Thế giới tâm linh ở vn

kei_amkura2

New member
Chuyện thứ nhất: Am Cu Ly Xe



Mới nghe qua tên am, tôi đã tưởng họ nói đùa. Nhưng không, người kể cho tôi nghe nói với một giọng nghiêm chỉnh lắm.

Cái am ấy nhỏ, được xây bằng chất vôi, nằm trên bờ sông Bồ thuộc về làng Thanh Trúc. Trong am chỉ đặt một bát lư hương và cặp đòn con bằng gỗ tiện. Trước cửa am có che một bức sáo xanh kẻ chữ thọ màu hồng. Cách am năm bước có cái mồ đắp lên khá cao. Ngôi mả của người cu-ly xe.

Chuyện về cái am này ở hai vùng Thanh Lương và Hương Cần ai cũng biết. Hễ có dịp đi qua vùng này ghé vào quán gần bên am thì quý vị sẽ nghe bà quán kể lại. Bà quán kể riết rồi thành có duyên và có nhiều đoạn bà ta nói như đọc thuộc lòng.

Từ ga Văn Xá đến bến đò làng Thanh đi khoảng trên hai cây số. Bên kia sông là huyện Quảng Ðiền. Bến đò ấy nằm vào một chỗ hoang vắng vì bên cạnh con sông là cái cồn mồ. Ở đó qua huyện Quảng Ðiền gần hơn là quay trở về làng Thanh. Dẫn khách đến ga là nhờ con đường chạy dài trong thôn xóm, qua vài cái cầu ngắn xây bằng gạch và ba bốn khoảng phơi mình giữa đồng cỏ cháy. Con đường ấy được nhiều người đi nhất.

Bến Ga Xe Lửa Văn Xá làm lễ lạc khai mạc xong thì sau đó hai tuần một người mù đem chiếc xe tay đến đón khách. Ðó là một cái xe kéo trong thật là thê thảm với hai chiếc bánh xe độn bằng rơm và trần xe bị rách thủng nhiều chỗ.

Khổ hơn nữa là người kéo xe đã mù lại già, đầu tóc bạc phơ, người hơi gầy và trán hói. Ông ta biết được đường xá nhờ đứa cháu nội lên mười chạy dìu theo phía trước. Cứ ngày bốn buổi hai ông cháu lên ga Văn Xá đón khách về huyện Quảng Ðiền. Ðời tuy vất vả nhưng có kẻ thương tình đi xe ông kéo nên cũng đủ sống qua ngày. Lệ thường cứ mỗi chuyến xe được năm xu. Hai ông cháu ngày nào cũng kiếm được một vài hào đủ tiêu dùng và cơm cháo.

Từ ngày có xe lửa, dân mấy vùng quê, ai cũng thèm đi. Họ đi chỉ để mua vui mà thôi. Vì họ thấy chiếc xe sắt này kỳ lạ mà lại chạy nhanh nữa nên họ thích lắm. Họ thích nhất là đứng trên tàu gọi tên mấy người quen đang đi trên đường cái quan. Nhiều khi họ mua vé từ sân ga này đến sân ga kia rồi từ sân ga kia trở về sân ga làng. Thời đó họ còn chưa biết đến sự tiện lợi của sự đi xe. Họ chỉ biết cái thú lên xe lửa để ngắm cảnh và nhìn người qua lại. Nhờ vậy mà ga Văn Xá ngày nào cũng tấp nập người ra kẻ vào. Và hai ông cháu người kéo xe kiếm được miếng ăn rất dễ. Người đi xe lửa khi ra khỏi ga họ muốn lên xe kéo ngay. Họ đã quen với sự nhanh chóng vì đi bộ đối với họ lúc đó là một chuyện phiền phức. Nhưng được một người kéo xe mạnh khỏe thì nói làm gì, đằng này bước chân lên xe người già mù, thì người khổ chưa hẳn là người kéo mà thật ra là người được ngồi. Huống chi đây lại phải chịu cái tội trông một đứa trẻ chạy không kịp thở, ngã tới vờn lui, theo bước chân của một ông già yếu đuối. Nên nhiều người thương hại không muốn đi xe ông kéo.

Nhưng lòng nhân ái càng ban truyền ra thì người mù kéo xe lại càng thêm túng thiếu. Rồi sau này chỉ còn những người ốm hay già yếu, và thỉnh thoảng vài người say rượu, mới bước lên xe ông. Có người thương hại nên chỉ gởi vài bao hành lý để ông kéo rồi trả cho ông vài xu. Nhưng hạng người này hiếm lắm, đợi năm sáu chuyến tàu mới gặp được một người.

Khi màn đêm buông xuống hai ông cháu thường về ngủ trong một cái mui thuyền đặt bên cạnh bờ sông. Sáng sớm ba giờ đã phải dậy, vì phải đợi khách bên huyện Quảng qua sông đi chuyến tàu bốn giờ. Tiền bạc thu được đều do người cháu giữ, và ông cũng ít khi nào hỏi đến, trừ những lúc ông muốn mua một vài cút rượu trắng hay khi nhớ đến những ngày giỗ của gia hương. Ngoài ra, người cháu tuy trẻ tuổi nhưng rất khôn lanh, đã lo liệu đủ điều từ miếng ăn đến cái mặc.

Mùa đông năm Ngọ lạnh và mưa luôn ngày luôn đêm. Con đường từ ga về bến đò đã nhiều nơi bị hê hũng, và nhiều cái cống đất nhỏ bị nước cuốn trôi đi. Hai ông cháu phải bỏ công sức ra làm lại, có thế xe mới đi qua được. Con đường tuy là của chung nhưng chỉ riêng hai ông cháu để ý và lo lắng hơn cả. Xe dạo ấy ế ẩm vô cùng, vã lại gặp cái xe trần thủng, nước tát vào như giội, khách cũng tháy chán không buồn đi. Ðêm nào lên ga đợi chuyến tàu suốt chín giờ, hai ông cháu cũng dẫn xe về không.

Chất chồng vào cái hại kể trên, chuyến đò làng Thanh không qua lại nữa, vì hai làng Thanh Lương và Thanh Trúc đang kiện nhau để được độc quyền về nghề chở khách. Dân quanh vùng phải đi ngược lên khá xa mới qua bến đò làng Triệu. Phía ấy cũng cũng có đường đi lên ga nhưng hẹp lắm. Hai ông cháu đành đưa người đi lại quanh vùng Thanh Trúc và chờ nhà nước xử xong, để chở thêm khách bên huyện Quảng Ðiền.

Một đêm trung tuần tháng chạp, chuyến xe lửa chạy liên tục lại trễ mất ba giờ. Lúc ấy vào giữa đêm, nghe tàu đến hai ông cháu đã mừng thầm trong bụng. Một lát sau, con tàu đã bắt đầu sục sịch chạy, ông kéo xe vẫn chưa nghe thấy có tiếng bước chân nào ra khỏi ga. Ông lên tiếng gọi thằng cháu nhưng thằng bé đã lẫn đi ngã nào. Ông nghĩ rằng có lẽ nó đang đứng đón khách ở bên trong sân ga nên định bụng chờ. Mấy phút sau đứa bé trở về, ông già mù thấy hình như có một người bước lên xe. Ðứa bé nói với một giọng run run:

- Ông ơi có người lên rồi đó. Chạy đi.

Thế rồi hai ông cháu dìu nhau chạy về phía sông Bồ qua những quãng đường lầy lội và dưới dòng mưa đêm lạnh ngắt. Trong những cánh đồng ngập nước, tiếng ễnh ương đua nhau kêu não nùng như một bản nhạc mùa đông, nghe buồn thắm tới tận xương tủy. Hai ông cháu, dưới mấy cái mo cau và tàu lá chuối kết lại thay áo mưa, cắm đầu chạy trên quãng đường ướt át.

Trời thì tối đen như mực, nhưng may đứa cháu quen đường nên không bị lạc và vấp ngã. Hai ông cháu đến bến đò làng Thanh vào khoảng một giờ khuya. Gió ngoài sông thổi vào lạnh như cắt thịt. Ðứa cháu cầm tay định dắt ông vào mui thuyền, nơi ngủ của hai ông cháu, thì dường như nghi hoặc điều gì nên người mù kéo xe cất tiếng hỏi:

- Tiền xe mô đưa cho ông.

Ðây là câu hỏi bất ngờ, vì mấy lần trước có bao giờ ông hỏi đến tiền bạc đâu, nếu có hỏi thì hỏi chỉ để biết bao nhiêu, chứ chưa lúc nào ông lấy tiền giữ. Ðến lúc đó đứa cháu run lẩy bẩy, lúng túng, ngập ngừng rồi bỗng ôm mặt khóc. Chỉ nghĩ thoáng qua người mù kéo xe đã hiểu ra lẽ thật. Vì không có khách, vì muốn ông nó vui lòng nên thằng bé đã bê một tảng đá nặng đặt lên nệm xe và dìu ông nó chạy.

Trí non nớt của nó có ngờ đâu mấy năm lao công khổ nhọc trong nghề, ông nó đã phân biệt rất tinh tường người ngồi hay là vật nặng khác nhau nhiều lắm. Nhưng ông nó vẫn chạy, vì mù quáng, vì đói rách nên lòng vẫn hy vọng những chuyện không bao giờ có được. Và nếu biết được thì càng thêm khổ. Thấy cháu khóc ông ta cũng nức nở khóc theo.

Rồi giữa đêm lạnh phần già yếu, phần buồn đau, phần đói rét, ông gục xuống dần rồi lăn ra chết ngất. Ðứa bé sợ xanh mặt la hét lên nghe như đứt ruột bầm gan nhưng sấm sét của trời mạnh hơn và tiếng của nó đành chịu rã rời bay lạc giữa đêm mưa tầm tã.. Bên kia sông, huyện Quảng Ðiền xa xôi quá, vài ngọn đèn dầu chập chờn trong xóm quê đen tối. Con đò đã cắt đường qua lại từ lâu, không đem được lòng từ thiện của bến bên kia qua bao trùm nỗi thảm thương của bờ nọ.

