Những chiêu PR phim khó lường

[Mr.P]

New member
Kỳ 1: Những "cú lừa" ngoạn mục ở Hollywood

Truy tìm Phù thủy Blair - Một cú lừa ngoạn mục

Truy tìm Phù thủy Blair không chỉ được coi là 1 trong 10 bộ phim có sức ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 mà còn là một trong những bộ phim có cách PR, quảng cáo kinh điển nhất.

Bộ phim kể về ba sinh viên điện ảnh gồm Heather Donahue, Joshua Leonard, và Michael Williams quyết định đi vào rừng Blakc Hills để làm một bộ phim tài liệu về truyền thuyết phù thủy Blair đã ám ảnh mọi người suốt hai thế kỷ qua. Tuy nhiên, khi vào rừng họ mới phát hiện ra rằng, những điều mà họ nghe được không chỉ là truyền thuyết. Họ phải đối diện với hàng loạt những hiện tượng bí ẩn, rùng rợn và phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.

1337657922-phim-1.jpg

Truy tìm phủ thủy Blair gây ấn tượng mạnh không chỉ vì nội dung mà còn vì các chiêu thức PR của nhà sản xuất
Sau khi Truy tìm Phù thủy Blair được hoàn tất, đạo diễn Daniel Myrick và Eduardo Sánchez đã bộ phim được mang tới LHP Sundance với hi vọng mong manh rằng có thể bán được cho các hãng video, các hãng truyền hình cáp, thậm chí sẵn sàng cho không nếu ai đó chịu phát hành rộng rãi.

Mặc dù không kỳ vọng vào thành công của bộ phim nhưng Daniel Myrickm và Eduardo Sánchez lại nghĩ ra một cách vô cùng độc đáo để thu hút sự chú ý của khán giả. Không có diễn viên ngôi sao, không có sự hậu thuẫn của giới truyền thông, Daniel Myrick và Eduardo Sánchez tự đi rải tờ rơi và dán áp phích khắp thành phố Park City với nội dung: “Ngày 21/10/1994, Heather Donahue, Joshua Leonard, và Michael Williams đến khu rừng Black Hills ở Maryland để quay bộ phim tài liệu về truyền thuyết Phù thủy Blair. Họ không quay trở lại. Một năm sau, những thước phim của họ đã được tìm thấy, với nội dung ghi lại cuộc hành trình 5 ngày khủng khiếp dẫn đến sự mất tích của họ”.

<table style="font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 12px; color: rgb(0, 0, 0); font-style: normal; font-variant: normal; font-weight: normal; letter-spacing: normal; line-height: normal; orphans: 2; text-align: justify; text-indent: 0px; text-transform: none; white-space: normal; widows: 2; word-spacing: 0px; -webkit-text-size-adjust: auto; -webkit-text-stroke-width: 0px; background-color: rgb(255, 255, 255); " align="center" width="200" border="1" cellpadding="1" cellspacing="1"><tbody style="font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 12px; "><tr style="font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 12px; "><td style="font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 12px; ">
1337658248-phim-2.jpg
</td><td style="font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 12px; ">
1337658248-phim-1.jpg
</td><td style="font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 12px; ">
1337658248-phim-3.jpg
</td></tr></tbody></table>
Các nhà sản xuất Truy tìm phù thủy rừng Blair cố tình dựng nên câu chuyện 3 sinh viên bị mất tích để kích thích sự tò mò của công chúng
Trúng kế của hai vị đạo diễn kia, khán giả đã đổ xô tới rạp để xem Truy tìm Phù thủy rừng Blair.Trong số những khán giả đó, có lãnh đạo của hãng phát hành phim Artisan Entertainment. Họ đã quyết định mua lại bộ phim này với giá 1,1 triệu USD và bỏ thêm nửa triệu USD vào hòa âm và chỉnh màu lại. Tiếp đến, họ bỏ ra tới 25 triệu USD cho chiến dịch quảng bá phim.

Bắt chước chiêu thức của Daniel Myrick và Eduardo Sánchez, hãng Artisan tiếp tục tung lên Internet truyền thuyết rùng rợn về phủ thủy Blair, về vụ mất tích của ba sinh viên điện ảnh và thước phim tìm thấy sau một năm xảy ra sự kiện kinh hoàng. Tất cả đều thật tới mức trên một số trang web điện ảnh danh tiếng, ba diễn viên chính còn bị liệt vào danh sách "bị mất tích hoặc cho là đã chết".

