Jane_Nolin
New member
Tôi khó chịu vô cùng khi rất nhiều bạn bè cùng lớp cứ mở miệng ra là gọi thầy cô là “mụ ấy”, “lão ấy” thậm chí là “con này”, “thằng nọ”…
Zommie ([email protected])
Tôi nhớ ngày lớp 1 cô giáo thực sự là thần tượng của tôi. Tôi không hiểu sao cô lại có thể giỏi thế, cái gì cũng biết và lại còn rất dịu dàng, đáng yêu nữa. Bố mẹ tôi bận làm ăn, không dạy gì cho tôi trước khi vào lớp 1, vả lại hai người cũng theo chủ nghĩa “phát triển tự nhiên”, không gò bó ép học bao giờ. Những câu hỏi, thắc mắc của tôi vì thế cũng không có người trả lời, cô giáo là người đầu tiên mở cánh cửa tri thức ra cho tôi. Ngày ấy, tôi còn nghĩ cô giáo tôi thực sự là cô tiên trong chuyện cổ tích. Tôi đã sốc khi nhìn thấy cô giáo cũng bước vào nhà vệ sinh vì hóa ra cô cũng chỉ là người thường. Có lẽ ngày ấy tôi ngốc nghếch quá, trẻ con bây giờ 4, 5 tuổi mà đã rất khôn ngoan rồi.
Bố mẹ tôi tuy không có thời gian kèm cặp nhưng luôn dạy tôi rằng phải biết kính trọng thầy cô giáo. Đó cũng chính là những người cha, người mẹ thứ hai của mình, truyền dạy cho mình kiến thức, kinh nghiệm để làm hành trang bước vào đời. Chính vì thế, đối với thầy cô giáo tôi luôn có thái độ lễ phép, kính cẩn, dù đôi khi cũng không thật hài lòng lắm.
Nghề nghiệp nào cũng có người tốt, người xấu. Nghề giáo cũng không thể tách rời cái nguyên tắc chung ấy. Trường sư phạm cũng chỉ chọn người tài và cố gắng đào tạo rèn luyện cho người ta có đức, chứ không thể chọn toàn người vừa tài giỏi vừa có nhân cách tốt được. Thực tế ấy, chúng ta đều phải chấp nhận cả.
Tôi cũng từng gặp những thầy cô rất khó tính, hay bắt bẻ, “hành” học trò rất ghê. Cũng từng gặp những người đầu óc rỗng tuếch nhưng lại thích khoa trương, ra vẻ ta đây. Nhưng đổi lại, tôi cũng đã gặp rất nhiều người thầy, người cô vừa có tài lại vừa có đức. Thầy chủ nhiệm tôi hồi lớp 7, tháng lương nào cũng bỏ một phần ra để đóng tiền học và mua sách vở cho một bạn hoàn cảnh gia đình khó khăn dù kinh tế nhà thầy cũng rất thiếu thôn. Cô giáo hồi lớp 9 thì luôn dịu dàng, rất biết phát hiện khả năng tiềm ẩn của học trò và bồi dưỡng năng khiếu cho họ. Học lớp của cô, tôi lúc nào cũng có cảm giác cực kỳ thoải mái, cực kỳ dễ chịu, không chút áp lực.
Nhìn chung, bạn bè học của tôi cũng rất kính trọng và lễ phép với thầy cô giáo, có bạn dù đôi khi không vừa lòng với thầy cô cũng không dám phản kháng hay nói ra bao giờ. Chỉ có mầy bạn cũng đã từng ăn nói xấc láo hay chửi thề sau lưng nhưng mấy bạn đó toàn thuộc thành phần bất hảo, không vào được cấp 3, bố mẹ phải chạy cho vào một trường dân lập để cố kiếm cái bằng trung học phổ thông mà thôi.
Nhưng khi tôi lên cấp 3, mọi chuyện đã hoàn toàn đổi khác. Tôi thấy bạn bè cùng lớp tôi gọi thầy cô bằng những từ ngữ rất khó nghe. Khi bình thường thì nhẹ nhàng: “mụ ấy”, “lão ấy” như: “Hôm nay, mụ Hòa mặc cái váy xấu ơi là xấu đi dạy mày ạ” hay là: “Lão Trung dạy Sinh mình là thạc sĩ cơ đấy”… Lúc nào có chuyện gì không vừa lòng, thì họ còn gọi một cách khó nghe hơn nữa, chuyển sang là “con, thằng” ngay được. Có đứa bạn trong lớp sau khi bị cô chủ nhiệm gọi lên nhắc nhở chuyện không làm bài tập, vừa tường thuật buổi nhắc nhở lại với đám bạn, nó vừa văng vung lên: “Con... ấy chứ, tao học hay không thì ảnh hưởng gì đến nó. Mà người ta ốm phải cho người ta được nghỉ ngơi chứ, học để chết à?” Tôi nghe mà phải đỏ mặt vì xấu hổ. Nhỡ cô nghe được thì sao??!