Sáng hôm sau đi chợ Thanh Lương, khách qua đường thấy trên bờ sông vắng, một đứa trẻ đang ngồi khóc thảm thiết bên cạnh một người già nua đã chết cứng đờ.

Dân quanh xóm thương tình, người ít kẻ nhiều góp lại mua một cái hòm mới và chôn cất người kéo xe già tử tế...

Về sau cứ mỗi đêm, vào khoảng mười một giờ khuya , sau chuyến tàu đi ra Bắc một giờ, những người ở quanh vùng đó đều thấy một cái bóng xe kéo loang loáng chạy về phía làng Thanh Trúc. Những người làm giữa ruộng lúc vào đêm trăng sáng, các em mục đồng và cả sư cụ chùa Linh Hải đều thấy hình bóng một người kéo xe chạy lầm lũi trong màn đêm. Có một đêm khuya mưa lạnh, sư ông ở làng Thanh Trúc còn nghe được cả tiếng xe kéo và bước chân người chạy đều đều ở trước cổng đình làng nữa...

Mọi người quanh vùng bàn tán xôn xao về bóng ma kéo xe vào ban đêm. Cùng lúc ấy, không biết có phải nhờ hồn thiêng của ông mù kéo xe phù hộ mà làng Thanh Trúc được thắng kiện nên thuyền bè được đưa khách qua lại như cũ. Cũng nhân dịp này dân làng liền quyên tiền xây một cái am để tưởng nhớ và thờ cúng ông mù kéo xe. Và người ta đã gọi cái am này là AM CU-LY XE.


Thanh Tịnh nguồn tamlinh.com
 
Chuyện thứ 2: Bài Ký Một Giấc Mộng


Nhân Tông gặp loạn Nghi Dân. Ta mới lên ngôi, nghĩ đến việc trước mà luôn luôn phải phòng ngừa. Thường dàn sáu quân thân hành đi kiểm soát. Một hôm gặp mưa to, đóng lại trên bờ hồ Trúc Bạch ở mỏ phượng. Trong cơn mưa u ám, phảng phất có tiếng khóc than thảm thiết. Khi ta truyền mọi người lắng nghe thì không thấy gì, nhưng đến khi gió lớn mưa to thì lại nghe thấy tiếng như trước. Ta ngờ vực, rót chén rượu, hắt ra phía có tiếng khóc, khấn thầm rằng:

- Trẫm trên nhờ oai linh của tổ tông, dưới dựa vào bầy tôi giúp sức, sinh, sát, thưởng, phạt đều nắm trong tay. Ai uất ức, đau khổ, ta có thể giải đi được. Ai có công đức ngầm kín, ta có thể nêu lên được. Khấn với các thần ở địa pphương, nếu có u hồn nào còn uất ức thì bảo chúng cứ thực tâu bày. Cớ sao gió mưa thì nghe thấy tiếng, lờ mờ không rõ, như khóc như than, nửa ẩn, nửa hiện, trong tình u oán có ý thẹn thùng, làm cho ta sinh lòng nghi hoặc, muốn nêu lên không rõ công đâu mà nêu, muốn giải cho không biết oan đâu mà giải. Trẫm không nói lại lần nữa, bảo cho các thần biết.

Khấn xong, ta xem hoa cỏ phía ấy tựa hồ có ý cảm động, khiến ta cũng sinh lòng thương xót. Ta liền sắc cho các tướng truyền quân sĩ chỉnh tề hàng ngũ về cung.

Các tướng hộ giá đều phục đằng trước tâu rằng:

- Từ khi thánh thượng chính ngôi đến nay, dân chúng thảy đều thần phục, há đâu có sự bất ngờ. Nay trời rét như cắt, lại thêm mưa gió lạnh lùng, dù ơn vua rộng khắp, ba quân đều có lòng cắp bông báo ơn chúa (xưa có câu truyện: nước Sở đánh nước Tiêu, trời rét, vua Sở đi khắp ba quân phủ dụ khuyến khích, quân sĩ đều thấy hăng hái, trong mình ấp áp như cắp bông vậy), nhưng đội mưa ra về, dân chúng sẽ nghi là có việc khẩn cấp. Cúi xin đóng tạm ở hành tại, đợi khi mưa tạnh trời quang, truyền mở cửa Tây, chỉ trăm bước là về tới chính cung thôi.

Ta ngượng theo ý chư tướng, hạ lệnh ngủ qua đêm ở đó. Ðêm khuya mộng thấy hai người con gái rất đẹp đội một phong thư, phục xuống trước mặt tâu rằng:

- Chị em thiếp trước thờ vua Lý Cao Tông, rất được nhà vua quý mến. Không may phận rủi thời suy, bị kẻ gian là Trần Lục bắt trộm, đem đi trốn, định bán chị em thiếp cho người ta bằng một giá đắt, nhưng bị người láng giềng trông thấy, nó sợ tội nặng, nên đem chị em thiếp giam ở địa phương này. Tới nay đã hơn hai trăm năm. May nhà vua đi tuần qua đi, có lòng thương xót mọi người, nên chị em thiếp đều liều chết dâng thư, mong đội đức thánh minh soi xét cho. Chị em thiếp nghĩ lúc này chính là lúc được ra ngoài hang tối, thấy bóng mặt trời.

Hai cô nói xong, rồi đặt thư lên án, vừa khóc vừa lạy mà lui ra.

Ta tỉnh giấc, trông lên án, quả có một phong thư. Trong lòng nghi hoặc, vội mở ra xem thì thấy một tờ giấy trắng ngang dọc đều độ một thước, trên có bảy mươi mốt chữ, lối chữ ngoằn ngoèo như hình giun dế, không thể hiểu được. Dước cũng có hai bài thơ:

Bài thứ nhất rằng:

Cổ nguyệt lạc hàn thủy,

Ðiền ôi vị bán âm.

Dạ dạ quân kim trọng,

Thê thê thiên lý lâm.

Tạm dịch là:

Mặt trăng xưa, rơi xuống nước lạnh,

Góc ruộng vì thế mà tối mất một nửa.

Ðêm đêm cân vàng nặng,

Ðau xót lòng ngàn dặm.

Bài thứ hai:

Xuất tự ba sơn sự nhị vương,

Tị lân đầu thượng lưỡng tương phương

Hậu lai giá đắc kim đồng tử,

Không đới đào chi vĩnh tự thương.

Tạm dịch là:

Ra tự núi Ba Sơn thờ hai vua,

Trên đầu liền xóm hai người sánh đôi.

Ðến sau gả cho chàng kim đồng,

Uổng công đội cành đào, cảm thấy đau xót mãi.

Ta nghĩ đi nghĩ lại hai ba lần, nhưng vẫn chưa hiểu ý. Sáng hôm sau ta vào triều, vời học thần nội các đến, thuật rõ việc ấy và đưa hai bài thơ cho mọi người xem để giải nghĩa.

Các họa sĩ đều nói:

- Lời nói của quỷ thần rất huyền bí, không thể giải đoán ngay được. Xin bệ hạ cho phép chúng tôi nghĩ kỹ xem thế nào rồi sẽ xin tâu lại.

Trải qua ba năm, không ai biết hai bài thơ ý nói gì.

Một hôm ta ngủ trưa, mộng thấy người Tiên thổi địch gặp ở hồ Tây khi trước. Ta mừng lắm, mời gã cùng ngồi, cầm tay nói chuyện vui vẻ. Trong mộng lại nhớ đến hai bài thơ kia, đem ra hỏi:

Tiên thổi địch nói:

- Tiên triết ta có câu: “Không thể biết được mới gọi là thần”. Ðem lòng trần dò lòng thần, dò thế nào được? Vậy nên ba năm nay muốn thân oan cho người mà vẫn chưa được.

Tiên thổi địch mới giải nghĩa rằng:

- Hai người con gái ấy là yêu thần của chuông vàng và đàn tỳ bà đó. Khi xưa Lý Cao Tông chế nhạc, đặt tên chuông là Kim Chung, trên đàn là Ngọc tỳ bà. Là chuông, mà có tiếng tơ trúc, là tơ, mà có âm hưởng của kim thạch, cho nên mỗi lần được tấy ở ngự tiền, vẫn được ban thưởng. Nhà vua rất quý, đem cất vào nhạc phủ cẩn thận. Ðến đời Huệ Tông, trễ nải chính trị, ruồng bỏ nhạc công, hàng ngày say sưa hát hỏng, múa giáo tự xưng là tướng nhà trời, ủy cả chính quyền cho nhà Trần. Lúc ấy, một người tôn thất nhà Trần, tên là Lục, thừa cơ lấy trọm hai nhạc cụ ấy. Không ngờ nhạc công là Nguyễn Trực trông thấy, toan đem phát giác. Lục sợ mắc tội, liền đem chôn tại bờ hồ Trúc Bạch, bên trên trồng một cây anh đào cho mất dấu tích đi. Khí vàng và ngọc lâu này thành yêu, nay chúng muốn kêu với vua đào lên để chúng được trổ tài cho nhà vua dùng đó. Trong bài thơ nói: “Cổ nguyệt lạc hàn thủy”, là: bên tả chấm thủy, giữa có chữ “cổ”, bên hữu có chữ “nguyệt” ghép lại thành chữ “bạn”. Cho nên nói: “Ðiền ôi vị bán âm”. Kim, đồng ghép lại là chữ “chung”. Thiên lý ghép lại là chữ “mai”, vì chữ “thổ” ngược lại là chữ “thiên”. Bốn câu này đọc thành bốn chữ là “Hồ bạn chung mai” (nghĩa là Chuông chôn bờ hồ). Còn các chữ khác chẳng qua chắp nhặt cho thành câu thôi. Hai chữ “vương” trên chữ “bà”. Trên đầu chữ “tỷ” với trên đầu chữ “ba” so sánh như nhau, nghĩa là cùng đặt hai chữ “vương” lên trên thì thành chữ “tỳ”. Hai chữ tuy đảo ngược, nhưng cũng hiểu là chữ “tỳ bà”. Gả cho chàng kim đồng: Kim đồng là chữ “chung”. Chắc là “tỳ bà” và “kim chung” cùng đựng vào một vật gì đem chôn đó. Còn câu: “Không đới đào chi vĩnh tự thương”, thì cem bờ hồ nào có cây anh đào, tức là hai thứ ấy chôn ở dưới gốc đó.