1337657298-phim-2.jpg

Truy tìm phù thủy rừng Blair là bộ phim độc lập thành công thứ ba của mọi thời đại
Kết quả, Truy tìm Phù thủy rừng Blair đạt được mức doanh được 248,6 triệu USD tiền bán vé trên khắp thế giới và trở thành bộ phim độc lập thành công đứng thứ ba của mọi thời đại (sau Paranormal Activity và Mad Max). Bộ phim còn được ưa chuộng tới mức các fan khắp nước Mỹ đi vào những vùng hoang dã để tự mình quay những bộ phim tài liệu mang phong cách phù thủy Blair. Nhiều fan khác lại tin rằng phù thủy Blair tồn tại. Họ đổ xô tới khu rừng nơi các nhà làm phim đã quay với hy vọng tìm thấy dấu tích của huyền thoại này. Ba diễn viên chính cũng tin phù thủy Blair là có thật. Chỉ sau khi phim được phát hành họ mới khám phá ra rằng, toàn bộ truyền thuyết ấy là do 2 đạo diễn Myrick và Sánchez bịa ra!

Cướp biển Caribê - "Khắc" ấn tượng vào đầu khán giả

Trước khi ra mắt bộ phim Pirates of the Caribbean: At World"s End, hãng Disney và 10 công ty đối tác của hãng đã có cuộc họp tại đảo Castaway Cay trong ba ngày để bàn bạc về chiến dịch quảng bá cho bộ phim này. Theo đó, công ty thám hiểm Odyssey Marine Exploration có nhiệm vụ công bố họ vừa trục vớt một con tàu cổ với số tiền vàng khổng lồ trị giá nửa tỉ đôla.

Tiếp đến, Odyssey hợp đồng với Verizon lập một giải thưởng kim hoàn trị giá 26.000 USD (lấy từ số nữ trang vớt được từ con tàu cổ); Coca-Cola lập ra giải MyCokeRewards, trong đó người chiến thắng có cơ hội được tặng cặp vé du lịch trên con tàu thám hiểm Odyssey Explorer, thậm chí được lặn xuống lòng đại dương. Những hoạt động này được tổ chức một cách dồn dập khiến khiến khán giả bỗng bị hấp dẫn bởi hình ảnh tàu cổ, tiền cổ...
1337657298-phim-2-1.jpg

Pirates of the Caribbean: At World"s End tung ra chiến dịch PR rất hoành tráng
Chưa hết, Hãng Gibson Guitar đưa ra những cây guitar điện thiết kế theo cảm hứng từ chủ đềPirates of the Caribbean. Hãng Verizon đưa ra giải thưởng mẫu điện thoại chủ đề cướp biển (chỉ sản xuất 20 chiếc).
Best Buy tung chiến dịch khuyến mại tặng một vé xem Pirates of the Caribbean cho bất kỳ khách hàng nào mua một DVD của Disney. Và Visa/Commerce Bank đưa ra chiêu tiếp thị cho khách hàng sử dụng thẻ tín dụng của họ, với ba người chiến thắng cuối cùng sẽ được đến New York cùng một bản đồ và chiếc chìa khóa mở một trong ba chiếc rương kho báu chứa 10.000 USD, 15.000 USD và 25.000 USD. Việc mở khóa sẽ được thực hiện tại Viện bảo tàng sáp Madame Tussauds, nơi đã dựng sẵn tượng sáp những nhân vật chính trong bộ phim cướp biển.

Tóm lại là tất cả mọi thứ đều liên quan đến “cướp biển”, đưa “cướp biển” vào nhận thức của khán giả và biến “cướp biển” trở thành đề tài thời sự không chỉ trong lĩnh vực điện ảnh. Với kỹ thuật tiếp thị đẳng cấp cao, Pirates of the Caribbean: At World"s End đã hốt bạc ngay từ ngày đầu ra mắt (139,8 triệu USD) và trở thành một trong những bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại.

Noi gương hãng Disney, Sony Pictures đã bắt tay với hàng loạt các công ty không hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh hay truyền thông để quảng bá cho bộ phim hoạt hình Surf's Up của họ. Theo đó, hãng Air Haead tung ra sản phẩm kẹo mang chủ đề Surf's Up, hãng Old Navy tung ra những chiếc áo sơ mi Surf's Up dành cho trẻ em, hãng Baskin-Robbins tung loại kem có mùi vị Surf's Up, Hiệp hội thực phẩm đông lạnh Hoa Kỳ tung loại tủ lạnh được thiết kế theo chủ đề Surf's Up....Với tất cả những hoạt động đó, cụm từ Surf's Up đã hằn sâu vào đầu công chúng.

1337658577-phim-1.jpg

Bằng nhiều cách, Surf's Up đã chui sâu vào đầu công chúng
Cao điểm 09/11 - Những cuộc tranh cãi nảy lửa

Vào năm 2004, Michael Moore hoàn thành bộ phim Cao điểm 09/11 với nội dung khá nhạy cảm. Bộ phim đưa ra những bằng chứng về mối liên hệ giữa gia đình Tổng thống Bush và gia đình của Osama Bin Laden cùng những đại gia dầu hỏa ở Ả Rập Saudi, yêu cầu Tổng thống trả lời về sự kiện khủng bố ngày 11/09. Không chỉ thế, Michael Moore còn cho thấy Tổng thống Bush đã lợi dụng sự kiện đau lòng này để phục vụ mưu đồ chính trị và khuếch trương quyền lực của ông ta.

