Thư viện truyện ngắn - Đọc Online và Offline

[Mr.P]

New member
bookstore.gif

====================================


[DOWNLOAD]Đọc Offline: Chỗ nằm
Link:
[/DOWNLOAD]

Chỗ nằm là nơi ta ngả lưng sau một ngày mệt mỏi, chỗ nằm là nơi bình yên và êm ái nhất nhưng đâu phải ai cũng có một chỗ nằm đúng như mình ao ước. Có những người cả đời phải nằm những nơi chẳng thơm tho, chỉ muốn chết đi để được nằm một chỗ nào đó khác chỗ hiện tại. Vậy hóa ra chỗ nằm còn là nơi ngả lưng sau một đời mệt nhoài, cũng có người cắc cớ hỏi ngược lại tôi rằng đâu phải đời ai cũng mệt, thế đấy mà thật lạ, đời ai cũng tự thấy mệt mỏi, gian truân.

ImageView.aspx

Minh họa: Đỗ Trung Quân​

Lần đầu tiên tôi biết đến từ chỗ nằm khác ngoài nghĩa là giường, chiếu, gối, mền mà tôi vẫn được ngủ hằng ngày chính là lúc tôi 5 tuổi. Lần đó, lần đầu tiên được về quê sau bốn năm ba mẹ bồng bế tôi vào Đồng Nai trên chuyến xe lửa ám ảnh cả đời mẹ. Lần đầu tiên tôi biết đến bàn thờ họ tộc thật lớn với cả trăm bông sen trắng muốt, nhị vàng thơm đua nhau tỏa hương trên năm chiếc lục bình to.

Lần đầu tiên tôi được nhìn thấy di ảnh ông nội tôi, tấm hình ông nội tôi khá trẻ và tóc xoăn. Và cũng lần đó, lần đầu tiên tôi được ba đưa ra mộ ông nội, ngôi mộ hồi đó không được xây khang trang như bây giờ, chỉ là một ụ đất nằm bên sườn đồi nho nhỏ cách đường cái chừng 40m. Đó là chỗ nằm của một người mà tôi luôn tò mò, mong mỏi được đến vì mẹ hay nói ông nội cưng tôi nhất nhà.

Về sau trong những đêm trăng tịch mịch ba mẹ thường hay trải chiếu ra sân ngồi hóng mát, tôi thì loay hoay hết nằm trên đùi người này lại xoay qua nằm gối đầu trên chân người kia. Mẹ thường nói ông nội con là người ham vui, khi còn khỏe mạnh ông đã dặn cả nhà: Chừng nào tao chết bây chôn tao trên chỗ đất đó, ở bên sườn đồi cao không bị úng nước, mà nhớ là đừng chôn cao quá, gần gần đường cái đặng hằng ngày thấy bà con đi làm nói chuyện ồn ào cho vui.

Khi còn trẻ con, với tôi câu chuyện đó thật hấp dẫn, ly kỳ và tôi tự quyết định khi nào tôi già và sắp chết, tôi cũng sẽ chọn một chỗ địa thế kiểu vậy, ở trên đồi cao đủ để nhìn thấy một người đạp xe đến từ đằng xa, vừa đủ để nghe tiếng những người đi đường nói chuyện. Thế là tôi vui, một chỗ nằm vừa đủ bình yên và vui vẻ.

Nhà tôi ở quê, ai chết thì người ta đem vào chôn trong núi đất, tôi nghe thế thôi chứ chẳng bao giờ được vào núi đất để xem nó tròn méo như thế nào. Năm tôi học cấp Ba, chị gái của một đứa bạn thân tự vẫn qua đời. Tết năm đó để nhà nó đỡ buồn, mùng một tết chúng tôi - những đứa bạn thân - cùng nó đi viếng mộ chị, lần đầu tiên tôi biết nghĩa trang của cả xã, ai chết cũng được nằm trên đồi cao nhưng ở đây xa đường cái đến cả cây số. Ở trên đồi cao nhưng không vui. Và tôi vẫn kiên quyết khi nằm xuống mình sẽ nằm trên đồi cao vì ở đây nhìn xuống cảnh vật khá là đẹp và yên tĩnh dù không vui.