Ta lại hỏi âm và nghĩ của 71 chữ ở đầu trang.

Tiên thổi địch nói:

- Những chữ ấy tức là lời tâu của hai con yêu. Lối chữ ấy là lối chữ cổ sơ của Việt Nam. Nay Mường Mán ở các sơn động cũng có người còn đọc được. Nhà vua triệu họ đến, bắt họ đọc thì khắc biết.

Tiên thổi địch nói xong, ta còn muốn nói chuyện nữa. Chợt có cơn gió thoảng qua làm ta tỉnh giấc. Bèn truyền thị vệ theo lời dặn của Tiên thổi địch đi tìm. Quả nhiên đào được một quả chuông vàng và một cây đàn tỳ bà ở bên hồ.

Lê Thánh Tông

nguồn tamlinh.com
 
Chuyện thứ ba: Cây Chổi Yêu Tinh



Lâu ngày thành yêu, vật nào cũng thế, không những chỉ có vàng và ngọc... Như trong vườn hoang ở một ấp kia có một tòa miếu cổ xây bằng gạch. Ðằng trước có một cửa nhỏ, chỉ vừa một người ra vào, bên trong chỉ rộng bằng một chiếc chiếu. Trên đặt bái hương và một cây đèn bằng gỗ. Mỗi năm có hai lần người trong ấp đến lễ bái thì mở cửa mà vào, quét miếu thắp hương. Xong việc lại ra, đứng bên ngoài khép cửa lại, còn người dưng thì không ai bước tới. Trong miếu có một cái chổi rễ kết bằng những mảnh tre nhỏ. Khi vào cúng bái, dùng để quét, quét xong lại dựng trong góc miếu. Tương truyền là chổi rễ ấy dùng đã lâu ngày mà lúc nào cũng vẫn thấy như mới. Người trong ấp thường thấy có ma hiện ra. Khi ấy có người học trò quẩy tráp đi học, đến ấp thuê nhà ở gần đó để tiện đến nhà thầy nghe giảng. Ở trọ được ba tháng. Bỗng một đêm khuya thấy người con gái đẹp đứng ngoài cửa sổ ném một bài thơ vào:

Thiếp vốn sao trời xuống dưới trần,

Trên cùng Cơ Vĩ vốn cùng thân. (Hai câu này nói bóng là hình cây chổi)

Thường đem quét tước trần ai sạch,

Muốn kết ái ân Chu với Trần.

Người học trò nhặt bài thơ xem, ngồi im lặng hồi lâu.

Người con gái nhìn vào cửa sổ cười rằng:

- Thế gọi là “văn cùng” đó.

Người học trò thấy cô gái có nhan sắc đẹp, cùng nhau ngâm họa rồi lân la gần gũi. Ðến gà gáy, ả vội đứng dậy từ biệt. Người học trò muốn giữ lại, ả nói:

- Thiếp là con gái quan nội triều (chữ triều ở trong là chữ miếu) ở trong ấp này, ở không đã lâu, nhưng tính cha mẹ nghiêm ngặt, quanh năm không cho ra khỏi cửa, người trong ấp chưa ai trông thấy mặt. Vì thế, thiếp chưa có gia thất. Hôm qua, ngẫu nhiên nhìn qua khe cửa, thấy chàng đi qua. Ðã ưa người đẹp, lại mến tài cao. Cho nên chui lối ngạch đi ra, quên cả hổ thẹn. Nếu mãi vui, có người biết được, thì không những mang tiếng chê bai, suốt đời không ai dám hỏi nữa, mà lại còn điếm nhục cả đến gia thanh, để lo buồn cho cha mẹ, đến phải tự tử mà chết mất. Nếu chàng có lòng yêu thiếp phải nói dối kẻ trên để lén lúc đợi đêm tối sẽ đến, dần dần ta sẽ kết duyên giai lão, như thế có hơn không? Giữ thiếp ở lại làm gì? Nhưng điều này nên giữ kín, nhất thiết không nên nói chuyện này với ai.

Nàng nói xong thì vội vàng ra đi.

Người học trò từ đó học hành chểnh mảng. Ngày thì ngủ say, đêm thì vui đùa với con yêu nữ. Ðã hơn một tháng, thầy không thấy anh ta đến học, sai người đến nhà trọ hỏi duyên cớ và bảo anh ta đến gặp thầy. Người học trò thấy thầy gọi, liền đi theo người đến.

Thoạt trông thấy anh, thầy giật mình hỏi rằng:

- Mới qua một tin hoa nở mà nhan sắc xanh xao, tinh thần sút kém đến như vậy. Ngươi mắc bệnh gì thế?

- Thưa, con không bệnh gì.

Thầy nói:

- Không bệnh gì mà hình dung thế kia à? Ðúng là bị gái hư nào làm mê hoặc rồi. Nếu không, can chi vóc người sút hẳn đi như thế?

Người học trò trước còn giấu diếm, sau bị thầy hỏi vặn đến cùng bấy giờ anh mới nói rõ đầu đuôi câu chuyện.

Thầy nghĩ hồi lâu nói:

- Bên nhà ngươi trọ, có cây cổ thụ không? Có đầm sâu hay là có miếu cổ nào không?

Người học trò nói:

- Trong vuờn hoang có ngôi miếu cổ, không biết làm từ đời nào. Cảnh miếu vắng vẻ, cách nhà con trọ độ năm trăm thước, hàng ngày con đi học thường phải qua đó.

Thầy nói:

- Ðứa con gái ấy tất là con yêu trong ngôi miếu cổ. Ngươi không nói sớm, chỉ ba tháng nữa là chết.

Anh ta sợ quá, lạy phục trước giường xin thầy bảo cho phép trừ yêu.

Thầy nói:

- Xem lời lẽ bài thơ, trong lúc vội vàng, chưa có thể đoán được tà yêu. Hãy để xét nghiệm dần dần xem nó là yêu gì mới có thể trừ được. Nói xong thầy lấy một cái khăn vuông lụa đỏ đốt hương thư phù vào mặt khăn, rồi đưa cho anh học trò và dặn rằng:

- Nó đã là yêu thì những câu gì ta nói với ngươi, tất nhiên nó cũng biết. Ðêm nay con yêu đến, nếu nó có hỏi đi hỏi lại, phải kiên quyết nói là không. Nếu nói lộ ra thì kế ta không thể thi hành được, nhà ngươi tất phải chết. Nên làm thơ tự tình gấp hai mọi ngày. Ðợi khi gà gái con yêu sắp dập từ biệt, cầm khăn hồng này tặng nó và nói: “Tình nương, tình nương của ta, có yêu hàn nho không? Có định cùng ta kết làm vợ chồng không? Chúng ta nguyền ước ba sinh, há lại không có một vật gì làm tin ư? Vuông khăn hồng này, khi ta mới sinh, có một ông quan trông ấp mừng cho. Cha mẹ lấy làm quý báu cất kỹ để dành. Nay ta đem tặng này, xin đừng khinh thường. Nàng nên buộc nó vào dây lưng, như vậy thì suốt ngày, như có ta ở bên cạnh. Ðợi khi thành hôn, ta với nàng lau chung với nhau, có sung sướng hơn không? Bảo nó như vậy, nếu con yêu nhận lấy chiếc khăn là phúc cho nhà ngươi:

Anh học trò bỏ khăn vào túi áo, lạy hai lạy rồi ra về.

Ðêm hôm ấy con yêu vừa đến đã hỏi ngay rằng:

- Lang quân! Lang quân! Hôm nay đi đâu thế?

Anh học trò trả lời:

- Không!

Con yêu nói:

- Thiếp ở trong cửa thấy lang quân đi qua. Thiếp đi theo sau đến chỗ cổng nhà thầy, thiếp muốn theo vào, nhưng thấy khí văn bốc lên cao vút, lởm chởm trông rất sợ. Thiếp đứng nấp ngoài cổng để đợi lang quân. Một lát lang quân ra, thiếp lại theo về. Sao lại nói là không đi đâu? Hay là đã có đám nào đấy chăng? Có lẽ đúng. Ngạn ngữ có câu:

"Vợ chồng mới cưới nói ba phần thật,

Chưa thể bày ra cả tấm lòng.”

Câu nói ấy đúng tâm lý lang quân lắm đấy!

Anh học trò nói:

- Cũng là ngày đi học đấy thôi!

Con yêu im lặng, rồi lại vui cười như trước.

Ðến lúc từ biệt, anh ta theo lời thầy, đưa tặng khăn hồng và nói rất thiết tha. Con yêu nhìn khăn hai ba lần, xem mặt trên rồi mặt dưới, tựa hồ có ý sợ hãi, nghĩ ngợi rồi thở dài, nói rằng:

- Ai đưa vật này cho chàng? Ðây là một vật làm cho vợ chồng ta lìa nhau. Không thế thì sao bây giờ mới có, trước kia lại không?

Anh học trò nói thác cớ là cha mẹ vừa mới gửi đến. “Thương nàng, yêu nàng, ta không tặng nàng, thì tặng ai? Ðã khăng khít với nhau như liền khúc ruột, sao nỡ đem lòng ngờ vực như thế?”. Anh ta giả đò giận. Con yêu mới lấy khăn rồi ra về.

