[Mr.P]
New member
Mạng tin Time của Mỹ vừa đăng bài viết cho biết các doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc đang ngày càng lên tiếng thất vọng về thị trường bị quản lý quá chặt của nước này.
kinh tế trung quốc phát triển chóng mặt và thu hút nước ngoài bằng nhiều chính sách ưu đãi trong những thập kỷ đầu mở cửa
Kinh tế Trung Quốc phát triển chóng mặt và thu hút nước ngoài bằng nhiều chính sách ưu đãi trong những thập kỷ đầu mở cửa
Nhiều ý kiến cho rằng tình trạng rối rắm quan liêu được cố ý tạo ra nhằm ngăn cản các đối thủ nước ngoài để tạo lợi thế cho các daonh nghiệp trong nước.
Tuần trước, Phòng Thương mại của Liên minh châu Âu (EU) tại Trung Quốc đã công bố báo cáo dài 650 trang, liệt kê hàng trăm những khó khăn của các công ty nước ngoài thuộc nhiều ngành khác nhau khi tiếp cận thị trường Trung Quốc. Chủ tịch tổ chức này, Jacques de Boisséson, nói rằng bằng việc bóp nghẹt sự cạnh tranh công khai giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, Trung Quốc đang tự làm tổn thương mình. Ông nói: "Tỷ lệ đầu tư của châu Âu vào Trung Quốc, so với tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của EU, chỉ chiếm 3%".
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc tăng theo đà của nền kinh tế đang bùng nổ, nhưng không nhanh như nhiều người mong muốn. Kim ngạch xuất khẩu của châu Âu sang Trung Quốc đạt tổng cộng 78,4 tỷ USD trong năm 2008, tăng 9% so với năm 2007. Tuy nhiên, Phòng Thương mại châu Âu, đại diện cho 1.400 doanh nghiệp quốc tế, cho biết kim ngạch thương mại với quốc gia nhỏ Thụy Sỹ vẫn cao hơn gấp ba lần. Theo tài liệu trên, mặc dù 30 năm đã trôi qua kể từ khi Bắc Kinh mở cửa cho đầu tư nước ngoài, "Trung Quốc vẫn bị quản lý quá chặt và ít mở cửa cho sự cạnh tranh so với các nền kinh tế lớn khác".
Mặc dù từ vài thập niên qua các nhà đầu tư quốc tế phàn nàn về tình trạng quan liêu mà họ vấp phải khi tiếp cận thị trường Trung Quốc, song mối lo ngại của họ ngày càng sâu sắc trong những năm gần đây bởi một loạt thay đổi quy định mà dường như nhằm trực tiếp đóng cửa đối với công ty nước ngoài. De Boisséson nói rằng điều đó khiến các công ty châu Âu thận trọng trong việc xem xét đầu tư thêm vốn vào thị trường Trung Quốc. Ông nói: "Điều mà chúng tôi nói với Chính phủ Trung Quốc là các công ty của chúng tôi sẵn sàng đầu tư và vì điều đó, họ cần đảm bảo rằng họ sẽ được đối xử công bằng. Hiện họ lo ngại rằng điều này sẽ không xảy ra".
Nhiều thủ tục rắc rối và quan liêu được cho là do Trung Quốc cố tình tạo ra nhằm ngăn chặn đối thủ nước ngoài
Các công ty nước ngoài cũng lớn tiếng phàn nàn rằng họ đang bị ngăn cản tiếp cận hầu hết khu vực thu mua sinh lợi của Chính phủ Trung Quốc. Mỹ và hầu hết các thị trường phương Tây khác đã ký kết Hiệp định mua sắm chính phủ (GPA) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), theo đó cấm việc cản trở các công ty nước ngoài tiếp cận lĩnh vực này. Tuy nhiên, Trung Quốc không ký kết GPA.
Năm ngoái, Phòng Thương mại châu Âu tuyên bố rằng các vụ đấu thầu của Bắc Kinh trong lĩnh vực năng lượng gió đã được cố ý sắp đặt để không cho các công ty nước ngoài tham gia điều hành bằng cách lồng vào tiêu chí rằng chỉ có các công ty Trung Quốc mới có thể đáp ứng. Tổ chức này cũng lưu ý không có công ty thuộc sở hữu nước ngoài nào dành được hợp đồng trong tổng số 25 hợp đồng có giá trị được trao cho các công ty trong khuôn khổ gói kích thích kinh tế của chính phủ trị giá 584 tỷ USD.
