Thương tiếc một giảng viên tận tụy

chieuhado

New member
Bài viết này làm cho mình rất cảm động ! Mình thấy cuộc sống thật mong manh và nhiều cái bất hạnh vì vậy mình nghĩ chúng ta cần trân trọng những gì mình đang có và cái để có tất cả thay đổi được tất cả đó là sự sống . Vì vậy chúng ta hãy sống thật vui thật đẹp vì trên đời này không có cái gì buồn và an phận bằng cái chết ! ... Tất cả những điều chúng ta cho đó là bình thường như chúng ta có thể nói " lời nói yêu thương " , chúng ta nhìn thấy mọi vật xung quanh , chúng ta có thể được bàn tay của mẹ ôm chúng ta vào lòng ,chúng ta có thể nói lời yêu thương dành cho cha mẹ ....Nhưng khi cái chết đã cướp đi sự sống của chúng ta , thì một lời nói để làm cho cha mẹ yên lòng hay bớt đau buồn thì cũng không thể nào nói được đúng không ? Vậy sao chúng ta không học cách trân trọng tất cả những gì bình thường nhất mà lại bỏ nó để theo đuổi những gì viễn vông ....
Đây là bài viết gợi cho mình một cái gì đó buồn man mác và mình cảm thấy có rất nhiều điều mình chưa làm cho những người thân trong gia đình . Hỡi cuộc sống bon chen đã khiến ta rời xa vòng tay của mẹ ....

Thương tiếc một giảng viên tận tụy​

Chiều ngày 28.8, hàng trăm sinh viên, bạn bè, đồng nghiệp cùng gia đình đã ngậm ngùi tiễn đưa thạc sĩ - giảng viên Ưng Sơn Ca - Trưởng bộ môn Báo in và Xuất bản, khoa Báo chí và Truyền thông, trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM về cõi vĩnh hằng.

Vậy là em đã đi thật rồi!

Em đã ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ, khi tương lai còn biết bao điều hứa hẹn, nhiều người thân của em bàng hoàng, sửng sốt. Cho đến bây giờ, khi đã cùng mọi người rơi nước mắt vĩnh biệt em ở nhà tang lễ, tôi vẫn không tin điều đó là sự thật...

Thật khó diễn tả được hết tâm trạng của tôi lúc này - đau đớn, xót xa, tiếc nhớ khôn nguôi… Tôi và em chỉ là đồng nghiệp "láng giềng", thậm chí chưa có dịp gọi nhau những lúc bày trò vui hay giúp nhau khi "tối lửa tắt đèn". Và mỗi năm, chúng ta chỉ được gặp nhau nhiều nhất vào mùa tuyển sinh đại học. Đó là mùa "đến hẹn lại lên" để mọi người được làm việc cùng nhau.

Nhưng ở đời, đâu phải lúc nào cũng cận kề bên nhau mới là tình, là nghĩa. Đâu đó quanh ta, cũng có những sự ồn ào mà bên trong trống rỗng đó thôi. Vậy hà cớ gì mà chúng ta không quý mến nhau? Và làm sao tôi không khỏi nhói lòng khi em không còn nữa!

Còn nhớ, bao mùa chấm thi tuyển sinh, em đã xuất hiện trong vai người thư ký chuyên cần và tận tụy. Cho đến nay, với tôi, Sơn Ca vẫn là người làm thư ký tiểu ban chấm thi chu đáo, cẩn thận và chuyên nghiệp nhất mà tôi gặp.

Còn nhớ, bao lần gặp nhau, em hay băn khoăn vì mình chưa đến đích. Việc học tập và nghiên cứu là vô cùng mà em. Sơn Ca không thấy đó thôi, em đã làm được rất nhiều điều quý giá mà ở tuổi của em, mấy ai làm được.

Ông trời thật không công bằng. Sao nỡ để một giảng viên trẻ có năng lực, luôn say mê, tâm huyết với nghề; một con người luôn nhiệt tình với bạn bè, đồng nghiệp… như Sơn Ca, phải ra đi bất ngờ như thế?

Sơn Ca ơi! còn quá nhiều "nợ nần", níu kéo, sao em lại vội ra đi? Người ta thường nói, chết là sự giải thoát vĩnh cửu. Tôi không tin sự ra đi của em là một sự giải thoát. Bởi còn đây, bao niềm xót thương, nhớ tiếc của gia đình, người thân, thầy cô và bạn bè, đồng nghiệp. Bởi còn đây, tiếng khóc đau lòng của con trẻ, của bao mái đầu đã nhuộm sương gió thời gian...

Cuộc đời thật ngắn ngủi. Và chẳng ai có thể biết trước được điều chi. Viết vội những dòng này cho người ra đi mà lòng bỗng xót xa cho người ở lại…

Sơn Ca ơi, thôi hãy yên lòng, thanh thản mà ra đi, như đi vào cuộc dạo chơi miên viễn…

Trần Mai Nhân
(Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM)
:n20: :n20: :n20:
 
Sửa lần cuối:
Back
Top