Rồi một ngày gần đây tôi sực nhớ ra ông ngoại mình mất cũng hơn ba năm rồi, và tôi tự nhiên không biết ngày giỗ năm ngoái tôi có về bên bàn thờ không (hình như không). Rồi tự biện minh mình bận quá mà, không về chắc ông cũng không trách, nhưng lại nghĩ tới cái chỗ nằm của ông, hình như mỗi năm mình cũng chỉ đến thắp hương được một lần vào ngày tết.

Rồi cũng không biết năm, mười năm nữa có còn duy trì được lịch đều như vậy không. Rồi tự hỏi ông nội mình mất mấy chục năm rồi, mấy đời trôi qua rồi thì có ai (ngoài con cháu) còn biết đến cái người nằm dưới ngôi mộ có vị trí đẹp đó là ai? Đến phiên mình, con cháu rồi thì có ai nhớ tới mình? Mà nhớ đến thì liệu có hay biết, ích lợi, vui sướng gì cho người nằm dưới đó.

Bỗng nghĩ, cuối cùng thì mình có nên nằm một chỗ ở đâu đó, cao, đẹp và vui không nhỉ? Hay chết là hết mất rồi!

Sưu tầm)​
 
Sửa lần cuối:
Trả lời: Thư viện truyện ngắn: trinh thám, tình yêu, tiểu thuyết,...

[DOWNLOAD]Đọc Offline: Khoảnh khắc thời gian
[/DOWNLOAD]

1337998810_1336932355_6983560725_8651c965b8.jpg

Di Nhiên quay người lại mỉm cười với Cường, cậu bạn lớp cấp ba lâu ngày không gặp. Chiều nay là tình cờ, hay số phận họ lại gặp nhau trong một thị xã bé nhỏ ngày có bão, hai đứa ngồi bên bờ sông nước cuộn đỏ đục ngầu. Cô trêu cậu là như ngồi bên bờ sông Hồng vậy, cậu cười nói nhớ ngày xưa, hồi đại học hai đứa vẫn lang thang, thế mà cũng vài năm rồi không gặp.

Quán chiều vắng hai đứa ngồi bên ly trà đá sậm màu, mọi người hồ hởi đi xem nước sông lên, thị xã bé nhỏ trở nên ồn ào náo nhiệt. Hai con sông cuộn mình vào nhau thì thầm, vỗ bờ, trong cảm giác mênh mang nuối tiếc.

Nụ cười của cậu có chút phong sương, vẻ lãng tử xưa kia đã dần biến mất, thay vào đó là sự rắn rỏi của thời gian. Đôi mắt cậu có những vương vấn muộn phiền, Nhiên nghêng mái đầu nhìn vào đôi mắt ấy, tìm chút mơ hồ ngày xưa. Cậu đưa tay chạm vào mái tóc mềm buông ngang vai, cô không đẩy cậu ra chỉ cười.

Cả hai như gặp lại giấc mộng ngày xưa, lần đầu tiên gặp nhau, cậu đã bị ấn tượng bởi cô gái chạy như bay giữa sân trường ngày đầu Thu khai giảng. Tay ôm trồng sách, mắt kính cận dáng đi thoăn thoắt, và họ là bạn có lẽ là định mệnh. Có lẽ chẳng có gì thay đổi được định mệnh vu vơ ngày xưa ấy, cậu và cô hai người bạn đi bên nhau suốt ba năm cấp ba ngập ngừng không dám nói, bốn năm đại học giữa bộn bề những cám dỗ đời thường.

Chia tay, không hẳn, chỉ là không liên lạc với nhau nữa mà thôi, cậu tránh lên mạng xã hội để không biết về cô. Để cảm thấy tim không có chút xao lòng nào nữa, cậu xin vào thành phố ngập nắng phương xa làm việc. Ngày cậu đi, sân ga vắng lặng chiều buồn như nỗi nhớ trong tim cậu thủa bình minh.