Hồi tháng 7, người đứng đầu hai trong số những công ty lớn nhất của châu Âu đã phàn nàn trực tiếp với Thủ tướng Ôn Gia Bảo rằng các doanh nghiệp nước ngoài đang bị phân biệt đối xử bất công. Jürgen Hambrecht, Giám đốc điều hành của BASF, nói với nhà lãnh đạo này của Trung Quốc rằng theo các quy định của nước này, công ty của ông buộc phải chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc thì mới được tiếp cận thị trường. Còn Peter Loescher, Giám đốc điều hành của Siemens, phàn nàn về việc các công ty trong nước được Bắc Kinh ưu ái trong cuộc đua giành các hợp đồng mua sắm công.
Sức thu hút của Trung Quốc có thể bị giảm sút khi các công ty nước ngoài không "hài lòng"
Cũng trong tháng 7, Jeffrey Immelt, Giám đốc điều hành của GE, đã gây xôn xao khi những nhận xét của ông về môi trường thị trường ngày càng xấu đi tại Trung Quốc được tiết lộ. Tờ "Thời báo Tài chính" dẫn lời ông phát biểu trước một cử tọa gồm các giám đốc điều hành hàng đầu của Italia tại Rôm: "Tôi thực sự lo ngại về Trung Quốc... Tôi không dám chắc rút cục họ có muốn ai trong số chúng ta thắng hay thành công không".
Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc cũng có những quan ngại tương tự. Christian Murck, Chủ tịch tổ chức này, nói: "Đối với lĩnh vực công nghệ cao, ngành ITC, và các ngành công nghiệp phụ thuộc nhiều vào quyền sở hữu trí tuệ, chúng tôi rất lo ngại về môi trường hoạt động trong tương lai do những thay đổi trong chính sách điều tiết và sự thu hẹp quyền tiếp cận thị trường. Các công ty nói rằng Trung Quốc vẫn là ưu tiên hàng đầu cho đầu tư trong tương lai, nhưng tất nhiên đầu tư tương lai sẽ phụ thuộc vào quy mô mà các công ty nước ngoài được phép hoạt động tại thị trường này".
kinh tế trung quốc phát triển chóng mặt và thu hút nước ngoài bằng nhiều chính sách ưu đãi trong những thập kỷ đầu mở cửa

Kinh tế Trung Quốc phát triển chóng mặt và thu hút nước ngoài bằng nhiều chính sách ưu đãi trong những thập kỷ đầu mở cửa
Nhiều ý kiến cho rằng tình trạng rối rắm quan liêu được cố ý tạo ra nhằm ngăn cản các đối thủ nước ngoài để tạo lợi thế cho các daonh nghiệp trong nước.
Tuần trước, Phòng Thương mại của Liên minh châu Âu (EU) tại Trung Quốc đã công bố báo cáo dài 650 trang, liệt kê hàng trăm những khó khăn của các công ty nước ngoài thuộc nhiều ngành khác nhau khi tiếp cận thị trường Trung Quốc. Chủ tịch tổ chức này, Jacques de Boisséson, nói rằng bằng việc bóp nghẹt sự cạnh tranh công khai giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, Trung Quốc đang tự làm tổn thương mình. Ông nói: "Tỷ lệ đầu tư của châu Âu vào Trung Quốc, so với tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của EU, chỉ chiếm 3%".
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc tăng theo đà của nền kinh tế đang bùng nổ, nhưng không nhanh như nhiều người mong muốn. Kim ngạch xuất khẩu của châu Âu sang Trung Quốc đạt tổng cộng 78,4 tỷ USD trong năm 2008, tăng 9% so với năm 2007. Tuy nhiên, Phòng Thương mại châu Âu, đại diện cho 1.400 doanh nghiệp quốc tế, cho biết kim ngạch thương mại với quốc gia nhỏ Thụy Sỹ vẫn cao hơn gấp ba lần. Theo tài liệu trên, mặc dù 30 năm đã trôi qua kể từ khi Bắc Kinh mở cửa cho đầu tư nước ngoài, "Trung Quốc vẫn bị quản lý quá chặt và ít mở cửa cho sự cạnh tranh so với các nền kinh tế lớn khác".
