Mạng ngang hàng P2P đang gây nghẽn cổ chai cho Internet

Chỉ 5% người sử dụng những chiếm mất 90% băng thông đó chính là mạng chia sẻ ngang hàng P2P, trong đó người sử dụng trao đổi với nhau những file có kích thước lớn như video, nhạc, game, phần mềm lậu...​

Năm 1987 mới chỉ có khoảng 35 nghìn người dùng Internet, chủ yếu là các nhà nghiên cứu... Hệ thống mạng lúc đó có cơ chế phần luồng dữ liệu tự động - sẽ ưu tiên những ứng dụng và nội dung cần chuyển đi một cách nhanh chóng và giúp các cổng mạng không xảy ra tắc nghẽn.​

080728121608-719-214.jpg

Nhưng hiện nay, nhu cầu dùng Internet của thế giới đang tăng lên chóng mặt (năm 2006 đã đạt 1 tỷ người). Ngoài các hình thức truyền dữ liệu thông thường, một thách thức đối với băng thông chính là ứng dụng chia sẻ ngang hàng P2P (điển hình là BitTorrent) phình ra nhanh chóng. Những người trong mạng này truyền file trực tiếp cho nhau mà không thông qua máy chủ trung gian. Khi muốn một video, họ sẽ "kêu gọi" hàng nghìn máy trong mạng có nội dung đó tải lên những phần nhỏ và lúc tải về xong, chúng sẽ nối lại với nhau thành một. Việc này làm cho hàng triệu người không dùng P2P thiệt khi tốc độ đường truyền chậm do băng thông của P2P choán gần hết.​

Ủy ban truyền thông liên bang Mỹ (FCC) đang tìm giải pháp để loại bỏ tình trạng này bằng các nền tảng không dây và sợi cáp. Tuy nhiên, hiện tượng "nghẽn cổ chai" không thể giải quyết đơn giản bằng cách làm các "ống truyền dữ liệu" to hơn và nhanh hơn. Năm 2007, tổ chức phi chính phủ P4P Working Group cho biết họ có thể tăng tốc độ truyền nội dung qua P2P lên 235% và các mạng khác khoảng 898%. Dù vậy, lượng người kéo đến P2P đông hơn sẽ lại làm cho mạng càng tắc nghẽn.​

Các nhà cung cấp dịch vụ không thích P2P chút nào vì nó làm ảnh hưởng đến chất lượng đường truyền cho khách hàng của họ. Hãng Comcast đã từng ngăn đường truyền BitTorrent nhưng FCC cho rằng hành vi này là trái với luật cạnh tranh. Kết quả cuối cùng là... hai hãng tự thỏa thuận để dàn xếp.​

Nhưng khi chưa có luật pháp thì việc phân chia băng thông vẫn bị nhùng nhằng giữa các công ty, còn nếu chờ luật pháp thì người ta cũng mất vài năm nữa để hoàn thành các quy trình tìm hiểu, viết dự thảo, bỏ phiếu....​

Nguồn
 
Back
Top