[News] Siêu vận tải cơ C-130J Hercules liệu có về Hàn Quốc?

[Mr.P]

New member
Hợp đồng cung cấp siêu máy bay vận tải quân sự C-130J Super Hercules của Tập đoàn Lockheed Martin cho Không quân Hàn Quốc đang trong nguy cơ đổ vỡ. > Trực thăng vận tải “khủng” nhất của quân đội Mỹ > Rơi vận tải cơ "Bá chủ hoàn cầu" C-17 tại bang Alaska

– Đàm phán giữa Cơ quan mua sắm trang bị quốc phòng (DAPA), Bộ Quốc phòng Hàn Quốc và Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ về việc cung cấp siêu máy bay vận tải quân sự C-130J Super Hercules đang bị gián đoạn do hai bên chưa thể thống nhất được giá trị hợp đồng.


3_6.jpg

Hợp đồng cung cấp siêu máy bay vận tải quân sự C-130J Super Hercules cho Không quân Hàn Quốc đang có nguy cơ bị đổ vỡ.

Theo thông tin từ thời báo Korea Times, đàm phán giữa DAPA và Lockheed Martin gián đoạn là do những đánh giá thiếu tính cụ thể của các chuyên gia DAPA khi xem xét về giá trị hợp đồng mua máy bay vận tải quân sự C-130J Super Hercules.



Theo đó, trong quá trình tính toán và đánh giá hợp đồng, phía DAPA lại không tính đến chi phí để mua phụ tùng thay thế, động cơ bổ sung và chi phí cho công tác bảo dưỡng kỹ thuật.



Sai sót này đã dẫn đến việc, giá hợp đồng mà phía Tập đoàn Lockheed Martin đưa ra đã trội tới 20% do với tổng trị giá mà Bộ Quốc phòng Hàn Quốc dự kiến.


2_12.jpg

Máy bay vận tải quân sự C-130J của Tập đoàn Lockheed Martin là một trong những loại máy bay vận tải "khủng" nhất thế giới hiện nay.

Quá trình đàm phán giữa hai bên thực tế đã tạm ngừng từ tháng 5 vừa qua. Tuy nhiên, phía DAPA vẫn đề nghị được kéo dài quá trình đàm phán các chi tiết cụ thể của hợp đồng này đến cuối năm nay.



Vào năm ngoái, DAPA đã lựa chọn siêu máy bay vận tải quân sự C-130J như một ứng cử viên duy nhất để ký kết hợp đồng với Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ với tổng trị giá ước tính lên tới 725 tỷ uôn (tương đương 606 triệu USD).



Trong biên chế của lực lượng Không quân Hàn Quốc hiện nay có khoảng 12 máy bay vận tải quân sự cũ C-130H có sức tải thấp và bán kính hoạt động nhỏ nên không thể vận chuyển binh lính để tham gia các chiến dịch liên quốc gia.


1_14.jpg

Các biến thể của siêu máy bay vận tải quân sự C-130J Super Hercules.

C-130J Super Hercules là dòng máy bay vận tải quân sự thế hệ mới được trang bị động cơ siêu mãnh lực Rolls Royce AE 2100D3 và thiết bị vô tuyến điện tử mới nhất.

Đây là dòng máy bay vận tải bốn động cơ tuốc bin cánh quạt và là loại máy bay không vận chiến lược của nhiều lực lượng quân sự trên thế giới.

Mỹ đã sản xuất khoảng 2.200 phi cơ loại này với hơn 70 kiểu và biến thể Hercules khác nhau và đã xuất khẩu sang 60 quốc gia trên toàn thế giới.

Với khả năng cất, hạ cánh trên đường băng ngắn từ các sân bay dã chiến bằng đất thô cũng như trên các vùng băng tuyết ở hai cực nên C-130 Hercules được coi là loại phi cơ huyền thoại trong lịch sử của ngành hàng không Mỹ nói riêng và hàng không thế giới nói chung.
5_7.jpg

Cận cảnh khoang lái của máy bay vận vận tải quân sự C-130J Super Hercules.

C-130 ban đầu được thiết kế như một máy bay vận tải, cứu thương và vận chuyển quân, thân có thể thay đổi khiến loại máy bay này đáp ứng được nhiều nhiệm vụ khác nhau, gồm máy bay vũ trang hạng nặng, tấn công trên không, tìm kiếm và cứu hộ, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thời tiết, tiếp dầu trên không và máy bay cứu hoả.

Loại máy bay này có thời gian chế tạo dài nhất so với bất kỳ loại máy bay quân sự nào khác trong lịch sử. Trong hơn 50 năm hoạt động, các dòng máy bay này đã tham gia vào nhiều chiến dịch quân sự, dân sự và cứu trợ nhân đạo.

So với C-130H thì phiên bản mới C-130J có tầm hoạt động lớn hơn tới 40%, tốc độ bay tối đa cao hơn 21%, có khả năng vận chuyển được 92 binh lính có mang đầy đủ vũ khí, trang bị hoặc 64 lính đổ bộ (riêng biến thể C-130J-30 có thể mang 128 lính thủy đánh bộ hoặc 92 lính dù), 74 thương binh, 2 xe Hamvi hoặc xe vận tải bọc thép M-113.

4_4.jpg


Phân xưởng chế tạo máy bay C-130J Super Hercules của Tập đoàn Lockheed Martin.

Tờ Koreo Times tiết lộ, từ nay đến năm 2016 Hàn Quốc sẽ nhập khoảng 10 máy bay vận tải quân sự mới C-130J. Tuy nhiên, đây cũng chưa phải là hợp đồng đầu tiên không thể thực hiện theo đúng thời hạn mà DAPA đã định.



Vào năm 2009, hợp đồng mua máy bay trực thăng MH-60S Naythouk và bộ thiết bị chống mìn với giá 11,6 tỷ won cho Không quân Hàn Quốc cũng không thể thực hiện được theo đúng thời gian đã định.



Không chỉ có vậy, Hàn Quốc cũng đã từng thất bại khi lên kế hoạch mua tên lửa hành trình tầm xa JASSM (Joint Air-to-Surface Standoff Missile) lớp không đối đất.

Hữu Kỷ - Nhật Minh (Theo Armstrade


Nguồn: VTC​
 
Back
Top