Im lặng, khoảng không kí ức đang trở về với hai người bạn, giao nhau trong miền xa xăm của mộng tưởng. Mối tình đầu ngập ngừng nơi cửa lớp, cả hai đều không muốn nói ra những yêu thương vì sợ mất nhau. Cuối cùng tại sao họ xa nhau dường như vẫn chỉ là một câu hỏi mơ hồ trong hai con người đã trở thành người lớn.

- Mình tưởng Cường vẫn còn ở Sài Gòn?

- Mình mới về sáng nay, còn Nhiên thì sao? Sao không ở Hà Nội?

- Không mình về lâu rồi, ở đây thân quen hơn, ấm áp hơn.

- Uh, có lẽ vậy

- …

- …

Khoảng im lặng, cả hai như bận nhìn bờ sông những con người líu ríu nhau bắt cá, nước nổi, cuồn cuộn như lòng người có bão không yên. Có lẽ vì quên nên vẫn nhớ, có lẽ vì chưa kịp hỏi nên đã ra đi, băn khoăn giữ lại, cả những khoảng thời gian không kịp nhìn nhau lần cuối dưới trời nắng Hà thành vội vã.

- A, tuần sau Nam cưới đấy, Cường có đi không?

- Uh, mình chỉ ra công tác nên sợ không ở lại được, có lẽ lớp mình trách Cường nhiều lắm.

- Ờ, trách cả Nhiên sao để lạc mất Cường nữa…

Nhịp tim thay đổi cuộc sống rộn ràng, bờ môi khô khốc, cốc nước chẳng làm dịu cơn khát. Dường như cơn mưa làm thêm phần nóng bức, cảm giác muốn thoát ra, trời lại đổ mưa ào ào.

Những con người xa lạ chạy tán loạn để trú mưa, quán tự nhiên đông lên, người và người, ngồi bên nhau trên hàng hiên nhỏ. Có hai người bạn vẫn chạm khẽ vào kí ức của nhau, những hờn trách không dám nói ra nơi cửa miệng, vì sợ một điều gì rất đỗi vu vơ.

- Sao Nhiên lại để tóc dài, nhìn như con gái ý???

- Hờ hờ, thế mình là con trai à!!!

- Ờ…

- Á…

Chân Cường đau nhói cảm giác thân quen trở về, cảm giác Nhiên là cô bạn thủa thiếu thời, cô bạn lúc nào cũng mạnh mẽ, cô bạn luôn bên cậu. Chỉ muốn ôm lấy yêu thương mà thời gian làm lỡ bước, chỉ muốn quay về để không phải rời xa, tưởng tất cả chỉ là hoài niệm, hóa ra là nỗi nhớ quá dài. Không phải không thể quên, mà là luôn nhớ, chẳng thể chạy trốn được nối nhớ trong tim, cuối cùng cậu cũng hiểu ra những muộn màng.

Chuông điện thoại, bài hát làm cả hai ngẩn ngơ,Nhiên nghe máy ngập ngừng, người bên kia đầu dây đang hối thúc. Cường có cảm giác đăng đắng khi uống cốc nước chè, vì sao mà khó chịu thế. Cậu đứng dậy tay chạm vào mái tóc buông lững lờ của cô lần nữa, cô ngẩng mặt lên nhìn cậu, cả hai như quên mất thời gian, chỉ một giây thôi của những hồi ức.

- Nhiên phải về thôi, hôm nay có hẹn với bạn rồi, tình cờ gặp cười thế này vui quá, ngày mai hẹn lũ bạn trong lớp đi ăn nhé.

- Mai Cường đi rồi

- …

- Nhiên phải về sao, trời còn mưa mà, nhỡ ướt lại cảm, Nhiên vẫn rất dễ bị cảm mà Nhiên đã ốm lại ốm lâu nữa chứ!

- …

- Ở lại được không Nhiên, mình lo lắm!

- …

- Không được sao?

