[Toàn Quốc] MỤC ĐÍCH CỦA HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP (M&A)

Trong nền kinh tế thị trường năng động hiện nay, các giao dịch diễn ra ngày càng sôi động. Hoạt động này nhằm hướng tới các mục đích sau:
  • Giành quyền kiểm soát: Mục đích cốt lõi của M&A là giành quyền kiểm soát doanh nghiệp mục tiêu ở một mức độ nhất định, chứ không đơn thuần là sở hữu một phần nhỏ vốn góp hoặc cổ phần như các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
  • Tái cấu trúc và nâng cao hiệu quả: M&A được sử dụng để tái cấu trúc doanh nghiệp, tạo ra hoặc tìm kiếm các điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh và phát huy tối đa hiệu quả hoạt động.
  • Giải quyết mâu thuẫn nội bộ: M&A có thể được sử dụng để giải quyết mâu thuẫn nội bộ giữa các chủ đầu tư, đặc biệt trong các trường hợp có nguy cơ dẫn đến giải thể hoặc phá sản.
Bên cạnh Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn, các chủ thể tham gia M&A cần quan tâm đến Luật Cạnh tranh, nhằm hạn chế các doanh nghiệp lớn thâu tóm quá nhiều các doanh nghiệp nhỏ, gây mất cân bằng trên thị trường.

Để tránh ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, pháp luật Việt Nam quy định về việc tập trung kinh tế có tác động đáng kể hoặc có khả năng có tác dụng hạn chế cạnh tranh. Do đó, trước khi tiến hành thủ tục M&A, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ tập trung kinh tế cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia để đánh giá sơ bộ.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài, trước khi thực hiện mua bán kinh doanh tại Việt Nam, cần phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả, giúp Quý khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan một cách thuận lợi và đúng quy định. Liên hệ ngay hotline 1900636387 để được tư vấn miễn phí.
 
Back
Top