Dịch thuật có thực sự dễ như mọi người thường nói không?

tandichhsachvn

New member
Dịch thuật có thực sự dễ như mọi người thường nói không?


Dưới sự hỗ trợ của nhiều công cụ, phần mềm dịch thuật, từ điển…, hiện nay nhiều người cho rằng dịch thuật là một công việc đơn giản và dễ dàng, tất cả những gì bạn phải làm là chuyển đổi từ ngữ của văn bản gốc sang từ ngữ có ý nghĩa tương đương của văn bản dịch. Trong một khía cạnh nhỏ nào đó thì điều này có thể là đúng.


Tuy nhiên, sự thực không phải như vậy vì có những cụm từ sẽ không có nghĩa nếu được dịch theo nghĩa đen. Dịch thuật là một nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, một quá trình hết sức phức tạp, đòi hỏi cân nhắc tới nhiều yếu tố như thể loại và văn phong của văn bản gốc, khả năng của người dịch, thời gian đầu tư cho tài liệu và nhiều yếu tố khác nữa.


Nếu các bạn dịch thuật những tài liệu kỹ thuật, khoa học, tài liệu chuyên ngành thì chắc biết ngoài am hiểu ngôn ngữ ra chúng ta cần đối mặt với yêu cầu về độ chính xác và logic của bản dịch là 100%…. Có rất nhiều bí quyết dịch thuật hữu ích sẵn có trực tuyến và ngoại tuyến. Tuy nhiên, mỗi người dịch lại có phương pháp và kỹ thuật riêng, được rút ra trên cơ sở kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm. Ở đây, chúng tôi xin tổng kết lại một số bí quyết dịch thuật cần thiết nhất cho dịch thuật.


Ở dịch thuật, dịch viết hoàn toàn không giống với bất kỳ loại hình dịch thuật nào khác. Điều cốt lõi phải hiểu, phải biết về văn hóa, phong tục của đất nước đó, theo lệ thường, người dịch không cần phải phản ứng ngay lập tức. Bạn có thể dành thời gian, suy nghĩ, chọn một phương án tốt hơn, sử dụng từ điển, tham khảo ý kiến của chuyên gia, tra cứu thông tin trên internet… Giống như bất cứ loại hình dịch thuật nào khác, dịch viết phải truyền tải ý nghĩa nội dung của ngôn ngữ đích. Để bản dịch thuật viết tốt thì tiếng Việt của bạn phải cũng phải thật tốt (đối với việc dịch thuật ngôn ngữ từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt Nam).


Hiểu một cách đơn giản thì chúng ta không tốt, không hiểu rõ ý nghĩa, văn phong tiếng Việt thì sao có thể truyền tải thông tin phù hợp với người Việt được chứ? như thế là chúng ta đã không thành công trong bản dịch. Khi các bạn dịch một văn bản thuộc một lĩnh vực nào đó thì hãy cố gắng đọc lấy vài văn bản thuộc lĩnh vực tương đương bằng tiếng Việt để lấy từ vựng và đồng thời học luôn văn phong thể hiện của họ. Thứ hai: Dịch thuật nhiều khi khá cứng nhắc. Có một số cụm từ cố định mà bạn nên học thuộc lòng luôn. Ví dụ như trong dịch tiếng Anh : Department of Commerce - Bộ thương mại Mỹ , Department of State - Bộ ngoại giao Mỹ. Còn các bộ của Việt Nam thì lại dịch là Ministry Ví dụ: Ministry of Trade, Ministry of Foreign Affairs…


Bí quyết dịch viết quan trọng nhất bao gồm:


Dịch nghĩa chứ không phải dịch từ!


Tùy thuộc vào trí thông minh và vốn hiểu biết của bạn – điều này rõ ràng là rất hữu ích khi bạn dịch một văn bản khó.


Hãy nhờ một chuyên gia hoặc người bản xứ đọc lại bản dịch của bạn để bản dịch được tự nhiên.


Không bao giờ nhận dịch những tài liệu ngoài khả năng của bạn.


Hãy nhớ rằng muốn có kỹ năng và trình độ chuyên môn phải đầu tư thời gian.


Sắc thái ngôn từ đóng vai trò rất quan trọng biên dịch chuyên nghiệp.