- Ừ, không được, bây giờ mình khác rồi, không dễ ốm như xưa nữa, Cường đừng lo...

- Uh…

Nhiên đứng dậy vội vã, bước chân líu díu vào nhau, mưa ướt mái tóc mềm Cường mới chạm vào, Cường không đứng dậy chỉ nhìn Nhiên bước đi. Chiều của hai năm về trước, bàn chân Cường chạm phải khoảnh khắc thời gian cũ, khi người con trai ấy ôm Nhiên vào lòng. Vỡ vụn những mong manh, chẳng còn dù chỉ là tàn hơi thở nhỏ, không có lý do để trở về, thế mà vẫn tìm một cái cớ để ngang qua.

Trời vẫn mưa, nước mưa ào ào, quất vào khuân mặt ướt đẫm của Nhiên, những khuấy động của thời gian ngủ yên. Chẳng muốn những diệu vợi lại trở về, chỉ muốn được bình an sống, chỉ muốn được ủ ấm trong khoảnh khắc của hiện tại mà thôi. Chạy ào vào căn phòng ấm áp, ôm như níu với lấy người con trai đang ngỡ ngàng, chẳng muốn rời đi.
(Sưu tầm)​
 
[DOWNLOAD]Đọc Offline: Buổi chiều của nỗi cô đơn
Link: [/DOWNLOAD]

Buổi chiều của nỗi cô đơn

Đôi lúc, trong cái vội vã của cơn mưa muộn, tôi lại dừng bên một mái hiên vắng, tưởng tượng ra như mình đang đi xuyên qua nó để rồi được ngủ quên trong một đống đổ nát nào đó đã ray rứt mình trong tháng trong năm...

2012-06-01_150804.png

Ảnh intetnet​

Và trong cái thung lũng chiều đầy xa xăm dấu chân, có một loài cỏ dại cứ nghi ngút dâng lên cái mượt mềm của những lóng thời gian ráo hoảnh. Và cỏ đã hoang vu thêm niềm mộng mị trong những nỗi cô đơn lấp lánh. Không có một tiếng người nào ngoài sự bập bùng của những âm thanh rối bời tuôn chạy theo mỗi trận trở gió vô tình. Trên triền dốc nghiêng nghiêng miền hố thẳm, đôi loài cây chen chúc nhau mọc nhoài ra khỏi sự đả đớn của những khối đá xù xì trơ ra vết tích của những niềm quên đã lẩn trốn rã rời. Chúng mệt nhoài và thở hổn hển trong cái sắc chiều thẩm đặc sự mê man về một cuộc hồi sinh ấm ớ.

Thi thoảng những đám bụi mù chợt rối tung lên quất thẳng vào từng bộng tơ non rưng rưng hang hốc, để quăng lên cơn đau buốt của sự lặng im đầy những nỗi nghi ngờ. Ta dường như chỉ kịp chăng là bắt được đôi chiếc lá ào thốc vào mặt và khô như những con đường mùa Hạ. Những ý niệm cứ tua tủa tuôn ra như bầy buớm lạc đàn, sẵn sàng xiêu dạt mò mẫm trong đống lẩn quẩn để tìm được chút không gian để thở, để rải lên cõi thiên di chút sắc màu lập lòe nhưng đầy chống chếnh. Như vậy có lẽ phải say thôi, phải vùi thôi đám tơ trời long đong đang cố thử nhấc mình lên khỏi cái liu riu của đôi đám xương rồng sờ sững. Đám xương rồng vốn dĩ đã không thể xanh hơn được nữa vì nỗi níu kéo già nua ***g lộng, vì sự chắt chiu vội vã như người...