Trước khi đưa bộ phim này ra phát hành, Michael Morre đã bày tỏ sự thất vọng về việc hãng Miramax, trực thuộc tập đoàn Disney khi hãng này từ chối phát hành bộ phim Cao điểm 09/11 của ông. Ông cũng kết tội hãng Disney không dám phát hành bộ phim Cao điểm 09/11 vì hãng này đã trót nhận rất nhiều những khoản ưu đãi về thuế tại bang Florida, nơi em trai của Tổng thống Bush đang làm Thống đốc.

1337657298-phim-4.jpg

Michael Moore cũng có nhiều chiêu trước khi công chiếu Cao điểm 09/11
Đáp lại những lời cáo buộc của Michael Moore, hãng Disney tố cáo Michael Moore làm ầm ĩ chuyện này chỉ nhằm mục đích quảng cáo bộ phim bởi ngay từ đầu, hãng đã không thích bộ phim này. Hơn nữa, chủ trương của Disney từ trước tới nay là không động tới các vấn đề chính trị. Disney cũng phủ nhận cáo cuộc của Michael Moore cho rằng hãng không dám phát hành bộ phim này do lo sợ ảnh hưởng của gia đình Tổng thống Bush cũng như vấn đề thuế má ở Florida.
1337657298-phim-5.jpg

Cao điểm 09/11 thành công mỹ mãn về mặt doanh thu
Cuộc tranh cãi nảy lửa giữa Michael Moore và Disney đã được hàng loạt các phương tiện thông tin đại chúng uy tín đưa tin, và thế là, dù chẳng mất nhiều tiền vào khâu quảng bá, cả thế giới vẫn biết tới Cao điểm 09/11. Chính Michael Moore sau này đã phải thừa nhận rằng, nhiều người phải đi xemCao điểm 09/11 vì họ không muốn bị chơ vơ trong cuộc nói chuyện ở bữa tối.
Trước đó, bộ phim Passion of Christ cũng đã rất thành công trong việc gây ra tranh cãi để thu hút khán giả tới rạp.

Theo An - 24h​
 
Kỳ 2: Trò PR phim "nóng" xứ Hàn

Một trong những công cụ giúp thúc đẩy doanh thu của những bộ phim “nóng” xứ Hàn là nhữngchiêu trò PR không thể vắng mặt. Có thể điểm ra đây những “mánh lới” khá phổ biến của những nhà sản xuất phim 19+ này.
1. Poster bắt mắt
1337595581-Untitled-3.jpg

1337595581-2.jpg

Poster một số bộ phim điện ảnh Hàn Quốc đã và sẽ chiếu trong nửa đầu năm nay
Nếu như bạn muốn tìm hiểu một ngôi nhà, ấn tượng đầu tiên với bạn chính là vẻ bề ngoài của ngôi nhà đó. Một bộ phim cũng giống như một ngôi nhà bạn muốn bước vào và poster phim giữ vai trò quan trọng tạo dấu ấn đầu tiên như chiếc áo bọc bên ngoài của căn nhà.
Đương nhiên, các nhà sản xuất phim “nóng” luôn tung ra những poster vô cùng bắt mắt. Chỉ điểm qua một loạt những bộ phim bị dán nhãn phim dành cho lứa tuổi người lớn của màn ảnh rộng xứ Hàn từ đầu năm tới nay đã thấy vô số những poster nude, bán nude, cởi áo, giường chiếu… Cảm giác tò mò sẽ ập tới với khán giả, cùng với đó là sự háo hức về bộ phim. Điều đó đồng nghĩa với thắng lợi ban đầu từ nhà sản xuất.
Tuy nhiên có không ít những poster vì quá nhạy cảm đã bị nhà quản lý văn hóa kiểm duyệt, yêu cầu cấm phát hành hoặc phải sửa lại hình ảnh. Đương nhiên, sự việc tưởng như là rào cản này lại trở thành một mũi tên đánh trúng tâm lý tò mò của người xem. Người ta sẽ không khỏi thắc mắc, nhạy cảm tới mức nào mà lại bị cấm? Và thế là nhà sản xuất lại “câu” thêm được vô số những con người khoái tìm cho ra câu trả lời này.
2. Trailer cũng nhiều cảnh nóng
Đương nhiên, trailer của những bộ phim này luôn được cài vào kha khá những cảnh nóng. Bên cạnh trailer chính thức, vì bị kiểm duyệt nên đã cắt bỏ những cảnh “người lớn” thì nhà sản xuất vẫn được phép xuất bản những trailer dán nhãn 19+, xuất phát từ thực tế tại cộng đồng mạng online xứ Hàn (người truy cập phải khai chứng minh thư, đủ tuổi mới được phép xem video 19+).
3. Những phát ngôn “động trời”
1337595581-url.jpg