Sáng hôm sau thầy đến hỏi chuyện, biết là con yêu mang khăn về rồi, liền bảo anh đi xét trong miếu cổ. Quả nhiên thấy vuông khăn hồng vắt trên cái chổi rễ bằng tre. Thầy trỏ vào cái chổi nói rằng:

- Ðúng là cái chổi này thành yêu.

Thầy bảo đem chổi về đốt, thì nghe trong ngọn lửa có tiếng kêu khóc. Từ đó con yêu chổi không còn đến quấy rầy anh học trò nữa..

tamlinh.com
 
Chuyện thứ tư Chiều Sương


Vào một buổi chiều trung tuần tháng giêng, chàng trai ấy lang thang trong những ngõ hẻm làng. Chàng đi không mục đích, hồn lặng thấm cái êm ả lắng tự vòm trời trắng hơi biêng biếc như dát bạc, cái em ả của cuối ngày thôn dã. Chàng đi và nghĩ đến trăm điều vu vơ, nhưng ý nghĩ thaóng qua trong trí rồi vỗ cánh bay đi, như những con bướm đa tình vội hôn đóa hoa này để đến với hoa kia.

Chàng đi lơ dãng, đến nỗi sương tỏa xuống mù trời từ bao giờ mà chàng không biết. Sương bạc đã tỏa rất nhanh, một cách bất ngờ. Thấy ẩm lạnh trên đầu và có hơi nước đọng trên mi, chàng mới ngơ ngác nhìn lên.

Cảnh vật, như dưới một đũa tiên màu nhiệm, đã tan biến trong giây phút, chỉ còn trơ lại quanh mình những nét thâm thâm của vài nhánh cây khẳng khiu và những vuông xám mờ của các túp lều tranh. Những bụi xương rồng và giâm bụt chạy hai bên đường đẫm sương, óng ánh, xanh tươi lại. Vài mạng nhện mắc giữa hai cành yếu, trắng toát như dệt bằng những sợi tơ bạc li ti.

Trời không lạnh lắm, nhưng hơ sương ngấm ào mình: chàng trai lẳng lặng trong tâm hồn buồn, cái buồn tê tái và mang mang, cái buồn ôm trùm, như kết bằng những sầu thảm nào mơ hồ đã xa xôi lắm, tưởng tượng hay là thực, chàng cũng không biết nữa. Những ẩm đọng trên mi, chàng tưởng chừng nước mắt rưng rưng.

Chàng đi lang thang, mặc hồn lang thang... Sương bay từng luồn, hạt sương bám khẽ vào da mặt như một làn phấn bụi.

****

Những tiếng người trao đổi trong sương, như gần như xa, lãng đãng. Ngoài sông mờ, bóng một chiếc thuyền chài sửa soạn ra khơi. Chàng rẽ vào nhà một ông bạn già. Chàng thấy lão đang ngồi xổm đan lưới, hai chân co trước ngực, mình quàng trong một manh chiếu vuông buộc túm một đầu để khoanh lấy cổ, thứ áo tơi và áo rét của dân chài.

Chàng chào, và lão Nhiệm Bình với dáng điệu giản dị của những người chất phác, vỗ vai người bạn nhỏ, bảo ngồi trên phản chàng hỏi:

- Cố không đi biển à?

- Không, chú ạ. Già rồi, không năng đi được nữa.

- Cố kể chuyện đi biển nghe đi.

Chàng nói thế bằng cái giọng nũng nịu của đức cháu vòi bà. Chàng thường đến đánh bạn với lão chài, và ông lão, đối với chàng trai mới lớn, có một tình yêu thương che chở, tốt quá mức đến cưng chiều, như tình thương yêu mà tất cả những người già đùm bọc trẻ con. Lão cười đáp:

- Còn chuyện gì mà kể nữa! Chú nghe hết cả chuyện tôi rồi.

- Không... Cố phải kể đi... À, cố kể chuyện ma đi. Cố đi chài có bao giờ gặp ma không?

Lã Nhiệm Bình có một nụ cười hồn hậu nhuốm vẻ độ lượng của kẻ không biết từ chối bao giờ.

- Chuyện ma à? Tôi cũng ít khi thấy ma lắm... Có vài lần neo thuyền ngoài khơi, tôi ngồi câu đêm, thấy giằng mạnh ở câu, vội kéo lên. Ái chà sao nặng khiếp. Mà lạ, chỉ thấy nặng thôi, như có tảng đá trì giữ lại, chứ không thấy giật giật vùng vẫ như con cá to. Tôi nghĩ thầm: khéo lại cái “nố ta” rồi, hắn muốn trêu mình đây. Quả nhiên! Tôi vừa kéo câu lên khỏi mặt nước, thấy hắn xóa một cái, xanh lè cả nước biển, mình hết hồn. Nhìn lưỡi câu, con mực mồi vẫn còn nguyên vẹn.

Ðó, tôi chỉ gặp vài lần như vậy thôi. Ðêm khuya lạnh lẽo vắng vẻ, chắc cậu buồn tình, bày chuyện phá mình tí cho vui.

Có người họ kể, đêm ở ngoài khơi, trời êm biển lặng, mọi người đang neo ngủ, thấy các chú bơi lù lù rồi trèo lên ngồi dăng dăng hai bên mạn thuyền. Họ nói: “Thôi mà, anh em mình cả, trêu nhau làm gì?”, thế là cả bọn nhảy ùm xuống bơi đi.

Mồ ma ông cụ Bỉnh khi xưa, dạn khiếp. Nửa đêm ông ta đi lưới về, qua dưới cây đa trước miếu, một bầy hắn bíu lấy tay. Không thấy người đau nhưng nghe tiếng hắn léo nhéo xin cá. Ông ta đáp: “Chào xin với xỏ, được mấy con cá về cho vợ con đây!”. Thấy nhẹ trong rổ, sờ vô thì cá đã biến mất. Ông ta nạt “Ðồ quỷ, cứ nghịch thôi!” Thế là tiếng cười bật lên ríu rít, lát sau lại thấy nặng rổ.

Lão chài kể như vậy, giọng bình thường như nói chuyện người dương gian, tay vẫn thoăn thoắt đưa que đan qua đan mắt lưới. Chàng trai khẽ rùng mình thích thú. Chàng vốn không tin ma quỷ. Chắc chắn đó chỉ là điều huyễn tưởng, nảy sinh từ một khung cảnh, một tâm trạng nào đó; nhưng có thể nào không tin ở cái giọng kể từ tốn hiền hoà của ông lão! Trong ý nghĩ lão chài, chàng đoán, âm dương không phân ranh giới rõ ràng, cõi sống, cõi chết nương nhau vấn vít. Mấy chú ma, hồn của những người dân chài đã bỏ mình trong bão tố, trở về ngồi lặng lẽ trên mạn thuyền, chắc hẳn chỉ để tìm lại chút hơi ấm cuộc đời vì cảm thấy lòng biển quá mênh mông lạnh lẽo. Tuy đã tìm thấy cái chết trong tai ương bi thảm dữ dội, không phải bao giờ hồn họ cũng giận dữ oán hờn; họ còn biết nghịch ngợm trêu đùa người sống. Và chàng trai tưởng nghe, vẳng từ sương mù dày đặc, tiếng cười dòn ríu rít của những cái bóng vô hình, cạnh cây đa già miếu cổ...

- Có bao giờ người ta thấy một cái thuyền ma, hay cả một đoàn thuyền ma không cố? Chàng trai hỏi.

- Thuyền ma à? ... À ... có một lần, đã lâu lắm, chính mắt tôi thấy. Hồi ấy tôi còn trẻ lắm, tôi còn đi trai dưới thuyền mồ ma ông Phó Nhụy... Ờ, cũng trời sương mù mịt như thế này, thuyền thì vừa tháo tố (tránh bão) xong, thoát nạn chết này lại đâm liền vô nạn chết khác.

Bữa đó thuyền ra lạch...

Sáng hôm ấy, một buổi sáng trời quang mây tạnh. Bình minh chiếu những tia nắng vàng chói trên những dãi mây trắng bông thoáng nhẹ. Các bác chài tay đẩy chèo theo nhịp đều đặn, ngước nhìn trời, lòng không vướng bận ưu phiền, không lo lắng. Nhưng khi thuyền đi ngang qua nha Thương chính, một chiếc xuồng do hai đứa con nít chèo bỗng lướt ngang trước mũi. Mọi người chưởi rủa chúng ầm ĩ, vì dân chài rất kiêng kỵ bị “ngáng đường” như thế, và ông lái hơi nhăn mặt.

Ra khỏi lạch, thuyền kéo buồm bắt cơn gió Tây Nam chạy thẳng ra khơi. Chiếc thuyền, dáng hơn nặng nề, lừ lừ tiến về phía trước. Khi một ngọn sóng kéo đến, nó chồm dậy rồi đâm chúi xuống, làm tung tóe một làn nước bạc trắng xóa. Càng xa bờ, sóng càng bớt mạnh, chỉ còn là những cái dợn sóng nhỏ nhoi nhấp nhô trên mặt nước.

Gió lên lồng lồng, thuyền chạy phăng phăng, để lại sau một vạch phẳng lì, vì nước đã bị khối nặng của thuyền dàn ra. Nhưng chẳng bao lâu, những làn sóng lô nhô hai bên mép tiến vào và xóa sạch mất. Càng xa bờ, gió càng mạnh, như dậy từ bốn phương của khoảng không rộng mênh mông. Nắng vàng gay gắt thêm. Khi mặt trời đứng bóng, nước biển ngã sang màu lục.

