, khiến Mã Siêu đánh Hàn Toại. Nhân lúc quân Tây Lương rối loạn, Tào Tháo phản công, đánh bại Mã Siêu. Mã Siêu cùng Bàng Đức, Mã Đại mở vòng vây chạy thoát.
Năm 214, Mã Siêu nhận lệnh của Trương Lỗ tiến đánh ải Hà Manh để cứu viện cho Lưu Chương đang bị Lưu Bị tấn công. Mã Siêu đến Hà Manh quan, đánh nhau một trận kinh hồn với Trương Phi, sau Lưu Bị nhờ Lý Khôi theo kế Khổng Minh đến dụ hàng Mã Siêu. Mã Siêu liền bằng lòng qui thuận, Lưu Bị đích thân đi đón rước, đãi vào bậc thượng tân. Cuối cùng, Mã siêu đem quân đến Thành Đô, bảo Lưu Chương ra hàng, Lưu Bị chiếm được Ích Châu, phong Mã Siêu làm Bình Tây tướng quân thống lĩnh toàn bộ kị binh.
Năm 222, Mã Siêu bệnh mất, hưởng thọ 46 tuổi
7/Hoàng Trung ( tự Hán Thăng, 1 trong Ngũ Hổ Tuớng ):
Hoàng Trung (148-220), là một vị tướng quân đội thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Hoa. Hoàng Trung được miêu tả là một lão tướng đã gần 60 tuổi nhưng sức địch muôn người, đã lập nhiều công lao cho Lưu Bị và là một trong Ngũ hổ tướng của quân Thục.
Ông tự Hán Thăng, sinh năm 148, quê ở Nam Dương. Lúc đầu ông theo Lưu Biểu, cùng với Lưu Bàn trấn thủ Trường Sa; về sau theo Hàn Huyền. Khi Lưu Bị đem quân đến lấy Kinh Châu, sai Quan Vũ đánh Trường Sa, chiếm được Trường Sa và tha không giết Hoàng Trung. Từ đó, Hoàng Trung theo về với Lưu Bị.
Năm 217, Lưu Bị và Tào Tháo đánh nhau tại Hán Trung, Hoàng Trung chém chết Hạ Hầu Uyên, tướng tâm phúc của Tào Tháo tại núi Định Quân.
Năm 222, Lưu Bị dẫn 70 vạn đại quân đánh Đông Ngô để báo thù cho Quan Vũ, Trương Phi. 2 người con trai của Quan Vũ và Trương Phi là Quan Hưng và Trương Bào liên tiếp lập công nên Lưu Bị khen ngợi và bảo các tướng theo mình từ trước nay đã già cả hết, không còn làm được gì. Hoàng Trung nghe thế tức giận liền dẫn quân đến Di Lăng nghênh chiến quân Ngô. Hoàng Trung gặp Phan Chương, chém chết tướng Phan Chương là Sư Tịch, Phan Chương chống cự không nổi bỏ chạy. Hoàng Trung rượt theo, không ngờ bị Phan Chương bắn một mũi tên, Hoàng Trung né khỏi, rồi lại rượt theo nữa.Rượt được chừng vài dặm, xảy có tiếng chiêng trống nổi dậy, hai đạo binh mai phục ào tới, một phía là Chu Thái, một phía là Hàn Đương xông ra một lượt. Phía trước Phan Chương phủ vây Hoàng Trung vào giữa. Ông cố sức chống cự lại tiếp tục bị trúng tên, may nhờ có Quan Hưng, Trương Bào đến cứu.
Lưu Bị nghe tin Hoàng Trung trọng thương thì đến thăm và nhận lỗi. Hoàng Trung bảo mình đã già, có chết cũng vừa, xin Lưu Bị bảo trọng long thể để chiếm Trung Nguyên. Đến nửa đêm, Hoàng Trung tắt thở. Lưu Bị đau buồn, sai đưa về Thành Đô chôn cất tử tế. Ông qua đời ở tuổi 72.
8/ Bàng Thống ( tự Sỹ Nguyên, hay còn gọi là Phụng Sồ):
Bàng Thống (178-213), đạo hiệu Phượng Sồ tiên sinh, là quân sư nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa, sống vào cuối thời nhà Hán, đầu thời Tam quốc, thường được người đời sau so sánh là tài năng ngang với Khổng Minh, người sống cùng thời với ông.
La Quán Trung miêu tả Bàng Thống trong Tam quốc diễn nghĩa là “người mày rậm, mũi gồ, mặt đen, râuhình dung xấu xí”. Tư Mã Đức Tháo nhận xét về Bàng Thống như sau: “Nếu được một trong hai người Ngọa Long (tức, Khổng Minh) hoặc Phụng Sồ (tức Bàng Thống) thì có thể định hưng được thiên hạ“.