Im Soo Jung và Ryu Seung Ryong của bộ phim All about of my wife
Người tạo nên những phát ngôn gây chú ý đó là “đội ngũ” từ đạo diễn, biên kịch tới diễn viên. Một đặc điểm chung khá phổ biến của những câu nói đó là: đều liên quan tới việc quay cảnh “nóng”. Những khán giả chưa được biết tới nội dung bộ phim nhưng chỉ nghe những câu nói nhạy cảm của ê kíp đoàn phim cũng phần nào cảm nhận được độ nóng và mức độ hồi hộp.
Nam diễn viên Ryu Seung Ryong của bộ phim All about of my wife (Tất cả về vợ tôi) đã mạnh mồm nói ẩn ý việc bạn diễn Im Soo Jung trong phim bị lộ “cái ngàn vàng”. Đổi lại, trong một bài phỏng vấn, Im Soo Jung bật mí rằng cô phải diễn cảnh cởi đồ lót ngay trước mặt bạn diễn nam đóng vai người chồng trong phim.
Không hiếm những thông tin, diễn viên nữ A. hay diễn viên nam B. sẽ có cảnh nude toàn thân trong phim mới, được đăng tải trên các trang báo mạng và báo giấy xứ Hàn. Ở đây, người ta nhận ra sự bắt tay phối hợp tài tình giữa bộ phận phụ trách PR phim và những nhà truyền thông.
4. Ra mắt phim gây chú ý
1337595581-oh-in-hye.jpg

Oh In Hye diện đồ ngủ ra mắt phim
Việc lựa chọn một bộ trang phục ra sao khi xuất hiện trước truyền thông trong buổi họp báo ra mắt phim “nóng” cũng là một trong những điều được nhà sản xuất “cài đặt” có chủ ý. Điển hình nhất trong chiêu trò tạo scandal ăn mặc trước khi phim công chiếu là trường hợp nữ diễn viên Oh In Hyevà Lee Jin Ju của Red Vacance Black Wedding.
Mặc dù đã bị chỉ trích vì chiếc váy quá lố tại LHP quốc tế Busan nhưng chỉ hai ngày sau, cô này lại gây sốc khi diện “đồ ngủ” ra mắt bộ phim 18+ của mình. Tiếp sau đó là những lần ra mắt phim ồn ào không kém với những cử chỉ trên mức bình thường với đạo diễn phim và việc “thả rông” vòng một trong một buổi biểu diễn thời trang. Người bạn cùng đóng trong phim là Lee Jin Ju cũng bị khán giả la ó vì cách chèn ép, độn ngực một cách quá lộ liễu và phản cảm trong những buổi ra mắt phim.
Rõ ràng, với chiêu trò tạo scandal để gây chú ý như kiểu của Red Vacance Black Wedding, kết quả sẽ đi ngược lại mong muốn của nhà sản xuất.
1337595581-lee-jin-ju.jpg

Lee Jin Ju (bên phải) trong một buổi ra mắt phim
(Theo internet)
 
Kỳ 3: Tủi hổ vì mánh lới PR của sao Hoa

Trong showbiz Hoa ngữ, cụm từ “Sao tác” được dùng để ám chỉ những cách tuyên truyền khác thường, nhằm thu hút sự chú ý của công chúng dành cho một cá nhân hoặc tác phẩm nào đó. Trước bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn, nền điện ảnh của các quốc gia đều đứng trước thử thách thì “sao tác” lại càng có ý nghĩa quan trọng. Các nhà đầu tư và sản xuất được ví như bầy yêu tinh đang trong cuộc cạnh tranh khốc liệt để giành được “miếng thịt Đường Tăng” – hầu bao của khán giả.
Chính từ thực tế này, ngày càng nhiều chiêu trò xuất hiện với đủ mọi mức độ khác nhau, đáp ứng nhu cầu, quy mô và mục đích của từng chiến dịch PR chuyên nghiệp. Trong đó, mối quan hệ giữa ngôi sao, người quản lý và giới truyền thông luôn đóng vai trò chi phối mọi động tĩnh, tiến triển của thủ thuật này. Và cho dù có muốn giấu diếm hay che đậy bằng mọi cách thì “tam giác mật” này cũng có lúc để lộ sơ hở, tạo cơ hội cho dư luận xâm nhập và cuốn vào chính câu chuyện vốn dĩ không có thật này.
Tạo cú sốc bằng tai nạn của diễn viên
Trong quá trình ghi hình, việc diễn viên xảy ra sự cố ngoài ý muốn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ làm việc, kinh phí sản xuất. Tuy nhiên, có đôi khi tai nạn này lại mang một “sứ mệnh” đặc biệt khác: thu hút sự chú ý cho tác phẩm. Điểm bất cập duy nhất là nếu không nắm bắt được chuẩn xác mức độ thì “gia vị” thêm quá tay sẽ mang tới hậu quả khôn lường.
Khán giả Trung Quốc từng biết đến sự việc năm 2004, hai diễn viên họ Lưu và Kim liên tiếp gặp tai nạn ngã ngựa, bỏng mặt và chân trên trường quay bộ phim Chuẩn Dương Bình Sở. Tương tự, ê kípTứ hỷ cũng dùng mánh lới “khêu gợi” sự thương cảm của công chúng khi dàn xếp scandal diễn viên Tôn Mạc bị người dân bản địa đánh “thập tử nhất sinh”.
1336986956-sao-hoa-ngu--1-.jpg