Mặc dù từ vài thập niên qua các nhà đầu tư quốc tế phàn nàn về tình trạng quan liêu mà họ vấp phải khi tiếp cận thị trường Trung Quốc, song mối lo ngại của họ ngày càng sâu sắc trong những năm gần đây bởi một loạt thay đổi quy định mà dường như nhằm trực tiếp đóng cửa đối với công ty nước ngoài. De Boisséson nói rằng điều đó khiến các công ty châu Âu thận trọng trong việc xem xét đầu tư thêm vốn vào thị trường Trung Quốc. Ông nói: "Điều mà chúng tôi nói với Chính phủ Trung Quốc là các công ty của chúng tôi sẵn sàng đầu tư và vì điều đó, họ cần đảm bảo rằng họ sẽ được đối xử công bằng. Hiện họ lo ngại rằng điều này sẽ không xảy ra".

Nhiều thủ tục rắc rối và quan liêu được cho là do Trung Quốc cố tình tạo ra nhằm ngăn chặn đối thủ nước ngoài
Các công ty nước ngoài cũng lớn tiếng phàn nàn rằng họ đang bị ngăn cản tiếp cận hầu hết khu vực thu mua sinh lợi của Chính phủ Trung Quốc. Mỹ và hầu hết các thị trường phương Tây khác đã ký kết Hiệp định mua sắm chính phủ (GPA) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), theo đó cấm việc cản trở các công ty nước ngoài tiếp cận lĩnh vực này. Tuy nhiên, Trung Quốc không ký kết GPA.
Năm ngoái, Phòng Thương mại châu Âu tuyên bố rằng các vụ đấu thầu của Bắc Kinh trong lĩnh vực năng lượng gió đã được cố ý sắp đặt để không cho các công ty nước ngoài tham gia điều hành bằng cách lồng vào tiêu chí rằng chỉ có các công ty Trung Quốc mới có thể đáp ứng. Tổ chức này cũng lưu ý không có công ty thuộc sở hữu nước ngoài nào dành được hợp đồng trong tổng số 25 hợp đồng có giá trị được trao cho các công ty trong khuôn khổ gói kích thích kinh tế của chính phủ trị giá 584 tỷ USD.
Hồi tháng 7, người đứng đầu hai trong số những công ty lớn nhất của châu Âu đã phàn nàn trực tiếp với Thủ tướng Ôn Gia Bảo rằng các doanh nghiệp nước ngoài đang bị phân biệt đối xử bất công. Jürgen Hambrecht, Giám đốc điều hành của BASF, nói với nhà lãnh đạo này của Trung Quốc rằng theo các quy định của nước này, công ty của ông buộc phải chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc thì mới được tiếp cận thị trường. Còn Peter Loescher, Giám đốc điều hành của Siemens, phàn nàn về việc các công ty trong nước được Bắc Kinh ưu ái trong cuộc đua giành các hợp đồng mua sắm công.

Sức thu hút của Trung Quốc có thể bị giảm sút khi các công ty nước ngoài không "hài lòng"
Cũng trong tháng 7, Jeffrey Immelt, Giám đốc điều hành của GE, đã gây xôn xao khi những nhận xét của ông về môi trường thị trường ngày càng xấu đi tại Trung Quốc được tiết lộ. Tờ "Thời báo Tài chính" dẫn lời ông phát biểu trước một cử tọa gồm các giám đốc điều hành hàng đầu của Italia tại Rôm: "Tôi thực sự lo ngại về Trung Quốc... Tôi không dám chắc rút cục họ có muốn ai trong số chúng ta thắng hay thành công không".
Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc cũng có những quan ngại tương tự. Christian Murck, Chủ tịch tổ chức này, nói: "Đối với lĩnh vực công nghệ cao, ngành ITC, và các ngành công nghiệp phụ thuộc nhiều vào quyền sở hữu trí tuệ, chúng tôi rất lo ngại về môi trường hoạt động trong tương lai do những thay đổi trong chính sách điều tiết và sự thu hẹp quyền tiếp cận thị trường. Các công ty nói rằng Trung Quốc vẫn là ưu tiên hàng đầu cho đầu tư trong tương lai, nhưng tất nhiên đầu tư tương lai sẽ phụ thuộc vào quy mô mà các công ty nước ngoài được phép hoạt động tại thị trường này".
Nguồn: Xã Luận