Jane_Nolin
New member
Ngôn ngữ các loài hoa đã có tự ngàn xưa, từ khi trái tim con người biết rung những nhịp đập tình yêu đầu tiên. Nó hiện diện trong tất cả các nền văn hóa khác nhau. Người Hy Lạp được xem là những nhà chơi hoa sớm nhất. Những người hát rong, những nhà thơ, các chiến binh...tất cả được khen thưởng bằng những vòng hoa phù hợp. Người La Mã đã đặt ra lễ hội để tôn vinh các loài hoa hàng năm, từ hơn 600 năm trước Công nguyên.
Ngôn ngữ của loài hoa đã sớm được nhiều nước châu Âu hiểu rõ và ứng dụng tài tình. Ý nghĩa các loài hoa rất được xem trọng. Trong suốt thời Trung Cổ, người hiệp sĩ có thể biểu lộ tình cảm của mình bằng cách đeo phù hiệu (bằng những bông hoa) của người tình trên chiếc mũ sắt. Và chính người phụ nữ đó cũng bày tỏ tình cảm của mình với anh ta qua các đóa hoa cài trên người.
Người ta nói rằng, chính bà Mary Wortley Montagu, vợ của Đại sứ Anh tại Constantinople, đã đưa khái niệm ngôn ngữ các loài hoa của phương Đông vào Anh năm 1717 . Kèm với bức thư của mình, bà gởi một nụ Đinh hương, một cành Trường Thọ, một quả Lê, một bông Hồng, một cọng rơm, một cọng rơm, một miếng quế và một ít hột tiêu. Những bông hoa, trái cây và gia vị này là những biểu tượng khá bí ẩn, đã được hiểu như sau :
Nụ đinh hương : "Em mảnh mai như nụ đinh hương này. Em là một đóa hồng còn nằm trong nụ. Tôi đã yêu từ lâu và em không hay."
Cành trường thọ : "Đáng thương cho sự say mê của tôi !"
Quả lê : "Hãy cho tôi một ít hy vọng ! "
Hoa hồng : "Em có thể hài lòng, và nỗi buồn của em là của tôi ! "
Một cọng rơm : "Tôi là nô lệ của em."
Một miếng quế : "Số phận của tôi thuộc về em."
Hạt tiêu : "Hãy gửi cho tôi một câu trả lời"
Ngày nay, dựa theo đặc điểm nội dung của thông điệp muốn bày tỏ, tùy theo sự đa dạng của các loài hoa có thể có được, và tùy theo sự sáng tạo độc đáo của người gởi, chúng ta hoàn toàn có thể "nói" bằng ngôn ngữ của loài hoa. Và dĩ nhiên, một bông Hồng đỏ là cách đơn giản nhất để nói rằng "Anh yêu em".
Biết thêm một ngôn ngữ là khởi đầu cho nhiều khám phá thú vị. Hơn thế nữa, ngôn ngữ của loài hoa lại là thứ ngôn ngữ của nghệ thuật, phong phú và đậm tính thi ca, có thừa khả năng biểu đạt cảm xúc và các tâm trạng thay đổi của chúng ta.
*****
Theo một từ điển về hoa được biên soạn từ đầu thế kỷ 19, khi gửi đi một thông điệp hoa, người ta phải tuân theo vài nguyên tắc cơ bản : "Khi một bông hoa được trao tặng với tình trạng tự nhiên của nó thì ý nghĩa sẽ được hiểu theo thể xác định, còn ngược lại có nghĩa là phủ định".
Ví dụ, một nụ hồng có đủ cả lá và gai thể hiện nỗi âu lo nhưng kèm theo hy vọng. Nhưng nếu nụ hồng ấy bị tước bớt lá và gai, nó sẽ được hiểu là chẳng âu lo cũng chẳng hy vọng. Cũng với nụ hồng đó, nếu đã bị tước hết cả lá lẫn gai nó lại được hiểu là đang hy vọng và lạc quan nhất. Và khi người ta ngắt bỏ bớt các cánh hoa và giữ lại đầy đủ lá gai thì đó chính là nỗi niềm đang ấp ủ những lo âu sợ hãi tệ hại nhất.
Cúc vạn thọ là biểu tượng của sự thất vọng (phương Đông thì lại quan niệm khác), để nó lên đầu có nghĩa là nỗi lo lắng của trí óc, đặt lên trái tim là nỗi đau của tình yêu, đặt lên giữa ngực là sự chờ đợi mỏi mòn.