Selina được xem là nạn nhân của chiêu PR quá trớn này
Hai năm trước, vụ tai nạn nghiêm trọng của thành viên nhóm nhạc S.H.E Đài Loan trên phim trườngTôi có hẹn với mùa xuân cuối năm 2010 cũng bị nghi ngờ do nhà sản xuất “thao tác quá tay”. Vụ nổ xảy ra trong cảnh hai diễn viên Selina và Du Hạo Minh trốn chạy khỏi ngôi nhà sắp phát nổ. Theo kịch bản, vụ nổ chỉ xảy ra sau khi họ vừa thoát khỏi chỗ nguy hiểm nhưng trên thực tế, các đạo cụ đã phát nổ sớm hơn dự tính, khiến hai diễn viên bị bỏng nặng.
Tung chiêu trò từ đời tư nghệ sỹ
1336987426-sao1..jpg

Sự kiện kết hôn, sinh con của Triệu Vy đã mang về món lời hậu hĩnh cho Hoa mộc lan
Với đối tượng dễ dàng áp dụng là các ngôi sao nổi tiếng, những câu chuyện đời tư như kết hôn, thất tình, ngoại tình, ly hôn… đều được công chúng đặc biệt quan tâm. Còn nhớ thời điểm Hoa mộc lansắp ra mắt, sự kiện Triệu Vy “trốn” sang Singapore sinh con và kết hôn đã trở thành công cụ PR hiệu quả nhất cho bộ phim này. Trong khi đó, Châu Tấn chia tay với Lý Đại Tề và nhanh chóng đến với công tử nhà giàu Vương Sóc lại là điểm nhấn ấn tượng nhất trước ngày Phong thanh khởi chiếu.
1336987817-sao8..jpg

Châu Tấn "vô tình" để lộ chuyện đời tư vào đúng thời điểm Phong thanh ra mắt
Cũng với mô tuýp này, Chương Tử Di đã lựa chọn đúng thời điểm bộ phim do mình sản xuất Phi thường hoàn mỹ ra mắt để tuyên bố việc chia tay với bạn trai ngoại quốc Vivi Nevo. Trong suốt chiến dịch quảng bá, giới truyền thông đã dành nhiều thời gian để quan tâm tới “đoạn kết không có hậu” này nhiều hơn là bản thân tác phẩm.
1336987713-sao2..jpg

Chương Tử Di dùng chính thông tin đời tư của mình để PR cho bộ phim đầu tay do cô làm sản xuất
Tương tự, Ngô Kỳ Long và Mã Nhã Thư đã lợi dụng việc hôn nhân trục trặc để “đánh bóng tên tuổi” trong suốt 1 năm. Khoảng thời điểm tháng 5/2009, hai nghệ sỹ này đã quyết tâm ký đơn ly hôn nhưng vẫn cố gắng duy trì tới khi bộ phim Nhà ngoại Nước mắt của mẹ ra mắt mới chính thức công bố.
Nữ nghệ sỹ “khoe thân” tiếp thị phim
1336986956-sao-hoa-ngu--2-.jpg

1336986956-sao-hoa-ngu--5-.jpg

Liễu Nham (trên) và Triệu Minh đã "cởi mở hết cỡ" để gây chú ý cho Họa bích và Nhượng tử đạn phi
Trưng diện thật nổi bật khi tới dự các sự kiện giải trí không phải là điều xấu nhưng nếu việc ăn mặc của nghệ sỹ được bố trí có mục đích thì hiệu quả của nó dù lớn đến đâu vẫn bị dư luận lên án. Trong 2 năm qua, các nghệ sỹ trẻ như Liễu Nham, Lưu Vũ Hân, Lưu Vũ Kỳ và Triệu Minh là những đại diện lạm dụng hình thức này nhiều nhất.
1336986956-sao-hoa-ngu--4-.jpg