Ông Phó Nhụy, nhà nghề và chạy lái, ra lệnh bỏ neo. Ðoạn người ta nới dây leo cho thuyền trôi tới gần chỗ đã thả bóng ngày hôm trước. Bóng là một cái lồng tròn lớn được đan thưa thớt, thả lưng chừng nước, ở bên trong lót lá tre làm chỗ êm mát rủ cá lội vào. Cạnh bóng người ta còn cột vài ba cây gầy, một loại tre vầu. Cá tìm thấy ở đó có một nơi nghỉ ngơi, nên tới ẩn núp xung quanh, có khi từng đàn lớn.

Hai bác chài, lặng lẽ và nhanh nhẹn, ngồi đầu mũi thả lưới, trong khi thuyền vẫn dướn mái chèo tiến tới. Sau một lát chờ đợi, thuyền lùi lại, và hai bác, có thêm người trợ lực, kéo dần lưới lên. Những con cá mắc đầu vào lưới, cựa quậy đành đạch làm lóe những ánh bạc biên biếc. Và con cá nhỏ nhảy lanh tanh trong đám rong rêu lẫn những hạt tròn nhớt và trong mà người ta gọi là trứng nước. Bình, hồi ấy còn là một chú trai quèn, túm từng manh lưới hất mạnh cho cá bật vào rổ rồi đổ dần cá xuống khoang. Từ khoang bốc lên một mùi tanh mặn và man mác mùi của biển cả. Những con cá trích, cá đốm cá thu, cá hồng mắt mở trân trân, há miệng một cách tuyệt vọng cố hớp không khí.

Thuyền nặng dần, đè ép sức lắc nhồi của sóng. Chú trai đã đi thổi cơm. Xế trưa, thuyền nghỉ để dùng bữa. Trên mâm cỗ chỉ vỏn vẹn hai bát cá đầy và một bát muối cạnh mâm, một rá cơm và một sanh canh cá. Cơm xới trong bát đầy có ngọn, các bác chài thường ăn rất nhanh như chèo đưa cho chóng xong bữa. Chợt một bác kêu lên:

- Nhìn kìa!

Và chỉ ra phía bên trái, chỗ mặt nước lăn tăn báo cho đàn cá đi qua. Mọi người vội vàng bỏ đũa, kẻ chạy đến chèo, kẻ chạy đến lưới. Họ mải mê trong công việc, trong khi trời ngả về chiều. Mặt trời lúc nào cũng còn ba con sào, bỗng khuất sau đám mây. Bác Hoe Trăn nhìn lên mà kêu:

- Coi kìa! Trời đổ ráng ngoài.

Mọi người nhìn theo, lo ngại. Ông nhà nghề, hơi rụt đầu trong cổ quay ngó xung quanh, cũng kêu theo:

- Sắp có bão đến nơi.

Họ vừa nhận thấy điềm báo không thể nhầm lẫn. Trời đã đột ngột kéo mây đen ngòm cả bốn phía. Ông nhà nghề ra lệnh:

- Kéo lưới lên. Giương buồm!

Chân người chạy trên sạp rầm rập. Các bác chài co chân đu mình trên dây để kéo buồm, miệng “dô hò” lấy nhịp...

Gió từ bờ thổi ra, thuyền cố vát. Sóng vùng lên, cuốn réo, đuổi dồn nhau, va vào nhau tung tóe bọt. Con thuyền trào lên ngụp xuống, buồm không ăn gió, xương buồm đánh cành cạch lên cột, có khi cọ vào gỗ rít nghe ghê tai, con thuyền cứ bị sóng đánh trôi lùi ra khơi. Nhìn vào bờ để lấy hướng, ông Phó Nhụy kêu:

- Mưa đến rồi!

Phía bờ đã mờ mịt sau màn mưa trắng bệch, mặt sóng trong kia thâm sẫm lại. Mưa tiến ra khơi rất nhanh phát thành từng tiếng ào ào. Chưa đầy một giây sau, các bác chài đã ngồi co mành trong tơi chiếu và vuốt mặt không kịp. Một bác trong đám bảo:

- Bỏ neo thôi, không lại bạt mãi ra ngoài khơi đông xích đế cho mà coi.

Neo buông xuống nước. Trong khi dây neo tụt xuống vùn vụt, thuyền trôi lùi về phía sau, đoạn dây nẩy mình, chúi hẳn mũi: dây đã tháo hết. Người ta hạ buồm. Nhưng từ đó, thuyền cứ hục hặc với dây neo như một con trâu dữ bị buộc. Sóng đánh như tát vào con thuyền nhỏ cứ trồi lên rồi hụp xuống, nước bắn tung tóe ra tận đến sau lái. Nhưng rồi chiếc thuyền rất khỏe, lại hếch cái mũi ướt sướt mướt chờ mảng nước khác. Ông nhà nghề nhảy tới ngồi phục ở mũi thuyền, tay lăm lăm cầm con dao rựa. Những giọt nước lớn ném vào mặt ông như vốc đá cuội, khiến rát bỏng cả da.

Một lần, thuyền tì lại nặng quá. Nước thốc từng mảnh lớn, thuyền dốc đứng tưởng như thế sẽ đâm thẳng xuống đáy sâu như một cái dùi. Các bác chài, miệng há ngờm nhợp vì bị nước đánh đến tối tăm mặt mũi. Không trì hoãn được nữa! Một tay bám cọc chèo lấy thế, ông vội giơ cao con dao rựa, phăm phăm bổ xuống. Dây neo đứt phựt. Con thuyền hết ràng buộc quay mình trôi phăng phăng. Các bác chài vội nhảy đến đầu mũi giúp sức ông nhà nghề hất xuống nước cái neo sắt còn lại, mà ông này vừa chặt cánh gỗ đi. Không còn cáh, mỏ neo không cắm, nằm bẹt trượt trên nền đáy biển như một hòn sắt nặng. Như thế thuyền không bị giằng lại, mà chỉ trôi từ từ, kéo cái neo sắt rê trên đáy cát.

Nhưng gió vun vút lên mãi, mưa bay ngang chích vào mặt dày đặc thêm, sóng giận dữ gầm réo, trồi lên như núi. Mặt người nào người nấy tái mét; tuy có tơi che, quần áo họ cũng ướt mèm dính vào da, và vải đã bở sẵn, khi thấm nước rách toạc nhiều nơi. Chú trai, lú nãy bị sóng đánh lăn xuống khoang, ở luôn dưới đó tát nước, tay lia lịa đưa cái mu sam. Hai bác chài tới giúp sức, chuyền cho nhau những thùng nước đầy để trút ra ngoài. Thuyền giằm ít nhồi nước nhưng sóng dễ tràn lên, nước trong khoang nhiều đến nỗi cá nổi lềnh bềnh. Theo lệnh ông lái người ta xúc cá đổ bớt ra ngoài, cũng vì vậy mà thuyền nhẹ bớt, nhưng vì thế lại làm mồi cho gió, trôi phăng phăng. Người ta bèn xở buồm, buộc dây vào bốn góc, rồi thả xuống biển. Gặp nước, buồm mở tung như một chiếc diều mà đầu lèo đã cột vào mũi thuyền. Nước cản tấm buồm rộng căng, làm cho thuyền bớt trôi

Ðoạn mọi người lại ngồi im lặng, co ro, cho mưa giội, xóng nhồi, gió táp. Màn mưa xám càng lúc càng sẫm thêm, rồi bóng tối ăn loang khắp không gian. Ông nhà nghề bảo:

- Anh em ai có đói, bốc nhúm gạo mà nhai.

Nhưng không ai trả lời. Họ ngồi thu mình, run run trong cái lạnh của nước ngấm vào da thịt.

Chừng quá nửa đêm - họ chỉ đoán vậy, vì không còn một ý niệm nào về thời gian – sóng bớt gầm réo và bớt nhồi lắc, gió hạ dần nhưng mưa vẫn rơi liên miên. Con thuyền mệt nhọc xang đưa lừ đừ. Và khi một ánh ắng ám ló nơi chân trời, thì biển đã lặng hẳn. Các bác chài, tai còn đầy cái huyên náo hồi đêm, nghe trong đó ù ù như điếc. Họ không còn đủ sức để tỏ niềm vui mừng; một cảm giác mỏi mệt và co rút hầu như làm tê liệt các bắt thịt.

Màu trắng sữa liếm dân bóng tối của vòm trời, và mưa đã ngớt hẳn. Nhưng trên mặt biển, ùn ùn từ đâu đến – dân chài bảo từ Thủy thủ đùn lên - một đám sương mù dày đặc, mang vị mặn và hơi lạnh thấm thía. Người ta kéo neo sắt lên, đẽo cánh mới lắp vào rồi neo thuyền cho đứng yên. Mỗi người góp một câu để đoán vị trí của thuyền. Họ chắc ở ngang Thanh Hóa, vì trong cơn bão gió chướng thổi từ phía tây nam. Nhưng còn cách bờ bao xa thì không ai đoán được. Một bác cài đo được hơn năm mươi sải nước và cho biết là đã bị quạt ra ngoài khơi xa lắm.

Ðột nhiên, không ai bảo ai, tất cả đều im lặng: họ vừa ngửi thấy một mùi kỳ dị, một mùi nhạt và ẩm ướt, tanh lợm như mùi rong rêu. Rồi một bóng đen hiện trong sương mù, phía trước mặt; một người đoán;

- Chết, mình trôi đến cồn đá.

Một người khác đáp:

- Nếu là cái cồn đá thì biết liền chú. Ðó là cái thuyền, nhìn kỹ mà coi.

Quả nhiên trong sương bóng đen rõ dần thành một chiếc thuyền, trên đó lố nhố những bóng người chèo. Họ chèo lặng lẽ dị thường, tưởng như thuyền đang lướt trên sóng. Một bác chài bắc loa miệng gọi hỏi:

- Ai đó?

Thuyền bên kia có tiếng đáp:

- Thuyền Xin Kính đây. Có phải thuyền ông Phó Nhụy đó không?

Ông Phó Nhụy hỏi bạn chài:

- Tiếng ai nhỉ? Nghe giọng lạ quá. Mà sao họ biết thuyền mình.