Tôi cứ thế mà bước đi, mà để lại nghe ong ong vọng bước chân mình rổn rảng. Đâu đó, vài đám gai xơ xước cuống quýt quấn lên cả suốt một đoạn lối mòn hơ hớ. Những viên sỏi cứ ngốn lên nhau lạo xạo như một niềm hả hê được mình biết đến. Ngay cả những ngón chân cũng va vào nhau niềm bần bật. Có thứ cảm giác gì đang thầm len lỏi qua từng cú lạng nhảy của vài chú dế nâu mất phương hướng vì sự xôn xao. Vốn âm thầm là thế mà bây giờ trên những vệt đất dài loằng ngoằng nứt nẻ cũng ối lên nỗi rùng rùng quay quắt. Mắt mình cứ như mờ đi trong cái hơi hướm ngồn ngột tung tảy băng qua băng lại suốt dọc miền âu lo thoai thoải. Dường như mọi cái thảng thốt ngọ nguậy chực tỉnh giấc âm ỉ ở đâu đó sau cuộc phun trào của niềm ám ảnh dở dang cũng đã đến lúc vụng dại mà di cư về nơi không nhớ. Chợt thấy mình như chẳng còn gì cả. Chợt thấy mình như chẳng có gì cả. Chỉ có sự hun hút trốn tìm nhấp nhô sau phía đại ngàn của gió. Thung lũng như đã bị ngập úng trong cơn sốt dai dẳng của những tán cây hầm hập bởi những sơi dây leo của nỗi cô đơn bám rễ. Nơi mà hoạ hoằn lắm mới được ngả nghiêng vì một trận giông lùa...

Vào một buổi chiều trong thung lũng của nỗi cô đơn, tôi lang thang nhặt những tảng mây trầm, những tảng mây vốn dĩ đã lãng quên đâu đó sau những nấc ngày phiêu du nghèn nghẹn. Và để rồi chợt nhận ra ở một nơi nào sâu thẳm, trái tim mình còn xanh biếc với nhân gian...
(Sưu tầm)​

==================================================​


[DOWNLOAD]Đọc Offline: Chuốc vạ... tình
Link: [/DOWNLOAD]

Chuốc vạ... tình

Phương con trai của Đê học xong Trung học Phổ thông đi Sài Gòn học nghề. Bốn năm sau không những ổn định công ăn việc làm mà còn thực hiện tốt lời Đê dặn “Con làm răng làm phải có vợ con càng sớm càng tốt chứ lêu lổng một thân một mình ở chốn đô thị làm được đồng nào nướng đồng nấy, hơn chi ở quê!”.

Năm ngoái Phương hỏi vợ, năm nay cưới. Đê mừng lắm bàn với vợ:

“Em liệu lo cho nó một ít tiền...”.

Vợ Đê vốn chịu thương chịu khó, tằn tiện từng đồng vun vén cho gia đình con cái nên nghe là lo ngay được gần năm triệu.

Phương điện thoại về đề nghị Đê dàn xếp công việc vô trước ngày đám cưới mấy hôm để có thời gian thăm viếng bà con trong họ trong nhà đang ở Sài Gòn đồng thời đi thăm nhà vợ sắp cưới của Phương. Hồi đám hỏi có A anh ruột đại diện do vậy Đê không vào, nay nghe Phương nói có lý Đê đi sớm...

2012-05-31_085407.png

Ảnh internet​

Cô Mân chỉ có một đứa con gái nên cưng chiều lắm. Không theo nghề buôn bán như mẹ, năm hai mươi hai tuổi Gia Hân đi làm công nhân hãng may Việt Hưng. Cách đây ba năm tình cờ gặp trong một lần dự đám cưới một người bạn, Gia Hân và Phương kết bạn thân rồi yêu nhau, nhiều người nhất là bạn bè khen xứng đôi vừa lứa. Cô Mân thương con gái bao nhiêu thì cũng thương Phương ngần ấy.

Có lần cô nói: “Thấy hai đứa có duyên có nợ quấn quýt thương nhau như thế mẹ mừng lắm!”.

Tính cô Mân là vậy xởi lởi và thiệt lòng nên ai cũng mến, có điều thời còn con gái mải miết tham công tiếc việc và nhất là lo phụng dưỡng mẹ già đến nỗi tuổi xuân vụt qua không hay, ba năm sau ngày mẹ mất cô thương một người nhưng ngặt người đó đã có vợ con... lúc nầy Mân đã ba mươi sáu tuổi.

