Định dạng thay thế MP3 và những khó khăn gặp phải

Giống như chiếc bàn phím Dvorak, những định dạng nhạc số mới sẽ gặp phải những trở ngại không nhỏ cho dù chúng là những giải pháp hoàn hảo cho những đòi hỏi của ngành công nghiệp nhạc số hiện tại.​

Dvorak là một sự lựa chọn khác so với những chiếc bàn phím QWERTY chuẩn hiện tại. Dvorak sắp xếp lại các phím cho phép người dùng gõ với tốc độ nhanh hơn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, rất ít nhà lập trình máy tính sử dụng Dvorak bởi lẽ việc thay thế chuẩn QWERTY hiện tại sẽ là một giải pháp quá đắt đỏ và rất khó để thực hiện. Với những lý do tương tự, định dạng nhạc số mới cũng đang phải đối mặt với một cuộc chiến đầy khó khăn cùng MP3.​

080616130500-98-128.jpg

Tổ chức Motion Pictures Experts Group - hay còn được biết tới với tên gọi MPEG - sẽ nhóm họp tại Đức ngay trong tháng 6 này để xem xét về khả năng đưa định dạng MT9 trở thành một chuẩn quốc tế.​

Được một công ty Hàn Quốc có tên Audizen phát triển, định dạng MT9 - hay còn được gọi là Music 2.0 - chia một file audio thành 6 kênh, chẳng hạn như lời hát, tiếng guitar, tiếng bass,... Người dùng khi chơi file audio này có thể tăng hoặc giảm âm lượng của từng kênh khác nhau - một hoạt động tương tự như khi mix nhạc của các nhà sản xuất.​

Hãng Audizen khẳng định, định dạng MT9 của họ hoàn toàn có khả năng thay thế định dạng để trở thành chuẩn nhạc số mới.​

Về mặt kỹ thuật, việc thay thế MP3 bằng một chuẩn nhạc mới khá là dễ dàng. Các hãng bán lẻ nhạc số chỉ cần vài tháng là đã có thể "làm mới" toàn bộ cơ sở dữ liệu của họ bằng định dạng mới - giống như tốc độ chuyển từ việc sử dụng công nghệ quản trị quyền kỹ thuật số (DRM) sang định dạng không-DRM của Napster và Wal-mart trước đây.​

Tuy nhiên, để làm được điều này, các nhà bán lẻ cần các hãng đĩa đối tác cung cấp cho họ những bản nhạc được mã hoá theo định dạng mới. Điều đó có nghĩa là các hãng đĩa lớn cần phải có một buổi ngồi lại với nhau để đồng ý bắt đầu ứng dụng công nghệ mới.​

Sau đó, họ cần thuyết phục các hãng sản xuất thiết bị âm thanh, đặc biệt là Apple cho ra đời những sản phẩm hỗ trợ định dạng mới. Vòng đời trung bình của một chiếc máy nghe nhạc MP3 hiện nay là khoảng 8 đến 12 tháng, chính vì thế cần phải có thời gian để quay vòng cho thị trường này.​

Như vậy, việc triển khai một định dạng nhạc mới đòi hỏi phải có sự phối hợp chưa từng xảy ra giữa các hãng đĩa, hãng bán lẻ và các nhà sản xuất.​

Tuy nhiên, mặc dù khó khăn nhưng định dạng nhạc số mới này chính xác là những gì mà ngành công nghiệp đang cần để đẩy mạnh doanh số bán nhạc số. Bởi lẽ, định dạng MP3 hiện tại chưa tạo ra sự khác biệt so với những chiếc đĩa CD. Lợi ích duy nhất khi mua nhạc MP3 online là nó có chất lượng tốt hơn một chút. Nhưng rõ ràng, chừng đó là chưa đủ để "hấp dẫn" người dùng và "lôi kéo" họ tránh xa CD.​

Theo
 
Back
Top