Nói xong, ông Phó Nhụy lại cất tiếng hỏi:

- Tôi Phó Nhụy đây. Thuyền bên ấy cũng vừa gặp bão phải không?

Thuyền bên kia đáp:

- Ngang Cương Gián. Giờ phải đi xế lên mà vô lạch.

Trên thuyền ông Phó Nhụy, người bàn cãi lao xao. Gió thổi từ phía nam, sao thuyền lại giạt xuống ngang Hà Tĩnh được? Ông Phó Nhụy lại hỏi to:

- Sao bên ấy biết?

Bên kia có một câu trả lời kỳ quặc và bí mật:

- Sao lại không biết... A kìa, gió vừa thổi đó, ta bắt ngọn gió này mau mà lên lạch.

Trong nháy mắt, đã thấy thuyền bên kia giương buồm, chẳng hiểu sao họ làm nhanh quá chừng và lại không nghe thấy một tiếng động nào. Ông Phó Nhụy trong bụng phân vân, sai kéo buồm chạy theo. Trong lúc tâm trạng đang bơ vơ và còn in dấu vết sự hãi hùng, người ta không muốn rời bỏ bạn đồng hành đã gặp tình cờ.

Gió quá nhẹ, buồm không ăn gió đập phần phật. Sương hạt từng luồng như một cơ mưa trắng. Thuyền đi trước cũng chỉ trông thấy dáng mờ mờ ảo ảo như trong giấc mơ.

Chợt chú trai kêu:

- Có ai như người trôi kìa?

Một bác dùng sào khiều cái vật trôi lềnh bềnh đen thui và nói:

- Ðúng thật là người rồi.

Họ cúi xuống vớt người kia lên. Tay anh ta co quắp còn cắp chặt trong nắch một cái chèo ngắn; mặt anh ta tái nhợt, mắt nhắm nghiền, hai hàm răng cắn chặt. Một người bảo:

- Hà hơi, hà hơi, hô hấp đi, hình như còn thoi thóp. Từ trên thuyền Xin Kính bên kia, có người hỏi:

- Vớt được ai đó?

Mọi người cúi xuống nhìn kỹ mặt người bị nạn, nhưng không nhận ra ai, mặt anh ta co rút nhăn nhúm đến nỗ đã méo dệch hẳn đi. Chú trai góp ý:

- Hình như giống anh Hoe Chước.

Ông Phó Nhụy nói to sang thuyền kia:

- Hoe Chước!

Nhưng ông lại chợt nhớ ra. Sao thế được nhỉ? Hoe Chước đi bạn trên thuyền ông Xin Kính kia mà? Ông hỏi to:

- Có Hoe Chước bên ấy không?

Thuyền bên kia im lặng một cách kỳ lạ. Chú trai, thính tai nhất trong đám, nghe như bên kia đang bàn cãi gì láo nháo. Chú bỗng kêu lên:

- Ơ kìa, đâu mất rồi?

Thuyền ông Xin Kính vừa biến mất như vụt chìm xuống đáy biển. Cả con thuyền lẫn buồm đều biến đâu mất chỉ để lại một khoảng trống không trắng toát, khoảng trắng ấy nhòa dần vào màu sương phơn phớt xám. Trên thuyền ông Phó Nhụy, mọi người đều câm lặng, tim bóp chặt trong một nỗi lo âu ghê rợn, mở to mắt nhìn trân trân.

Chú trai lúc đó lại kêu:

- Có tiếng gì om om lạ gớm?

Cùng một lúc, tất cả ai nấy đều nhận ra quả có tiếng sóng đánh phòm phọp âm âm như vỗ vàng hang hốc. Ngay trước mặt, một khối to đen đồ sộ vụt xuất hiện, chỉ cách thuyền vài chục thước. Tức thời, ông lái nhảy bổ tới, túm lấy lèo, giằng riết. Chiếc thuyền quạt mũi về bên trái, ngừng một chút rồi tiến theo ngã mới. Các bác chài vội vàng kéo đi tra chèo, ráng sức chèo tới. Cái khối đen mờ dần trong sương, rồi biến đi. Ông Phó Nhụy thở phào nhẹ nhõm: thuyền ông vừa suýt đâm phải núi đá.

Khi thuyền ông Phó Nhụy, sau một buổi chạy vờ vật ngoài khơi, lần về tới lạch, thì anh Hoe Chước hơi tỉnh. Anh kể lại rằng trong cơn bão, thuyền ông Xin Kính bị sóng đánh dạt vào núi đá vỡ tan tành, và có lẽ chỉ một mình anh là còn sống sót. Anh đã vớ phải cây chèo rồi nhảy xuống biển trước khi thuyền đụng vào núi đá. Những người kia, sau đó, nếu có nhảy khỏi thuyền cũng đã muộn vì bị sóng quật vào lên đá cũng rã xương.

Vợ của những người trên thuyền ông Xin Kính nay vẫn sống trong cảnh góa bụa. Và cái hy vọng mong manh một ngày trở về của chồng mình nay cũng đã tắt trong họ từ lâu.

Bùi Hiển
tamlinh.com
 
Chuyện thứ 5 Người con gái tỉnh Bắc



Vũ đến trọ học ở hàng cơm bà cụ Ðỗ đã ba tháng rồi. Nhà chật chội, mái lợp tôn, nên mùa hè rất nóng nực. Nhưng Vũ không muốn tìm chỗ trọ khác, bởi bà cụ Ðỗ tính giá rẻ, phần vì mọi việc trong nhà, cụ làm lấy, ít phải thuê mượn, phần vì chính gian nhà ấy, cụ cũng không phải mất tiền thuê.

Bà cụ Ðỗ hồi cư rất sớm, thấy gian nhà bị chiến tranh tàn phá, chỉ còn trơ lại hai bức tường và một gian gác xép đằng sau, nên dựng mái tạm trú. Mãi, chủ nhà chưa thấy về, nên cụ yên chí ở, tưởng chừng như đất của mình.

Gian gác xép ấy bỏ không. Có lẽ vì thấy có nhiều chiếc rầm gỗ bị cháy xém, sắp rơi, trần lại nhiều chỗ nứt lở, nên chẳng ai dại gì hứng lấy tai nạn. Mùa hè đến, cùng với những kỳ thi. Vũ cần phải học nhiều lắm, nhưng không được như ý. Nhà chật chội quá. Khách ăn hàng lại thường đông, ăn uống bi bô rầm rĩ.

Hơn nữa, mái tôn càng làm nắng hè gay gắt. Bởi vậy, Vũ đã nghĩ nhiều đến gian gác xép bỏ hoang ấy. Một chiều chủ nhật, Vũ mượn được thang, dựng trèo lên xem. Gác tuy bỏ hoang nhưng không đến nỗi bẩn quá. Sàn vẫn còn nguyên vẹn, chỉ có nhiều bụi cát, cùng một ít vôi vữa long trên trần xuống.

Tường cũng còn khá sạch. Riêng các cánh cửa đều đã mất hết. Gió bên ngoài lùa vào mát rượi. Vũ suy tính nếu mình quét dọn qua loa, mỗi buổi tối, trèo lên gác xép này, thắp nến mà học rồi giải (trải) chiếu ngủ thì tốt quá. Vừa yên tĩnh, vừa mát mẻ.

Cẩn thận Vũ hỏi qua bà cụ thì được ưng thuận ngay, bà chỉ dặn thêm rằng:

- Nhưng cậu phải coi chừng, nhà cửa ọp ẹp lắm, khéo mà “oan gia”.

Ngay buổi chiều, Vũ hì hục quét dọn. Gió lùa vào mát rợi. Gian gác bỏ hoang đã được Vũ đặt cho cái tên văn vẻ: “Nghênh Phong Các. Mấy chồng sách, vừa để học, vừa để gối đầu, một ngọn nến, một manh chiếu, đó là tất cả đồ đạc trần thiết trong căn gái “đón gió” này.

Tối đến, Vũ sung sướng trèo lên gác của mình. Lại rút luôn thang lên theo, vì e ngại mấy ông Tổng, Xã rượu say rồi lên phá quấy.

Thật là tĩnh-mịch. Tiếng huyên áo trong hàng cơm vẳng xa hẳn; bên ngọn lửa nến lập lòe Vũ yên chí học.

Nhưng chưa ôn bài được mấy lần, Vũ đã thiu thiu ngủ gục. Cho đến lúc tiếng chuông đồng hồ nhà thờ dóng dả, Vũ mới choàng mở mắt. Trời bạch nhật, có lẽ đã sáu giờ sáng. Cây nến cháy đến gốc còn lưu lại vũng nến đọng. Cuốn sách đêm trước vẫn còn mở ở trang học dở.

Vũ bực mình quá, vì thường rất tỉnh táo, có khuya, mệt thì đi ngủ, chứ không bao giờ ngủ gục như vậy.

Vũ cho đó là vì gác mát mẻ quá lại yên tĩnh nên dễ làm cho người ta chợp mắt.

Ðêm hôm sau, Vũ đề phòng cẩn thận. Ăn cơm xong, Vũ uống một cốc cà phê thật đặc. Lại mang lên theo một bao thuốc lá nữa. Gió lùa mát rợi. Tiếng cười nói văng vẳng xa...

Dưới ánh nến, chập chờn theo gió, Vũ ngồi chăm chú học, nhưng không hơn gì đêm trước chốc lát đã thiu thiu buồn ngủ. Sực nhớ, Vũ với tay cầm lấy bao thuốc lá. Nhưng lại nghĩ: Hãy cố dùng nghị lực chống chọi đã, cùng lắm hãy nhờ đến thuốc lá, dùng ngay e sẽ thành thói quen. Và Vũ không bóc bao thuốc vội, để bao lên chồng sách.

Nhưng chỉ một lát sau, Vũ đã ngủ gục, cho tới khi tỉnh dậy thì đã thấy cây nến hao quá nửa. Vũ giận mình vô cùng.