Khi biết đã có thai bé Gia Hân, Mân vào Sài Gòn lập nghiệp. Ngày tháng trôi qua “hết cơn bỉ cực tới ngày thái lai” Mân nhanh chóng hòa nhập cuộc sống mới, lần hồi gầy dựng nên cơ nghiệp... nay Gia Hân chuẩn bị cưới chồng mọi việc có nề có nếp, mới xây xong ngôi nhà hai tầng mặt tiền ở đường phố sầm uất gần khu công nghiệp Tân Phú, phần nhà trệt mở shop bán các mặt hàng thời trang nữ khá bề thế. Công việc kinh doanh ngày một tiến triển thuận lợi.

*

Ngành Đường sắt ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu của hành khách. Đê và Hướng anh trai của Phương cùng đi trên chuyến tàu hỏa nầy. Không ngồi yên một chỗ Đê đi dạo từ toa đầu đến toa cuối, thấy toa nào cũng tươm tất sạch đẹp, ở toa gường nằm, toa ghế (gỗ) cứng, ghế (nệm) mềm đều có gắn máy điều hòa nhiệt độ. Đất nước mình thời tiết mỗi miền có độ chênh lệch khá rõ, tháng Tư âm lịch miền Trung trời nắng nóng như đổ lửa thế mà khi tàu qua địa phận Phan Thiết đã khác, trời đang mưa giông ầm ầm, nghe nói khí hậu Sài Gòn hiện giờ cũng vậy sáng nắng chiều mưa.

Trở lại chỗ ngồi, Đê suy nghĩ mung lung... nghĩ đến chuyện thằng Phương cưới vợ lòng rộn lên bao niềm vui. Trong đầu Đê vẽ nên bao viễn cảnh tốt đẹp nào là sắp có thêm đứa con dâu thùy mỵ nết na, nào là nhất định sẽ có thêm những đứa cháu nội xinh xắn ngộ nghĩnh đáng yêu. “Con hơn cha nhà có phúc” rồi vợ chồng nó sớm muộn gì cũng mua đất làm nhà, có đời sống sung túc hạnh phúc... Không như hồi bằng tuổi của Phương, đất nước mới hòa bình đời sống kinh tế của Đê và nhiều người trong làng khó khăn trăm bề, bữa ăn hằng ngày của nhà nông phần nhiều là sắn với khoai lâu lâu mới có bữa cơm ghế, mà thường thường hạt cơm cõng không biết mấy lát khoai lát sắn. Giờ tình hình đời sống ở quê đã đỡ hơn xưa nhiều rồi tuy vậy đời người nông dân biết cho đến bao giờ mới vơi bớt nỗi nhọc nhằn. Anh và chị của Phương nay đang ở quê đêm ngày đầu tắt mặt tối lao động cật lực lắm mới có được cuộc sống tàm tạm. Đê chợt tỉnh dậy sau giấc ngủ chập chờn, khi nghe ai đó nói không đầy mười lăm phút nữa là tàu vào ga Sài Gòn.

Tới nhà của Phương, Đê càng vui hơn khi biết để sớm ổn định nơi ăn chốn ở, trước khi cưới nhau Phương và Gia Hân cùng mua được căn hộ khá tiện nghi trên tầng ba chung cư Bình Yên.

Phương nói:

“Ba nghỉ ngơi cho khỏe, biết ba vô bác A hứa sáng ngày mai chở ba đi thăm nhà mẹ vợ con”.

Phương vồn vã kể những dự định: lễ cưới sẽ chính thức cử hành tại nhà hàng Sao Mai, hơn năm trăm giấy mời đã được gởi đến bà con nội ngoại hai bên gia đình và bạn hữu. “Con tính toán như vậy ba coi thử còn gì bổ sung thêm để mọi việc chu toàn”. Đê “Ừ!”.