Tạo ra một bản dịch tốt cần đầu tư nhiều thời gian, Theo chuyên gia nhận định thì để có bản dịch thuật chất lượng, người dịch thuật không dưới 5 lần dịch đi dịch lại tác phẩm, theo nhiều phong cách, lựa chọn phương thức phù hợp, đúc rút kinh nghiệm…. rồi mới biên dịch lại.


Hãy phân tích văn phong của tác giả trong văn bản gốc xem đó là văn phong thuộc thể loại gì văn hóa xã hội , y tế , kỹ thuật , giải trí .. sử dụng từ ngữ thông dụng hay khoa học…


Dịch giả Humphrey Davies và Jonathan Wright đưa ra những nguyên tắc mà họ cho là quan trọng đối với những người làm công việc chuyển ngữ.


Humphrey T. Davies là dịch giả Anh - Ảrập nổi tiếng thế giới. Ông từng tốt nghiệp xuất sắc tại Đại học Cambridge (Anh) và tiếp tục hoàn thành bậc học thạc sĩ tại Đại học Berkeley (Mỹ). Davies đã đoạt nhiều giải thưởng dịch thuật tại Anh và cộng đồng các nước Ảrập.


1. Chỉ dịch những gì bạn thích.


2. Tham khảo ý kiến tác giả về bất cứ điều gì bạn không hiểu. Nếu tác giả đã chết, hãy hỏi người dân bản ngữ, nhưng phải tìm được người học rộng hiểu nhiều.


3. Đừng hỏi ý kiến của những người bản ngữ ít đọc và có vốn hiểu biết hạn chế.


4. Hãy tạo ra 3 bản dịch nháp, để đó một tháng rồi tiếp tục dịch lần thứ tư.


5. Đừng ngần ngại chỉnh sửa bất cứ lúc nào, ngay cả khi bản dịch đã trên đường tới nhà in, bất chấp việc này có thể khiến biên tập viên nổi điên lên với bạn.


6. Đừng dịch cái gì cả nếu bạn chưa ký được hợp đồng.





Jonathan Wright là nhà văn, dịch giả, nhà sử học người Anh. Ông là tiến sĩ, từng tốt nghiệp Đại học St Andrews và Oxford. Wright là tác giả quen thuộc trên hàng loạt tờ báo, tạp chí nghiên cứu tại Anh và Mỹ.


1. Khi mới bắt đầu dịch, đừng mất thời gian băn khoăn về cách dịch một từ hay một khái niệm nào đó. Câu trả lời có thể sẽ bất ngờ xuất hiện như trong mơ khi bạn đi đến gần cuối bản dịch.


2. Đừng ngồi tính thời gian bạn phải bỏ ra để dịch 1.000 chữ cuối cùng. Như thế bạn sẽ bị trầm cảm đấy. Hãy nghĩ về bản dịch như là một sản phẩm sáng tạo lại, như là bạn đang giải ô chữ chứ không phải đang làm việc.


3. Hãy nói với người biên tập của bạn rằng, không phải mọi nhà văn đều cho rằng, dùng từ lặp là tội ác. Đôi lúc, họ còn tạo ra sự lặp từ nữa.


4. Hãy biết thưởng cho mình những phút giây thư giãn nếu bạn phát hiện ra tác giả chia động từ sai hay đặt dấu chấm câu không đúng. Hãy tự nói với mình rằng, tuy không viết được tiểu thuyết nhưng khả năng nắm vững chính tả và ngữ pháp của mình là không chê vào đâu được.


5. Hãy hỏi tác giả thật nhiều, dù làm như vậy là bạn đang thử thách lòng kiên nhẫn của họ.


6. Nếu bạn băn khoăn về một từ, một cụm từ nào đó không có trong từ điển thông thường. Hãy nhớ đến chúng và tra cứu trong nhiều từ điển khác nhau, ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Một ngày nào đó, các dịch giả khác sẽ coi bạn như là ân nhân của họ.
 
Sửa bởi Amin:
Công ty mình đang có chương trình khuyến mại lớn dành cho học sinh sinh viên. Các bạn


quan tâm thì qua công ty mình ở 90 Thái Thịnh 2 nha.
 
Back
Top