Lưu Vũ Hân (trái) và Lưu Vũ Kỳ táo bạo dùng cơ thể tiếp thị phim
Độc giả có lẽ sẽ không thể quên được series váy xuyên thấu của Liễu Nham trong các buổi họp báo giới thiệu Họa bích, kinh hãi vì bộ váy chật chội của Lưu Vũ Hân khi nhận giải cho vai diễn trong Bộ Bộ Kinh Tâm, khuôn ngực “bạo lộ” của Lưu Vũ Kỳ khi tham dự buổi họp báo công chiếu Đông Thành Tây Tựu và vòng 1 nặng trĩu khiêu khích của nữ diễn viên Nhượng tử đạn phi - Triệu Minh.
Thật giả ảnh “nóng” trong và ngoài phim
Không chỉ dừng lại ở việc khai thác thông tin đời tư, các nhà đầu tư còn “xào nấu” tin đồn phim giả tình thật cho các nghệ sỹ. Công cụ trong tay họ lúc này chính là những bức ảnh hậu trường cảnh quay nhạy cảm. Với khả năng “chạy tội” đơn giản, họ không hề ngại ngùng khi lạm dụng xử lý chúng theo nhiều mục đích khác nhau.
1336986956-sao-hoa-ngu--9-.jpg

Diêu Địch và Ngô Trấn Vũ bị nhà đầu tư mượn hình hậu trường "xào" thành ảnh giường chiếu và tin đồn tình cảm
Ví dụ điển hình nhất phải kể tới là khoảng giữa tháng 12/2011, một loạt hình trên giường của Diêu Địch bất ngờ xuất hiện trên khắp các diễn đàn trang web Trung Quốc. Nhân vật cùng ân ái tình tứ trên giường với cô không ai khác là ảnh đế Ngô Trấn Vũ. Mặc dù độ “nóng” của nó không thể so sánh với thời điểm scandal của Trần Quán Hy năm 2008 nhưng ít nhiều đã ảnh tới hình ảnh trong sáng của nữ diễn viên vừa “lên đời” nhờ vai Phượng ớt trong Tân Hồng Lâu Mộng. Điều kỳ lạ nhất trong sự việc phải kể tới tuyên bố của người đầu tiên đăng tải những hình ảnh này: “Tôi vô tình nhặt được 1 chiếc máy ảnh và khi mở ra đã xem được những tấm hình này…” - một lý do “lộ hàng nóng” đã rất quen thuộc với công chúng.
Ngay sau khi loạt hình trên bị phát tán, báo giới tìm cách liên lạc với công ty quản lý và Diêu Địch thì nhận được giải thích hồn nhiên: “Những tấm hình đó chỉ là cảnh trong phim Midnight Beating. Tâm trạng của Diêu Địch hiện tại rất không tốt, tinh thần hoảng loạn. Rất nhiều người gặng hỏi cô ấy về chuyện này…”.
1336986956-sao-hoa-ngu--18-.jpg

Lâm Chí Linh và Ngôn Thừa Húc dùng quan hệ tình ái để PR cho phim mới
Thêm một sự kiện nữa gây chú ý với dư luận hồi năm 2005 là tấm ảnh “cùng tắm hơi” của Lâm Chí Linh và Ngôn Thừa Húc. Vì được chụp bằng điện thoại nên hình ảnh không mấy rõ ràng. Tuy nhiên, khán giả vẫn dễ dàng nhận ra khuôn mặt quen thuộc của tài tử F4 và “chân dài số 1 Đài Loan. Hai người quấn khăn tắm trắng ngang ngực và thân mật kề vai áp má chụp ảnh như một cặp tình nhân thực thụ. Sau sự việc này, quan hệ của họ chính thức bị bạo lộ và đây cũng là thời điểm bộ phimMagic Kitchen sắp ra rạp.
Đứng từ góc độ của nhà sản xuất, “sao tác” là hình thức tiếp thị sản phẩm đầu tư một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trên quan điểm của khán giả, việc sa đà “đánh bóng” mà quên đi giá trị thực sự mà tác phẩm mang lại sẽ gây phản cảm. Như một con dao 2 lưỡi, việc làm này cần được xác định rõ ràng để tránh hậu quả lâu dài – mất uy tín của nhà đầu tư và tổn hại hình ảnh của nghệ sỹ.
(Theo internet)
 
Kỳ 4: Bạo lực + tình dục = phim của tôi
=====================

PR bằng scandal

Khi scandal lộ ảnh sex của Y.V nóng rẫy trên các mặt báo và dư luận thì sôi sục với sự việc lần đầu tiên xảy ra ở showbiz Việt thì đạo diễn Hà Sơn lại thản nhiên chia sẻ, ông muốn mời Y.V tham gia phim Trung Úy của ông. Đáng ngạc nhiên hơn, vai diễn mà ông nhằm cho Y.V lại một nữ quân y xinh đẹp, thánh thiện, chưa biết gì về cuộc đời. Vị đạo diễn này còn có vẻ như thách thức dư luận khi tuyên bố rằng, "Tôi chỉ ao ước tìm được một diễn viên đóng được cảnh yêu đương như tôi đã nghe đồn về Y.V mà thôi".

