seothethao
New member
Theo các số liệu mới nhất được đưa ra từ Hãng tư vấn quản lý toàn cầu (ECA International) thì Tokyo được coi là thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Tuy nhiên, tôi nghi ngờ điều đó bởi người dân ở đây chỉ phải bỏ ra 1,4 bảng để có thể thưởng thức một bộ phim mới nhất.
Còn tại đây, Vương quốc Anh, chi phí ấy lên tới 15 bảng. Và, đó vẫn chưa phải là tất cả. NHM còn bị “cắt cổ” hơn nữa nếu là một CĐV của Arsenal…
Từ 1,5 bảng cho lon Coca…
Trong nhiều năm qua, Arsenal luôn đi đầu là CLB tận thu bậc nhất ở nước Anh. Bạn sẽ không bao giờ được coi là NHM đúng nghĩa nếu không tới sân vận động vào các ngày cuối tuần. Thế nhưng, muốn làm được điều ấy, bạn phải cực giàu.
Chưa nói tới việc ngồi trong khu VIP với chi phí tròm trèm 100 bảng, một chiếc ghế ở chỗ bình dân nhất cũng cướp đi của bạn khoảng 40 bảng. Sau khi hò hét
Arsenal đang thương mại hóa bóng đá
Khi Arsenal đối xử như thế với những fan trung thành, đừng ngạc nhiên với bất ngờ mà họ đem đến cho CĐV đội khách, Man City. Giá vé đã đội lên 87% để vụt biến thành 62 bảng, cho 90 phút giải trí. Đó thực sự là một nỗi ô nhục, đặc biệt là khi nó được chiếu trực tiếp trên TV và NHM có thể thưởng thức nó cùng với 3 lon bia tại các quán rượu trên toàn Vương quốc.
Đành rằng bất kỳ một chủ sở hữu nào cũng muốn đem về lợi nhuận, không có ngoại lệ cho các ông chủ ở Arsenal. Họ mạnh dạn tăng 985 bảng cho vé cả mùa bình dân, 1.955 bảng cho vé mùa VIP và trục lợi bất kỳ từ các thu nhập ngoài sân (như việc kiếm 1.5 bảng từ một lon Coca).
Vậy nhưng những người yêu mến họ được gì? Không gì hết
Tôi cá là lúc ấy, hơn 60 ngàn khán giả tại Emirates chỉ ước mình là NHM của… Bradford, đội bóng nhỏ bé đánh bại Arsenal không lâu. Họ là CLB có giá vé thấp nhất nước Anh, chỉ 199 bảng để xem cả mùa, nhưng lại đem tới niềm vui vô bờ bến cho NHM khi phiêu lưu tới tận bán kết Carling Cup.
… tới hàng chục triệu bảng khi bán cầu thủ
Không còn nghi ngờ gì nữa, Arsenal đang biến thành một công ty thương mại thuần túy, dùng bóng đá để kiếm tiền và không có tham vọng về mặt chuyên môn. NHM Pháo thủ đã phải chịu đựng quá đủ những lời thanh minh và liên tục phải ợ hơi vì ăn nhiều “bánh vẽ”.
Trước kia, Arsenal bắt họ phải cùng gánh chi phí xây dựng Emirates. Giờ đây, khi sân đã hoàn thành được 6 năm và CLB cũng thu lại không ít từ việc bán các căn hộ chung cư trên nền Highbury cũ, Arsenal trở thành một đội bóng có nền tảng tài chính mạnh mẽ, thậm chí có thể cạnh tranh sòng phẳng với Real hay Barca.
Lợi nhuận năm 2011 của Arsenal đạt 150 triệu USD, cao thứ 4 trong số các CLB bóng đá trên toàn thế giới. Doanh thu thương mại của họ cũng đạt 74 triệu USD. Theo Forbes, giá trị ước tính của thương hiệu Arsenal đã lên tới 1,29 tỷ USD. Vậy nhưng BLĐ vẫn không dừng lại.
Bất chấp cứ mỗi mùa, ai đó trong giới chóp bu của Pháo thủ lại nói về những kế hoạch, các khoản tiền lớn trong két sẵn sàng được tung ra để chiêu mộ cầu thủ (họ nói Wenger có 70 triệu bảng để mua sắm trong mùa đông này) nhưng thật không may, Arsenal là nơi chỉ biết BÁN.
Những Vieira, Henry, Toure, Adebayor, Fabregas, Nasri, Clichy và Van Persie cứ lũ lượt rời Emirates. Đổi lại, dòng tiền cứ thế chảy về và chết chìm trong túi các ông chủ ở Arsenal. Một loạt cái tên mà Wenger đem về là Philip Roberts, Kyle Ebecilio, Wellington, Jon Toral, Thomas Eisfeld, Dejan Iliev…
Có ai biết họ? Chắc không. Nhưng Pháo thủ đang hy vọng bàn tay ma thuật của Wenger sẽ biến họ thành những Vieira, Henry hay Fabregas mới để hứa hẹn mang lại nguồn lợi nhuận kếch xù trong tương lai.