Vũ nhất định lấy thuốc lá để chống lại cơn buồn ngủ lạ lùng. Nhưng bao thuốc lúc nãy để trên chồng sách đã không thấy nữa. Có lẽ khi ngả lưng xuống, tôi đã quơ tay làm rơi bao thuốc chăng. Vũ bèn nhìn quanh và quả nhiên thấy bao thuốc lá ở ngay sau lưng mình. Nhưng lạ thay bao thuốc lá đã bị bốc ra tự bao giờ. Một điếu thuốc lại kéo lùi ra khỏi bao chút ít như sẵn sàng mời Vũ hút.

Vũ dụi con mắt, kinh ngạc! Chàng cố nhớ lại, và đinh ninh quả quyết lúc trước chàng chưa hề bóc bao thuốc mà chỉ để bao nguyên lên trên chồng sách. Vừa suy nghĩ Vũ vừa rút điếu thuốc ra ngậm lên môi. Ngay phía sau Vũ, bỗng một que diêm xòe lên. Một bàn tay nhỏ nhắn, mềm mại, đưa que lửa mời Vũ châm thuốc.

Vũ hoảng hốt nhìn lại. Và thấy đó là một nữ lang rất đẹp, tuổi khoảng 16, 17, có vẻ như một nữ học sinh.

Vũ liếc mắt nhìn cái thang tre, thấy vẫn còn để nằm yên chỗ chân tường.

Nữ lang mỉm cười và nhắc:

- Anh châm thuốc.

Tiếng nói nhẹ nhàng như gió thu. Vũ ngập ngừng mãi mới thốt ra lời:

- Cô, cô đến đây ? Ðêm khuya...

Nữ lang ngắt lời:

- Nhà em ở gần đây. Nhân nhìn qua cửa sổ, thấy cây nến bị anh quờ tay đổ nghiêng, nên vào dựng lại. Vừa toan quay về, thì anh chợt tỉnh...

Vũ nhìn lại, quả nhiên thấy trên mặt chiếu, có vết sáp nến loang. Nếu vậy, không có nữ lang, lửa nến có thể bén dần qua chống sách! Nhưng Vũ vẫn tò mò muốn biết:

- Xin cảm ơn cô. Nhưng cô là...

Nữ lang mỉm cười:

- Em tên là Ngọc Bách, nhà ở cạnh đây... Nhân đêm khuya, trằn trọc không ngủ được, thấy gian gác này trước bỏ không, nay có ánh lửa và bóng người, nên tò mò nhìn vào... anh tha lỗi cho em nhé!

Vũ hỏi tiếp:

- Nhưng cô làm cách nào mà vào đây được?

Nàng mỉm cười:

- Anh không nên hỏi nhiều. Em là phận gái, lại chưa hề quen anh bao giờ, nên đột ngột đến đây, thực quá ư trơ trẽn... Chính vì vậy mà em không muốn nói rõ, anh biết nhiều để làm chi. Ngừng một lát, nàng lại tiếp:

- Chúng ta quả là tình cờ gặp gỡ, thời gian họp mặt chưa thể biết dài ngắn ra sao. Vậy tốt hơn hết là chúng a cứ vui khi chùng nhau gần gũi.

Vừa nói xong, nàng đến ngồi xuống chiếu, sát bên cạnh Vũ. Vốn tính người đứng đắn, Vũ nghiêm sắc mặt nói:

- Trai gái gặp gỡ đêm khuya, là một sự chẳng hay. Hơn nữa, cô và tôi lại chưa hề quen biết bao giờ. Vã lại, tôi đang cần yên tĩnh để học vì kỳ thi đã tới nơi... Nếu cô có lòng mến, xin để trưa mai, tôi có thì giờ rỗi rãi, tôi sẽ tiếng chuyện với cô.

Nữ lang làm ra bộ hờn dỗi. Nàng đứng dậy, liếc nhìn chồng sách trên chiếu cười nhạt:

- Có lẽ anh tưởng chỉ có anh là học thôi ư? Và anh tưởng những “hình học không gian” những “phân tích hóa học” kia của anh là ghê gớm lắm rồi sao? Có lẽ vì thế nên anh mới dám đem so sánh giữa Học với Tình!

Vũ sốt ruột:

- Cô muốn tranh luận gì, xin cũng hãy để đến trưa mai!

Nữ lang không nói gì hơn nữa, quay ngoắt đi. Vũ xiết nỗi ngạc nhiên, khi thấy nàng không xuống lối cầu thang, mà lại vượt qua cửa sổ.

Gió đêm khuya càng thêm lạnh lẽo. Vũ bất chợt thấy rùng mình nhưng được cái không buồn ngủ nữa. Ðêm ấy chàng học được kỹ càng cho đến ba giờ sáng mới dọn dẹp đi ngủ.

Hôm sau, lúc đi học về, ngồi ăn cơm, Vũ lại lựa lời hỏi bà cụ Ðỗ. Nhưng bà cụ cho biết hai bên hàng xóm không hề có một thiếu nữ nào. Và cả quanh đây không có cô con gái nào tên là Ngọc Bách giống như hình dáng của lời Vũ tả. Vũ ngạc nhiên nhưng chưa nói rõ sự thực ý muốn đợi xem trưa nay, người con gái kỳ dị ấy có đến gặp mình như lời đã yêu cầu không. Nhưng không thấy đến.

Buổi tới hôm ấy, Vũ lại lên căn gác của mình ngồi học. Chàng lại thấy thiu thiu buồn ngủ, khi gió mát lùa vào. Tuy vậy, chàng đã biết trước việc xảy ra, nên ung dung lấy thuốc lá châm hút. Rồi ngồi đợi.

Quả nhiên, chốc lát thấy Ngọc Bách đến. Lần này, Vũ thấy rõ ràng nàng do lối cửa sổ mà bước vào, nhẹ nhàng như một cái bóng.

Ra chiều thân mật, Ngọc Bách ngồi ngay xuống cạnh Vũ. Rồi lã lơi trách:

- Em hôm nay lại hơi muộn, anh có giận không?

Vũ lặng thinh không nói, chỉ lấy sách vở ra học. Nàng lại nhìn chăm chăm vào mặt Vũ rồi tiếp:

- Có lẽ không giận nhưng ý chừng cũng mong đợi lắm thì phải?

Vũ thẳng lời cự:

- Hôm qua tôi đã nói với cô rằng tôi bận học thi không tiện tiếp chuyện. Tôi đã hẹn buổi trưa, muốn nói năng gì, sao cô không lại?

Ngọc Bách ra vẻ phụng phịu:

- Anh tưởng con gái muốn gặp đàn ông một cách tự nhiên lúc nào cũng được hay sao? Anh không sợ người ta trông thấy dị nghị ư? Về phần em thì không ngại, nhưng lo cho anh bị người chế riễu.

Vũ lắc đầu:

- Tôi không sợ. Việc làm đàng hoàng, chẳng sợ ai cười hết, mặc cho có người ngờ vực, nhưng lòng mình thẳng thắn thì dư luận sai lạc ấy tôi cũng chẳng quan tâm. Tôi ngại là ngại sự đêm hôm khuya khoắt cô lại đây, nguyên một sự gặp gỡ ấy cũng đã là bất chính rồi. Vậy mong từ sau, cô đừng đến đây nữa, muốn hỏi gì xin đợi ban ngày.

Ngọc Bách rưng rưng ngồi khóc. Một lát sau mới nói:

- Em biết khi người con gái tự tìm đến gặp người con trai, bao giờ cũng bị khinh rẻ. Nhưng em dám đường đột, chẳng qua là tưởng anh khoáng đạt, không chấp nê những nhỏ nhặt thường tình. Không ngờ anh cũng chẳng hơn gì người khác...

Vừa nói nàng vừa gục xuống gối Vũ mà khóc nức nở.

Nhưng Vũ gạt ra, nghiêm giọng bảo:

- Những lời tôi nói đã đầy đủ. Cô nên hiểu biết và đừng quấy rầy thêm nữa!

Rồi quay sang phía khác mà ngồi học lớn tiếng làm như không có ai ở cạnh mình.

Ngọc Bích vùng đứng dậy. Nàng biến sắc, nói:

- Số anh sắp chết đến nơi, ta thương tình đến cứu. Lại không biết thân, còn làm ra bộ kiêu kỳ, vậy hãy coi chừng.

Nói rồi, bước ra cửa sổ biến mất.

Vũ vừa ngạc nhiên vừa bâng khuâng. Chàng không hiểu người con gái ấy là ai, ma quái chăng, người thực chăng? Trước lời dọa nạt kia chàng không sợ. Những cảnh chinh chiến đã làm cho Vũ tin tưởng ở số mệnh. Sống, chết, chẳng phải là những thứ có thể tìm, hoặc tránh được dễ dàng...

Vũ vừa toan gác bỏ những ý nghĩ vẩn vơ ấy để chuyên tâm ngồi học, thì chợt cơn gió mạnh từ đâu ào ào tới làm cho ngọn nến tắt phụt. Vũ định sờ lấy bao diêm châm, nhưng không thấy. Gió như lạnh hơn lúc trước, làm cho Vũ chợ rùng mình. Ngoài trời không đến nỗi tối lắm. Những lùm cây rung động như những bóng đen hình dáng to lớn lạ kỳ...

Giữa khung cửa sổ, Vũ bỗng thấy hiện ra một bộ xương người trắng xóa, dập dờn đi lại.

Vũ biết lời dọa nạt của người con gái kỳ dị đã thực hiện. Ðã suy nghĩ từ trước, nên Vũ không lấy làm kinh hoảng. Bộ xương ấy bước vào, tiến đến trước mặt Vũ. Cái đầu nhe bộ răng trắng nhởn nhơ cười một cách rùng rợn.

Vũ ráng bình tĩnh, vẫn cứ ngồi yên giả bộ học.