Lúc đầu, Bàng Thống ở Giang Nam theo Tôn Quyền, trong trận Xích Bích từng theo kế phản gián của Chu Du hiến kế cho Tào Tháo dùng xích sắt ghép các thuyền lại thành một cụm để tránh cho quân sĩ say sóng nhưng thực chất là để dùng kế hỏa công. Nhờ Bàng Thống mà khi Chu Du sử dụng hỏa công, thuyền của Tào Tháo tập trung lại thành một cụm nên không chạy thoát được, cháy rụi hết. Sau khi Chu Du mất, Lỗ Túc tiến cử Bàng Thống cho Tôn Quyền nhưng ông không được Tôn Quyền trọng dụng nên đến Kinh Châu theo Lưu Bị.
Năm 212, Lưu Chương, thứ sử Ích Châu bị Trương Lỗ từ Hán Trung uy hiếp nên mời Lưu Bị đem quân từ Kinh Châu đến cứu. Bàng Thống với vai trò là quân sư cùng Lưu Bị dẫn 5 vạn quân vào Tây Xuyên.Để đánh chiếm Lạc Thành, quân Kinh Châu chia làm hai đường. Bàng Thống cùng Ngụy Diên làm tiên phong tiến theo con đường nhỏ phía Nam, Lưu Bị theo con đường lớn phía Bắc. Tuy nhiên, Bàng Thống vì chủ quan khinh địch nên lọt vào trận mai phục của Trương Nhiệm, tướng Tây Thục nên cả người lẫn ngựa chết dưới chân gò Lạc Phượng.
Ông chết năm 35 tuổi. Người đời sau theo chuyện đó cho rằng Bàng Thống vì ganh tị với Khổng Minh nên mất sớm, nếu Bàng Thống còn sống thì Lưu Bị có thể đã thống nhất được thiên hạ.
9/Ngụy Diên( tự Văn Trường ) :
Ngụy Diên(175-234) là một tướng của Thục Hán trong thời kỳ Tam Quốc của lịch sử Trung Hoa.
Theo Tam Quốc Diễn Nghĩa, Ngụy Diên ban đầu là một viên tướng có chức vụ trung bình của Lưu Biểu.
Ngụy Diên đã đầu hàng và theo phò Lưu Bị sau khi Lưu Bị chiếm được Trường Sa khoảng năm 209.
Theo Tam Quốc Diễn Nghĩa, Ngụy Diên còn là một tướng thường mang lòng phản trắc, phản chủ cầu vinh. Lúc Gia Cát Lượng qua đời, Ngụy Diên tạo phản nhưng đã bị Mã Đại và Trương Vĩ giết chết theo kế của Gia Cát Lượng trước khi mất đã truyền cho.
Theo nhiều ý kiến thì Gia Cát Lượng có thành kiến không tốt với Ngụy Diên nên thường hay đem lòng nghi ngờ lòng trung thành của ông. Dù có lần Ngụy Diên hiến kế hay nhưng Gia Cát Lượng vì thành kiến cá nhân nên không nghe theo. Kết quả thực tế cho thấy 6 lần Gia Cát Lượng ra Kỳ Sơn không theo kế của ông lần nào và đều không thành công.
10/Quan Bình ( con nuôi Quang Vũ ) :
Quan Bình ( ?-219) là vị tướng của Thục Hán sống vào cuối đời Hán, đầu đời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa. Quan Bình chỉ là con nuôi của Quan Vũ.Thân phụ của ông là Quan Định, một người dân thường. Năm 200, Quan Vũ sau khi qua 5 ải, chém 6 tướng đến Hà Bắc tìm Lưu Bị thì ghé qua nhà Quan Định. Quan Định bèn xin Quan Vũ nhận Quan Bình theo. Quan Vũ chưa có con nên nhận. Khi đó, Quan Bình mới 18 tuổi.
Năm 219, Ngô đánh úp Kinh Châu, Từ Hoảng kéo quân đến giải vây Phàn Thành đánh bại Quan Bình, khiến Quan Vũ phải kéo về Kinh Châu tuy nhiên Kinh Châu đã mất nên đến ở tạm Mạch Thành.
Quan Vũ và Quan Bình trên đường chạy về Tây Xuyên bị quân Ngô bắt được, cả 2 cha con đều bị hành hình. Quan Bình mất năm 219, khi mất ông khoảng 29 tuổi.
11/ Trương Tịnh Thái ( con gái Trương Phi ) :
Trương Tịnh Thái là con gái của Trương Phi.