Và như thế, Arsenal cứ lầm lũi kéo lê khẩu pháo với túi tiền chật ních, mặc kệ những tiếng thở dài não nuột từ phía CĐV…
Còn tại đây, Vương quốc Anh, chi phí ấy lên tới 15 bảng. Và, đó vẫn chưa phải là tất cả. NHM còn bị “cắt cổ” hơn nữa nếu là một CĐV của Arsenal…
Từ 1,5 bảng cho lon Coca…
Trong nhiều năm qua, Arsenal luôn đi đầu là CLB tận thu bậc nhất ở nước Anh. Bạn sẽ không bao giờ được coi là NHM đúng nghĩa nếu không tới sân vận động vào các ngày cuối tuần. Thế nhưng, muốn làm được điều ấy, bạn phải cực giàu.
Chưa nói tới việc ngồi trong khu VIP với chi phí tròm trèm 100 bảng, một chiếc ghế ở chỗ bình dân nhất cũng cướp đi của bạn khoảng 40 bảng. Sau khi hò hét
You must be registered for see links
chán chê và bạn muốn ăn một chiếc bánh. OK, hãy xì ra 5 bảng, số tiền đủ để bạn xem 3 bộ phim đình đám ở cái nơi mà người ta gọi là đắt đỏ nhất thế giới: Tokyo.
Arsenal đang thương mại hóa bóng đá
Khi Arsenal đối xử như thế với những fan trung thành, đừng ngạc nhiên với bất ngờ mà họ đem đến cho CĐV đội khách, Man City. Giá vé đã đội lên 87% để vụt biến thành 62 bảng, cho 90 phút giải trí. Đó thực sự là một nỗi ô nhục, đặc biệt là khi nó được chiếu trực tiếp trên TV và NHM có thể thưởng thức nó cùng với 3 lon bia tại các quán rượu trên toàn Vương quốc.
Đành rằng bất kỳ một chủ sở hữu nào cũng muốn đem về lợi nhuận, không có ngoại lệ cho các ông chủ ở Arsenal. Họ mạnh dạn tăng 985 bảng cho vé cả mùa bình dân, 1.955 bảng cho vé mùa VIP và trục lợi bất kỳ từ các thu nhập ngoài sân (như việc kiếm 1.5 bảng từ một lon Coca).
Vậy nhưng những người yêu mến họ được gì? Không gì hết
You must be registered for see links
ngoài nỗi thất vọng, từ việc chứng kiến một bộ phim dở tệ trước Man City tới viễn cảnh về mùa bóng thứ 8 trắng tay.Tôi cá là lúc ấy, hơn 60 ngàn khán giả tại Emirates chỉ ước mình là NHM của… Bradford, đội bóng nhỏ bé đánh bại Arsenal không lâu. Họ là CLB có giá vé thấp nhất nước Anh, chỉ 199 bảng để xem cả mùa, nhưng lại đem tới niềm vui vô bờ bến cho NHM khi phiêu lưu tới tận bán kết Carling Cup.
… tới hàng chục triệu bảng khi bán cầu thủ
Không còn nghi ngờ gì nữa, Arsenal đang biến thành một công ty thương mại thuần túy, dùng bóng đá để kiếm tiền và không có tham vọng về mặt chuyên môn. NHM Pháo thủ đã phải chịu đựng quá đủ những lời thanh minh và liên tục phải ợ hơi vì ăn nhiều “bánh vẽ”.
Trước kia, Arsenal bắt họ phải cùng gánh chi phí xây dựng Emirates. Giờ đây, khi sân đã hoàn thành được 6 năm và CLB cũng thu lại không ít từ việc bán các căn hộ chung cư trên nền Highbury cũ, Arsenal trở thành một đội bóng có nền tảng tài chính mạnh mẽ, thậm chí có thể cạnh tranh sòng phẳng với Real hay Barca.
Lợi nhuận năm 2011 của Arsenal đạt 150 triệu USD, cao thứ 4 trong số các CLB bóng đá trên toàn thế giới. Doanh thu thương mại của họ cũng đạt 74 triệu USD. Theo Forbes, giá trị ước tính của thương hiệu Arsenal đã lên tới 1,29 tỷ USD. Vậy nhưng BLĐ vẫn không dừng lại.
Bất chấp cứ mỗi mùa, ai đó trong giới chóp bu của Pháo thủ lại nói về những kế hoạch, các khoản tiền lớn trong két sẵn sàng được tung ra để chiêu mộ cầu thủ (họ nói Wenger có 70 triệu bảng để mua sắm trong mùa đông này) nhưng thật không may, Arsenal là nơi chỉ biết BÁN.
Những Vieira, Henry, Toure, Adebayor, Fabregas, Nasri, Clichy và Van Persie cứ lũ lượt rời Emirates. Đổi lại, dòng tiền cứ thế chảy về và chết chìm trong túi các ông chủ ở Arsenal. Một loạt cái tên mà Wenger đem về là Philip Roberts, Kyle Ebecilio, Wellington, Jon Toral, Thomas Eisfeld, Dejan Iliev…
Có ai biết họ? Chắc không. Nhưng Pháo thủ đang hy vọng bàn tay ma thuật của Wenger sẽ biến họ thành những Vieira, Henry hay Fabregas mới để hứa hẹn mang lại nguồn lợi nhuận kếch xù trong tương lai.
Và như thế, Arsenal cứ lầm lũi kéo lê khẩu pháo với túi tiền chật ních, mặc kệ những tiếng thở dài não nuột từ phía CĐV…