Học sinh lớp tôi không hề tôn trọng thầy cô giáo (Hình minh hoạ)
Cũng có cậu bị thầy giáo phê bình không hối lỗi, nó còn đập bàn cái rầm, đứng dậy xách cặp bước ra khỏi lớp trong khi thầy đứng chết chân, ú ớ. Suốt buổi, thầy giữ một tâm trạng u uất và có vẻ không hết choáng váng. Sau buổi ấy, lớp tôi bị nhà trường phê bình nghiêm khắc, cậu bạn kia thì đã gọi cho bố đòi chuyển trường ngay từ hôm ấy rồi, thành ra chúng tôi chịu trận oan. Thầy cũng chuyển lớp, không giảng cho lớp tôi thêm buổi nào nữa. Mấy đứa tụi tôi tiếc thầy vô cùng vì thầy giảng dễ hiểu và làm việc rất nghiêm túc.
Thầy cô có tuổi thì thường chúng nó nói xấu sau lưng, thầy cô trẻ thì chúng nó bắt nạt ngay trên lớp. Cô giáo mới ra trường, rất nhiệt tình và dễ tính. Ỷ thế, chúng nó toàn trêu chọc cô, khiến cô ngượng đỏ mặt. Giờ cô dạy, chúng nó nói chuyện rào rào. Ban đầu cô còn nhắc nhở nhẹ nhàng, về sau bực quá, cô quát thì có thằng nói vọng từ dưới lớp lên: “Làm gì mà cao giọng thế? Cô cũng chỉ bằng tuổi chị em chứ mấy? Chị em ở nhà cũng chẳng dám mắng em đâu”. Cô giáo trẻ tròn mắt rồi ngân ngấn nước, bất lực.
Đi đường mà gặp thầy cô cũng không mấy khi chúng nó chào, toàn lờ đi ra vẻ không thấy. Tôi chào xong thì chúng nó cũng vội vàng quay ra chào rồi tý nữa hùa nhau vào mắng tôi làm chúng nó “phí câu chào”?! Khi tôi nói ra ý kiến của mình thì chúng nó xông vào nói tôi rởm đời, lắm chuyện, thích lấy lòng thầy cô hòng được thiên vị cho điểm cao. Cứ kiểu ấy, tôi muốn thể hiện sự kính trọng đúng mực của mình với thầy cô thì lại bị bạn bè tẩy chay.
Thật sự, tôi rất muốn lên án cách cư xử của các bạn nhưng không biết phải làm thế nào trong khi tôi là số ít? Còn vào hùa để nói xấu thầy cô thì dễ thôi nhưng lại không hợp với tôi. Hơn nữa, tôi cũng cho rằng không thể cư xử với thầy cô như thế, tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp người Việt. Tôi phải làm sao đây, hùa vào để được chơi với bạn, hay cư xử đúng mực để bị tẩy chay??
Zommie ([email protected])
Tôi nhớ ngày lớp 1 cô giáo thực sự là thần tượng của tôi. Tôi không hiểu sao cô lại có thể giỏi thế, cái gì cũng biết và lại còn rất dịu dàng, đáng yêu nữa. Bố mẹ tôi bận làm ăn, không dạy gì cho tôi trước khi vào lớp 1, vả lại hai người cũng theo chủ nghĩa “phát triển tự nhiên”, không gò bó ép học bao giờ. Những câu hỏi, thắc mắc của tôi vì thế cũng không có người trả lời, cô giáo là người đầu tiên mở cánh cửa tri thức ra cho tôi. Ngày ấy, tôi còn nghĩ cô giáo tôi thực sự là cô tiên trong chuyện cổ tích. Tôi đã sốc khi nhìn thấy cô giáo cũng bước vào nhà vệ sinh vì hóa ra cô cũng chỉ là người thường. Có lẽ ngày ấy tôi ngốc nghếch quá, trẻ con bây giờ 4, 5 tuổi mà đã rất khôn ngoan rồi.
Bố mẹ tôi tuy không có thời gian kèm cặp nhưng luôn dạy tôi rằng phải biết kính trọng thầy cô giáo. Đó cũng chính là những người cha, người mẹ thứ hai của mình, truyền dạy cho mình kiến thức, kinh nghiệm để làm hành trang bước vào đời. Chính vì thế, đối với thầy cô giáo tôi luôn có thái độ lễ phép, kính cẩn, dù đôi khi cũng không thật hài lòng lắm.
Nghề nghiệp nào cũng có người tốt, người xấu. Nghề giáo cũng không thể tách rời cái nguyên tắc chung ấy. Trường sư phạm cũng chỉ chọn người tài và cố gắng đào tạo rèn luyện cho người ta có đức, chứ không thể chọn toàn người vừa tài giỏi vừa có nhân cách tốt được. Thực tế ấy, chúng ta đều phải chấp nhận cả.