Trương Phi lấy con gái của Hạ Hầu Uyên làm vợ, khi cô bị quân của Trương Phi bắt được trong một lần vào rừng kiếm củi. Họ có 2 con gái. Con gái lớn trở thành hoàng hậu Thục Hán sau khi cưới Lưu Thiện với Gia Cát Lượng làm ông mai. Sau khi con gái lớn của Trương Phi mất vì bệnh, Gia Cát Lượng lại một lần nữa làm mai để cưới con gái nhỏ của Trương Phi cho Lưu Thiện. Cô em nối tiếp cô chị làm hoàng hậu nước Thục.
12/ Hoàng Nguyệt Anh ( vợ Gia Cát Lượng ) :
Hoàng Nguyệt Anh là vợ của Khổng Minh Gia Cát Lượng. Tương truyền bà là một người phụ nữ không xinh đẹp nhưng rất có tài và giúp đỡ rất nhiều cho Khổng Minh.
Thủa nhỏ Gia Cát Lượng say mê đọc sách, ông đi khắp nơi để tìm sách đọc. Nghe nói ở Ngọa Long cương có viên ngoại họ Hoàng bụng chứa đầy theo lược, trong nhà giữ rất nhiều sách cổ kim kỳ lạ, và từ xưa đến nay chưa hề truyền ra ngoài.
muốn gần gũi với Hoàng viên ngoại, nên Gia Cát Lượng mới dời nhà đến Ngọa Long cương này. Hoàng viên ngọai có bầy ngỗng, mỗi ngày ông chăn ngỗng bên bờ sông dưới Ngọa Long cương. Gia Cát Lượng bèn dựng một nhà tranh ở dưới Ngọa Long cương. Ban ngày ông trồng trỉa, ban đêm đọc sách, có lúc ông bàn luận chuyện cổ kim với Hoàng viên ngoại khi ông tới chăn ngỗng. Hai người rất tâm đầu ý hợp, nhưng Gia Cát Lượng vẫn chưa đề cập đến chuyện mượn sách. Hoàng viên ngoại chú ý tới người trai trẻ đa tài này, và lo xa khi về già không có người nối dõi. Ông bèn nhờ người mai mối, đem con gái mình hứa gả cho Gia Cát Lượng.
Về sau này Hoàng Nguyệt Anh được liệt vào Ngũ xú Trung Hoa là những người phụ nữ xấu xí, nhưng nhờ họ mà quốc thái dân an , bá tánh cơm no áo ấm. Trái lại, Tứ đại mỹ nhân của Trung Hoa (Tây Thi, Điêu Thuyền, Vương Chiêu Quân, Dương Quý Phi) 4 người thì đã có 2 người làm cho nước mất nhà tan
13/ Khương Duy ( tự Bá Ước, học trò Gia Cát Lượng ) :
Khương Duy (202-264), là một tướng và sau này là thừa tướng của Thục Hán dưới thời trị vì của vị hoàng đế thứ hai của nhà Thục Hán, sau khi Gia Cát Lượng qua đời. Có thể coi Khương Duy như đệ tử của Gia Cát Lượng. Khương Duy ban đầu là một viên tướng nhỏ của quân Tào Ngụy nhưng đã được Gia Cát Lượng chiêu dụ trong đợt Bắc Phạt lần đầu đánh Tào Ngụy năm 228.
Năm 234, Gia Cát Lượng qua đời thì Khương Duy thay thầy nắm giữ trọng trách quân sự, là trụ cột cuối cùng giữ vững cho giang sơn Thục Hán. Sau đó từ năm 247, Khương Duy liên tiếp tiến hành các cuộc Bắc phạt với mục đích kế thừa di nguyện của ân sư. Do nhiều nguyên nhân... những cuộc bắc phạt đó ko có thành công lớn nhưng ít ra Khương Duy cũng đã khiến cho kẻ địch phải dè chừng, nhà Thục vẫn còn an toàn trong thời gian dài.
Năm 263, Tư Mã Chiêu quyết định tiến công Tây Thục, Đông Ngô thống nhất thiên hạ, sai hai tướng Chung Hội, Đặng Ngãi chỉ huy. Khương Duy cùng các tướng tử thủ tại Kiếm Các, vốn dĩ đã khiến cho quân địch chán nản ko thể tiến thêm bước nào nữa thì bất ngờ nhận được chiến thư từ hậu chủ Thục Hán Lưu Thiện ra lệnh giải giáp quy hàng. Khương Duy đành nhẫn nhịn, trá hàng với Chung Hội. Biết rõ giữa 2 tên này có mâu thuẫn, Khương Duy thừa cơ ly gián để Chung Hội loại trừ Đặng Ngãi, sau đó xúi giục Chung Hội làm phản tạo cơ hội khôi phục nhà Thục. Đáng tiếc âm mưu ko thành, Khương Duy đành phải tự vẫn.