*

Sau năm bảy lăm A không về quê làm ruộng mà ở lại nhà của cậu thúc bá ở khu Bảy Hiền, Sài Gòn. Mỗi sáng dậy sớm cà phê cà pháo xong đạp xe tành tành xuống chợ trời Lăng cha Cả đụng gì mua nấy, khi thì chiếc đồng hồ, khi thì cái máy radio... mấy món hàng đang được nhiều người mua đi bán lại và lời khá cao. Khách hàng từ xưa nay chưa dùng hoặc có nhưng không hiện đại nay muốn mua vừa dùng vừa tỏ ra là người “sành điệu”. Đồng hồ, radio, xe đạp lúc ấy còn quý hơn vàng. Đến năm tám mươi A chuyển sang cò đất. Rồi A phất lên như diều gặp gió. Cái công ty bất động sản hiện thời chứng tỏ năng lực tài chính của A. Có lần trong bữa nhậu rượu vào lời ra A thẳng thừng tuyên bố tài sản của A ít nhất nuôi đến đời cháu đời chắt.

A tự lái xe đưa A đến thăm nhà mẹ vợ của Phương.

A nói:

“Chú làm sui đạt yêu cầu quá nghe!”.

Đê nghe không hiểu hỏi lại.

A nói: “Thì thằng Phương giỏi thật một là chọn vợ gốc người cùng quê xứ Quảng mình, thứ hai nhà một mẹ con lại khá giả nữa!”.

“Em cũng nghe Phương kể phong phanh chưa rõ lắm!. Mà như vậy tốt anh hỷ!”.

“Rất tốt chứ!”.

Hai anh em vừa đi vừa trò chuyện nên quãng đường hình như ngắn lại. A đánh xe vào sát lề đường, nói:

“Tới rồi!”.

Xuống xe Đê đứng tần ngần một chặp trước ngôi nhà khá đẹp được xây theo kiểu dáng hiện đại. Gia Hân ra mở cổng, vui vẻ chào sau đó mời A và Đê vào nhà.

Phòng khách trên tầng hai trang hoàng đúng mode, bộ bàn ghế sa-lon được chế tác bằng lõi gốc cây danh mộc sơn PU bóng loáng đặt cạnh cửa sổ cỡ lớn, trên tường đối diện treo hai bộ tranh bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông và Phúc - Lộc - Thọ đươc vẽ bằng chất liệu sơn mài khá sắc sảo. Có vẻ hơi rụt rè một chút trước khung cảnh sang trọng này nhưng ngay sau đó Đê kịp lấy lại điềm tỉnh niềm nở chào mẹ vợ Phương. Bỗng Đê ngờ ngợ nghĩ cô nầy ở đâu... sao giống... Trong một thoáng bối rối hình như chủ nhà cũng nhận ra một điều gì đó... không bình thường.

*

Gia Hân bưng khau tách trà và cà phê đặt trên bàn, rồi lễ phép mời mẹ và các bác dùng. A uống cà phê khen ngon và nói:

“Mời chứ! Chị Mân! chú Đê!”.

Cùng lúc cả hai Mân và Đê sực tỉnh. Mân nói lí nhí:

“Dạ xin mời quý anh!”.

Khi mới nghe A gọi tên cô Mân, Đê linh tính có điều chẳng lành sắp xảy ra, chẳng lẽ...

Đê hỏi:

“Cô Mân quê tỉnh...”.

“Dạ!”.

“Huyện...!”.

“Dạ!”.

“Cô là Út con bà Cừ!”.

“Dạ!”.

A không hiểu gì cả. Hỏi:

“Hai người đã quen biết nhau?”.

Chuyện vượt ra ngoài bao dự định. Buổi thăm nhà bàn tính chuyện đám cưới cho Phương và Gia Hân đang gặp rắc rối lớn. Đê cố hết sức bình tỉnh hỏi cặn kẽ về Gia Hân và một sự thật nghiệt ngã được Mân nói rõ Gia Hân chính là con gái của Đê và Mân./.
(Sưu tầm)​
 
Back
Top