Vài năm sau, khi Trung Úy được bấm máy, và dĩ nhiên, Y.V không được giao bất cứ vai diễn nào trong bộ phim này. Cô, hay nói cách khác, scandal lộ clip sex của cô đã bị vị đạo diễn kia lợi dụng để "câu" sự chú ý của dư luận cho bộ phim. Sau này, đạo diễn Hà Sơn không những thừa nhận điều đó mà còn tuyên bố rằng: "Tôi luôn khẳng định: muốn phim thành công phải luôn luôn tạo sự chú ý. Nói thật, hồi ấy (2005) nếu sự lùm xùm chưa đủ độ làm công chúng chú ý đến phim của tôi, thì tôi sẽ đi tiếp thêm một bước nữa: mời Yến Vi ra Nha Trang chụp ảnh. Nhưng chưa kịp thực hiện thì dư luận đã quá ầm ĩ rồi".

1338223915-Trung-Uy.jpg

Hình ảnh gây nóng các trang báo của phim Trung Úy
Không những thế, đạo diễn Hà Sơn còn có những câu tuyên bố gây sốc về bộ phim Trung úy như "Bạo lực + tình dục = phim của tôi". Ông cũng khẳng định, không làm bất cứ bộ phim nào nếu kinh phí của nó dưới 2 triệu USD.

Sau này, khi Trung Úy được hoàn thành, đạo diễn Hà Sơn cũng liên tục úp mở về những cảnh nóng trong phim. Tấm ảnh nữ diễn viên Mai Mai khoe đôi gò bồng đảo căng tròn trong chiếc áo phông màu xanh do không mặc nội y càng khiến dư luận thêm tò mò. Tuy vậy, Trung Úy khi được trình chiếu đã không được công chúng đón nhận nhiều như mong đợi của đạo diễn Hà Sơn.

Khi bộ phim Lục Vân Tiên chuẩn bị phát sóng, đột nhiên trên mạng xuất hiện những hình ảnh lộ hàng của Hà Kiều Anh và Mỹ Uyên. Những hình ảnh này được chụp lén khi Hà Kiều Anh và Mỹ Uyên diễn xuất trong một cảnh quay của phim Lục Vân Tiên. Lúc đó, có rất nhiều người đã nghi ngờ đó là một chiêu thức PR cho bộ phim bởi lẽ tại sao những hình ảnh đó lại xuất hiện đúng vào thời điểm bộ phim chuẩn bị được phát sóng, mặc dù nó đã được chụp cách đó 2 năm trước.

Mới đây nhất, trước khi ra mắt bộ phim Thiên mệnh anh hùng đã gây ồn ào bởi việc kiện cáo giữa đoàn làm phim với nhà văn Bùi Anh Tuấn. Bộ phim được lấy ý tưởng từ tiểu thuyết Bức huyết thưcủa nhà văn Bùi Anh Tuấn.

Trong buổi họp báo đóng máy phim, phía nhà sản xuất đã "úp mở" về số tiền tác quyền trả cho nhà văn Bùi Anh Tuấn trong khi nhà văn này khẳng định là cho không ý tưởng. Vụ rắc rối này, có thể xảy ra ngoài dự tính ban đầu của phía sản xuất bộ phim. Tuy vậy, họ đã nhanh trí lợi dụng vụ ồn ào này để quảng bá cho bộ phim. Những bài phỏng vấn, những lời chỉ trích, những cuộc họp báo giải thích...Tất cả đã khiến cho bộ phim Thiên mệnh anh hùng trở thành đề tài hot trên báo chí. Công chúng háo hức, tò mò theo dõi để rồi té ngửa ra khi thấy nhà sản xuất và nhà văn Bùi Anh Tuấn dễ dàng đạt được một thỏa thuận trong hòa bình. Không những thế, nhà văn này còn hết lời khen ngợi bộ phim khi nó được công chiếu.

Không hẩm hiu như Trung Úy, Thiên mệnh anh hùng đạt được mức doanh thu khổng lồ khiến nhà sản xuất hết sức... hả hê.

PR bằng cảnh nóng

Đây có lẽ đang là cách được các nhà làm phim Việt Nam ưa chuộng nhất. Cách làm này vừa mất ít thời gian lại kích thích được sự tò mò của công chúng, đặc biệt là trong một xã hội mà sex vẫn là một cái gì đó cực kỳ nhạy cảm.