Tôi cũng từng gặp những thầy cô rất khó tính, hay bắt bẻ, “hành” học trò rất ghê. Cũng từng gặp những người đầu óc rỗng tuếch nhưng lại thích khoa trương, ra vẻ ta đây. Nhưng đổi lại, tôi cũng đã gặp rất nhiều người thầy, người cô vừa có tài lại vừa có đức. Thầy chủ nhiệm tôi hồi lớp 7, tháng lương nào cũng bỏ một phần ra để đóng tiền học và mua sách vở cho một bạn hoàn cảnh gia đình khó khăn dù kinh tế nhà thầy cũng rất thiếu thôn. Cô giáo hồi lớp 9 thì luôn dịu dàng, rất biết phát hiện khả năng tiềm ẩn của học trò và bồi dưỡng năng khiếu cho họ. Học lớp của cô, tôi lúc nào cũng có cảm giác cực kỳ thoải mái, cực kỳ dễ chịu, không chút áp lực.
Nhìn chung, bạn bè học của tôi cũng rất kính trọng và lễ phép với thầy cô giáo, có bạn dù đôi khi không vừa lòng với thầy cô cũng không dám phản kháng hay nói ra bao giờ. Chỉ có mầy bạn cũng đã từng ăn nói xấc láo hay chửi thề sau lưng nhưng mấy bạn đó toàn thuộc thành phần bất hảo, không vào được cấp 3, bố mẹ phải chạy cho vào một trường dân lập để cố kiếm cái bằng trung học phổ thông mà thôi.
Nhưng khi tôi lên cấp 3, mọi chuyện đã hoàn toàn đổi khác. Tôi thấy bạn bè cùng lớp tôi gọi thầy cô bằng những từ ngữ rất khó nghe. Khi bình thường thì nhẹ nhàng: “mụ ấy”, “lão ấy” như: “Hôm nay, mụ Hòa mặc cái váy xấu ơi là xấu đi dạy mày ạ” hay là: “Lão Trung dạy Sinh mình là thạc sĩ cơ đấy”… Lúc nào có chuyện gì không vừa lòng, thì họ còn gọi một cách khó nghe hơn nữa, chuyển sang là “con, thằng” ngay được. Có đứa bạn trong lớp sau khi bị cô chủ nhiệm gọi lên nhắc nhở chuyện không làm bài tập, vừa tường thuật buổi nhắc nhở lại với đám bạn, nó vừa văng vung lên: “Con... ấy chứ, tao học hay không thì ảnh hưởng gì đến nó. Mà người ta ốm phải cho người ta được nghỉ ngơi chứ, học để chết à?” Tôi nghe mà phải đỏ mặt vì xấu hổ. Nhỡ cô nghe được thì sao??!

Học sinh lớp tôi không hề tôn trọng thầy cô giáo (Hình minh hoạ)
Cũng có cậu bị thầy giáo phê bình không hối lỗi, nó còn đập bàn cái rầm, đứng dậy xách cặp bước ra khỏi lớp trong khi thầy đứng chết chân, ú ớ. Suốt buổi, thầy giữ một tâm trạng u uất và có vẻ không hết choáng váng. Sau buổi ấy, lớp tôi bị nhà trường phê bình nghiêm khắc, cậu bạn kia thì đã gọi cho bố đòi chuyển trường ngay từ hôm ấy rồi, thành ra chúng tôi chịu trận oan. Thầy cũng chuyển lớp, không giảng cho lớp tôi thêm buổi nào nữa. Mấy đứa tụi tôi tiếc thầy vô cùng vì thầy giảng dễ hiểu và làm việc rất nghiêm túc.
Thầy cô có tuổi thì thường chúng nó nói xấu sau lưng, thầy cô trẻ thì chúng nó bắt nạt ngay trên lớp. Cô giáo mới ra trường, rất nhiệt tình và dễ tính. Ỷ thế, chúng nó toàn trêu chọc cô, khiến cô ngượng đỏ mặt. Giờ cô dạy, chúng nó nói chuyện rào rào. Ban đầu cô còn nhắc nhở nhẹ nhàng, về sau bực quá, cô quát thì có thằng nói vọng từ dưới lớp lên: “Làm gì mà cao giọng thế? Cô cũng chỉ bằng tuổi chị em chứ mấy? Chị em ở nhà cũng chẳng dám mắng em đâu”. Cô giáo trẻ tròn mắt rồi ngân ngấn nước, bất lực.
Đi đường mà gặp thầy cô cũng không mấy khi chúng nó chào, toàn lờ đi ra vẻ không thấy. Tôi chào xong thì chúng nó cũng vội vàng quay ra chào rồi tý nữa hùa nhau vào mắng tôi làm chúng nó “phí câu chào”?! Khi tôi nói ra ý kiến của mình thì chúng nó xông vào nói tôi rởm đời, lắm chuyện, thích lấy lòng thầy cô hòng được thiên vị cho điểm cao. Cứ kiểu ấy, tôi muốn thể hiện sự kính trọng đúng mực của mình với thầy cô thì lại bị bạn bè tẩy chay.
Thật sự, tôi rất muốn lên án cách cư xử của các bạn nhưng không biết phải làm thế nào trong khi tôi là số ít? Còn vào hùa để nói xấu thầy cô thì dễ thôi nhưng lại không hợp với tôi. Hơn nữa, tôi cũng cho rằng không thể cư xử với thầy cô như thế, tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp người Việt. Tôi phải làm sao đây, hùa vào để được chơi với bạn, hay cư xử đúng mực để bị tẩy chay??