Đại từ "tôi" thường được thể hiện bằng cách nghiêng biểu tượng hoa về bên phải, và đại từ "bạn" thì nghiêng về bên trái.
Ngôn ngữ của loài hoa đã sớm được nhiều nước châu Âu hiểu rõ và ứng dụng tài tình. Ý nghĩa các loài hoa rất được xem trọng. Trong suốt thời Trung Cổ, người hiệp sĩ có thể biểu lộ tình cảm của mình bằng cách đeo phù hiệu (bằng những bông hoa) của người tình trên chiếc mũ sắt. Và chính người phụ nữ đó cũng bày tỏ tình cảm của mình với anh ta qua các đóa hoa cài trên người.
Người ta nói rằng, chính bà Mary Wortley Montagu, vợ của Đại sứ Anh tại Constantinople, đã đưa khái niệm ngôn ngữ các loài hoa của phương Đông vào Anh năm 1717 . Kèm với bức thư của mình, bà gởi một nụ Đinh hương, một cành Trường Thọ, một quả Lê, một bông Hồng, một cọng rơm, một cọng rơm, một miếng quế và một ít hột tiêu. Những bông hoa, trái cây và gia vị này là những biểu tượng khá bí ẩn, đã được hiểu như sau :
Nụ đinh hương : "Em mảnh mai như nụ đinh hương này. Em là một đóa hồng còn nằm trong nụ. Tôi đã yêu từ lâu và em không hay."
Cành trường thọ : "Đáng thương cho sự say mê của tôi !"
Quả lê : "Hãy cho tôi một ít hy vọng ! "
Hoa hồng : "Em có thể hài lòng, và nỗi buồn của em là của tôi ! "
Một cọng rơm : "Tôi là nô lệ của em."
Một miếng quế : "Số phận của tôi thuộc về em."
Hạt tiêu : "Hãy gửi cho tôi một câu trả lời"
Ngày nay, dựa theo đặc điểm nội dung của thông điệp muốn bày tỏ, tùy theo sự đa dạng của các loài hoa có thể có được, và tùy theo sự sáng tạo độc đáo của người gởi, chúng ta hoàn toàn có thể "nói" bằng ngôn ngữ của loài hoa. Và dĩ nhiên, một bông Hồng đỏ là cách đơn giản nhất để nói rằng "Anh yêu em".
Biết thêm một ngôn ngữ là khởi đầu cho nhiều khám phá thú vị. Hơn thế nữa, ngôn ngữ của loài hoa lại là thứ ngôn ngữ của nghệ thuật, phong phú và đậm tính thi ca, có thừa khả năng biểu đạt cảm xúc và các tâm trạng thay đổi của chúng ta.
*****
Theo một từ điển về hoa được biên soạn từ đầu thế kỷ 19, khi gửi đi một thông điệp hoa, người ta phải tuân theo vài nguyên tắc cơ bản : "Khi một bông hoa được trao tặng với tình trạng tự nhiên của nó thì ý nghĩa sẽ được hiểu theo thể xác định, còn ngược lại có nghĩa là phủ định".
Ví dụ, một nụ hồng có đủ cả lá và gai thể hiện nỗi âu lo nhưng kèm theo hy vọng. Nhưng nếu nụ hồng ấy bị tước bớt lá và gai, nó sẽ được hiểu là chẳng âu lo cũng chẳng hy vọng. Cũng với nụ hồng đó, nếu đã bị tước hết cả lá lẫn gai nó lại được hiểu là đang hy vọng và lạc quan nhất. Và khi người ta ngắt bỏ bớt các cánh hoa và giữ lại đầy đủ lá gai thì đó chính là nỗi niềm đang ấp ủ những lo âu sợ hãi tệ hại nhất.
Cúc vạn thọ là biểu tượng của sự thất vọng (phương Đông thì lại quan niệm khác), để nó lên đầu có nghĩa là nỗi lo lắng của trí óc, đặt lên trái tim là nỗi đau của tình yêu, đặt lên giữa ngực là sự chờ đợi mỏi mòn.
Đại từ "tôi" thường được thể hiện bằng cách nghiêng biểu tượng hoa về bên phải, và đại từ "bạn" thì nghiêng về bên trái.