1338223915-Giao-Lo-Dinh-Menh-2.jpg

1338223915-hotboy-2.jpg


Giao lộ định mệnh (ảnh trên) và Hotboy nổi loạn đã PR thành công bằng việc tung ra các ảnh nóng trong phim
Trước khi bộ phim Giao lộ định mệnh ra mắt, những tấm ảnh nóng giữa siêu mẫu Vũ Thu Phương và Trần Bảo Sơn được đoàn làm phim cung cấp cho báo chí. Không những thế, còn có thông tin cho rằng, Trần Bảo Sơn và Vũ Thu Phương có mối quan hệ trên mức bình thường. Hay những tấm ảnh nóng giữa Lương Mạnh Hải và Hồ Vĩnh Khoa, giữa Lương Mạnh Hải và Linh Sơn được nhà làm phim Hotboy nổi loạn liên tục cập nhật.
Còn vô số, vô số những bộ phim Việt sử dụng chiêu thức PR bằng các cảnh nóng mà có thể kể ra đây như Cánh đồng bất tận, Để mai tính, Đẹp từng centimet, Ngôi nhà trong hẻm, Bi, đừng sợ.... Tuy vậy, đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma, mới đây nhất, bộ phim Bẫy Cấp ba do đã sử dụng chiêu thức này quá "liều" mà đã dẫn đến việc bị cấm chiếu.
1338223915-Bay-cap-3.jpg

Một trong những lý do khiến Bẫy Cấp Ba bị cấm chiếu là do quá quá nhiều cảnh nóng
PR bằng các Liên hoan phim (LHP)

Bà Ngô Thị Bích Hiền, Giám đốc phía Nam của BHD - một trong những cty sản xuất phim danh tiếng thì một trong những cách PR phim khôn khéo là “đem chuông đi đánh xứ người”, lấy tiếng liên hoan phim quốc tế để tạo hiệu ứng tại thị trường trong nước.

BHD đã thành công với cách này khi bộ phim Hot boy nổi loạn tham dự LHP Toronto, Cánh đồng bất tận tham dự Liên hoan phim Quốc tế Pusan trước khi chiếu tại Việt Nam. Nhà sản xuất còn rất tự hào vì Hot boy nổi loạn là bộ phim Việt Nam đầu tiên được Fortissimo - một trong những hãng phát hành phim lớn trên thế giới mua quyền phát hành quốc tế, lần lượt được mời tham dự Liên hoan phim Vancouver, Berlin….
1338223915-hotboy.jpg

Trước khi được chiếu tại Việt Nam, Hotboy nổi loạn đã được chinh chiến qua nhiều LHP
Cách làm này thường đem lại hiệu quả khá cao, đặc biệt là đối với những bộ phim được cho là nghệ thuật, những bộ phim kén khán giả chẳng hạn như Chơi vơi (tham dự LHP Venice), Sống trong sợ hãi, Chuyện của Pao (LHP quốc tế Fukuoka)....

Tuy vậy, không phải phim Việt nào dự liên hoan phim quốc tế cũng đảm bảo “chắc thắng” tại thị trường trong Chẳng hạn như Bi, đừng sợ trước khi được công chiếu tại Việt Nam, bộ phim đã tham dự và đoạt giải tại hàng chục LPH quốc tế, trong đó có các LPH danh giá như LHP châu Á tại Berlin, LHP Cannes,(LHP Mediawave tại Szombathely – Hungary, Liên hoan phim quốc tế Stockholm - Thụy Điển....thế nhưng bộ phim đã không được phần đa công chúng Việt đón nhận, thậm chí không ít người còn có những nhận xét khá gay gắt dành cho bộ phim.

Lý giải tại sao các nhà làm phim Việt Nam thường sử dụng các cách PR trên, một đạo diễn trẻ của Việt Nam từng nói rằng: "Vì nó thực sự hiệu quả, ít tốn kém và gây sốc. Công chúng phần đa không quan tâm đến ý tưởng của bộ phim, đến phương pháp thể hiện và những tư duy sâu xa của đạo diễn. Họ quan tâm phim này ai đóng? Đời tư của cô diễn viên này thế nào, anh tài tử kia ra sao? Họ có yêu nhau như trong phim thật không?..."
Tuy vậy, vị đạo diễn này cũng nhấn mạnh rằng, PR cho phim là một việc làm không đơn giản. Nếu như đi sai một bước, nó có thể giết chết bộ phim. Không những thế, những chiêu thức PR cũng phải đi đôi với chất lượng của bộ phim. Một bộ phim tệ dù có được PR bằng cách nào đi chăng nữa thì cũng không thể có được thành công cũng như sự ghi nhận của công chúng.
(Theo internet)
 
Back
Top