Thoáng cái, bộ xương đã biến đâu mất. Vũ cười thầm:

- Mi dọa ai thì được, chớ dọa ta sao nổi?

Chưa dứt lời, một thanh xương tay bỗng từ trên treần nhà rơi xuống, ngay trước mặt Vũ. Tiếp đó, là thanh xương mỗi chốc thêm nhiều, đến mấy chiếc xương sườn... Thấy đống xương mỗi chốc thêm nhiều, lù lù trước mặt... sẵn lọ mực trên bàn Vũ cầm luôn ném vào bộ xương. Mực đổ tung tóe, bộ xương vụt biến mất.

Vũ tưởng vậy là yên. Không ngờ Ngọc Bách lại hiện ra đứng cạnh chàng, nghiêm giọng trách:

- Anh thực là tệ! Lại là người đã hấp thụ văn minh Tây Âu, sao không biết quý người phái yếu?

Vũ thẳng lời, cự lại:

- Người ta chỉ có thể lịch sự đối với người lịch sự! Quấy rầy làm mất tự do của kẻ khác, đó có phải là cách cư xư của hạng người có giáo dục hay không?

Nữ lang không nói lại được, tần ngần đứng lặng người, chốc lát mới thở dài. Vũ thấy sắc mặt nàng vô cùng buồn thảm, cũng động lòng, hỏi:

- Cô là ai, xin nói thật: Nếu còn giấu diếm ta không bao giờ muốn nói chuyện.

Ngọc Bách hỏi lại:

- Nói thiệt liệu anh có khỏi sợ hay không?

Vũ cười:

- Hỏi thế là thừa, nếu là kẻ nhút nhác thì ngay từ đêm trước tôi đã không dám lên căn gác này ngồi mà học nữa.

Nữ lang gật đầu:

- Chính đó là một điều mà em lấy làm kính phục. Em không phải là người, chính là ma.

Vũ thản nhiên:

- Tôi cũng đã đoán biết ngay.

Rồi Vũ lại nói:

- Thường thường tôi nghe thấy nói đến oan hồn, song chưa tin là thực; hồn ma còn ẩn hiện lẩn quất nơi đây, ý hẳn cũng có điều oan khuất chứ chẳng không?

Ngọc Bách rơm rướm nước mắt, thưa:

- Sự đời man mác những nỗi oan khiêng nhiều không kể xiết, nhất là trong thời chiến tranh ly loạn này, chẳng phải là trường hợp riêng em. Có điều kẻ chết đi, dù sao cũng mong nắm xương tàn được vùi sâu, chôn chặt, thế mà em thì bộc lộ, gián nhấm, chuột gậm, thê thảm vô cùng...

Vũ thấy nàng từ nãy giờ vẫn đứng trước mặt mình, chớ không dám suồng sã như trước, nên dịu dàng bảo:

- Dù sao nữa cũng xin mời cô ngồi xuống đây. Theo luân lý Khổng Mạnh, trai gái “bất tương thân”, nhưng thiển nghĩ: đã là âm dương cách biệt, thì hai thế giới khác nhau, chúng ta là ngay thẳng nói chuyện, tất cũng không ai chê trách vào đâu được!

Nữ lang bùi ngùi nói:

- Nghe lời anh, em chợ nhớ đến ba em ngày xưa, tuy là người Tây học, mà vẫn giữ được nền nếp Ðông Phương, quả thực cũng là hiếm có vậy. Càng nhớ lại trong mấy hôm nay, có biết bao nhiêu cử chỉ hành động suồng sã, thẹn chết đi một lần nữa được.

Vũ gật gù, tán thưởng:

- Nghe lời, thấy rõ ràng là người có học thức. Mong rằng đừng giấu diếm, xin cô kể rành mạch câu chuyện từ đầu.

Ngọc Bách lau nước mắt thưa:

- Nguyên những lời vàng ngọc ấy cũng đủ an ủi em được ngàn phần. Em tên thật là Ngọc Bách, họ Nguyễn, vốn quên ở tỉnh Bắc, con của một ông Tham tá, đã từ trần từ lúc em mới lên 15 tuổi...

Mỉm cười chua chát, Ngọc Bách lại tiếp:

- Năm nay em 18 tuổi! Nói như vậy, nghĩa là: khi chết thì em mới 18 tuổi, nhưng nếu tính theo người sống, qua mấy năm tao loạn thì hiện nay em đã ngoài 20... già mất rồi.

Vũ nghĩa thầm trong bụng:

- Khi đã là đàn bà, dù chết đi rồi, cũng vẫn còn lo lắng đến sắc đẹp tàn phai.

Nữ lang lại kể tiếp:

- Trong gia đình, tuy em là lớn nhất, nhưng vì em theo lời trối trăn của cha em dặn lại, nhất định cho em đi học đến nơi đến chốn. Bởi vậy, sua khi đỗ bằng cơ-thủy ở tỉnh Bắc, em được mẹ em cho về học bậc Trung học tại Hà Nội. Cẩn thận mẹ em cho em ăn trọ tại nhà bà Phán Tâm ở ngay liền vách nhà này.

Nhừng lại giây phút, Ngọc Bách lại kể:

- Nếu không có chiến tranh thì không đâu đến nỗi... Khi được lệnh tản cư, bà Phán cùng những trẻ nhỏ đều về quê cả, chỉ còn lại một người con trai lớn, đi làm công sở và em cùng một người vú già ở lại. Bỗng đô thành khói lửa mù trời, căn nhà bên cạnh này (tức là nhà em ở) bị sụp đổ. Người u già, cũng như con trai bà Phán, đều bị chết vùi trong đống gạch ngói. Riêng có em là may mắn núp dưới chân cầu thang được thoát chết. Nghe tiếng bom đạn rầm ran, em sợ hãi vô cùng, bò lần sang hàng xóm, tức là căn nhà này, lúc đó bỏ không, vì người trong nhà đều đã tản cư từ trước. Sợ hãi, em tìm được chiếc thang, treo ẩn lên trên trần căn gác này, vì em cho đó là chỗ ẩn náu kín đáo nhất.

Thân gái trong thời binh lửa, may ra nhờ đó mà được an toàn chăng. Thường lệ, mỗi khi tìm kiếm thức ăn, nước uốn đầy đủ rồi thì em lại trèo lên trần nhà, và rút thang lên theo. Em có ngờ đâu, chính gian nhà này cũng bị sụp đổ, chiếc thang em vừa trèo lên bị rơi xuống. Thế là bỗng dưng bị giam gọn trên trần gác, với một số lượng thức ăn đủ chừng ba ngày. Em chỉ còn một hy vọng có thấy bóng người nào thì kêu cứu, không những trong lúc khói lửa tơi bời, ai cũng lo lẩn trốn nên em ngồi yên trên trần đã bốn ngày liền mà cũng không hề thấy có một bóng người nào... Vừa đói và khát, em đành phải chịu cực hình, giống hệt như người bị lạc lõng giữa nơi xa mạc. Cho đến khi sức một yếu dần em thở hơi cuối cùng, thiệt oan một đời xuân xanh đầy hứa hẹn.

Vũ nói tiếp:

- Rồi sao nữa, xin cô cứ kể tiếp cho nghe!

Ngọc Bách thở dài:

- Rồi ngày tháng trôi qua. Cảnh đô thành dần dần trở lại đông đúc, vui vẻ hơn xưa. Riêng có tấm oan hồn của em vẫn bị ngậm ngùi, đáng thương hại nhất là một nắm xương tàn rụi vẫn bị bộc lộ trên trần nhà này, làm mồi cho gián, chuột.

Vũ ngắt lời:

- Nhưng tại sao thấy tôi lên học trên đây, cô lại hiện hình bỡn cợt? Hồn oan đau tủi, há lại còn ưa thích những chuyện cợt đùa...

Ngọc Bách rơm rớm nước mắt:

- Anh quở trách như vậy, em xin nhận lỗi, nhưng chỉ vì em ngu muội, lóng nghe thấy bọn yêu quái thường bàn nhau rằng nếu chúng tìm được người thế mạng thì sẽ được đầu thai thành kiếp khác! Thoạt đầu thấy anh lên học trên căn gác trống này, em dùng tà khí làm cho tinh thần anh bị hôn quyện, rồi sau đó, định hiện nguyên hình người con gái đẹp, để nhờ nhan sắc mà quyến rũ anh.... nhưng anh không hề vì sắc đẹp mà động tâm. Em lại định tác quái để cho anh sợ hãi... nhưng kết cục cũng bị thất bại... Em thực đã đắc tội với anh nhiều lắm.

Vũ ngắt lời hỏi:

- Bây giờ cô muốn gì?

Ngọc Bách gạt nước mắt, thưa:

- Em chỉ mong anh vì thương người bạc phận, ra tay tế độ, chôn cất cho yên đẹp nắm xương tàn của em mà thôi. Như vậy, em không còn phải oán hận gì nữa...

Vũ nhận lời, Ngọc Bách sụp lại tạ ơn, nhưng Vũ giục nàng hãy ra đi, vì âm dương cách biệt, lần lửa lâu lai, cũng e hại cho cả đôi bên.

Ngay sáng hôm sau, Vũ hỏi thăm những người ở gần đấy, họ đều nhận rằng có thực, tại nhà bà Phán Tâm khi xưa có cô con gái tỉnh Bắc trọ học, nhưng hình như đã thiệt mạng trong những ngày khói lửa đô thành... Vũ lại tìm thang trèo lên trên trần nhà lục lạo khắp nơi, quả nhiên có một đống xương người, nhện chăng, bụi phủ, riêng lạ một điều là có mấy khúc xương rõ ràng có vấy mực. Sau khi tìm được xương cốt của cô gái Vũ bèn nhờ người chôn cất, cho đúng lời hẹn với hồn ai!

Phạm Cao Cũng

tamlinh.com
 
Back
Top