[Mr.P]
New member
Từ khi bắt đầu có World Cup, nhà nhỏ hôm nào cũng ồn ào huyên náo từ những tràng reo hò, những cuộc tranh luận tưởng như không thể dứt. Khi nghe tiếng con vện sủa ăng ẳng là nhỏ biết có một đoàn quân đang diễu hành rẽ vào cổng. Người lớn tuổi như ông Tư lọ mọ chống gậy mà cũng sung lắm. Bác Ba, bác Bảy trong xóm cũng mê bóng đá hơn mê... vợ (lời bác Bảy hài hước thế). Rồi một đám con nít cũng tháp tùng theo sau. Mà nào phải trong xóm chỉ mỗi nhà nhỏ có tivi đâu.
Minh họa: Duy Nguyên
Nhà ông Tư có tivi màu hẳn hoi, anh Phi - con trai ông - mới đem ở thành phố về. Nhỏ cắc cớ hỏi sao ông Tư không ở nhà coi cho khỏe, tivi màu hình ảnh đẹp, màn hình rộng nữa. Ông Tư khoát tay móm mém bảo coi bóng đá phải đông người mới vui, với lại ông Tư qua bên này cũng là tập thể dục cho giãn xương giãn cốt, con ạ. Bác Ba thì bảo ở nhà coi một mình không khoái. Bác Bảy than “bả” khó tính, la lớn một chút cũng cằn nhằn. Còn đám nhỏ thì khỏi nói cũng thừa biết cái tính vui đâu chầu đó của tụi nó.
Với lại hôm nào nhỏ cũng bày nấu chè, nấu rau câu hoặc làm một cái gì đó tương tự để ăn lúc nghỉ giải lao giữa hai hiệp đấu nên tụi nó mê tít. Mấy bữa sau khỏi cần vận động, tự tụi nó cũng biết “đóng góp cổ phần” cho mỗi buổi reo hò cùng trái bóng. Đứa mang đậu, đứa mang đường, rồi cả quày dừa nữa. Mới đầu nhỏ hơi ái ngại bắt tụi nó mang về nhưng sau thì nhận tuốt vì có sự đồng ý của bề trên. Thấy tụi nhỏ ham coi quá, nhiều bữa nhỏ đem chuyện học hành ra hăm he tụi nó, chẳng ngờ tụi nó ôm bụng cười ngặt nghẽo. “Chị Nhã không nhớ là tụi em được nghỉ hè rồi à?”. “Ờ há”. Nhỏ gật đầu. Cũng may mùa bóng đá trúng dịp hè. Chứ không chắc gì mấy đứa được khoe răng mà cười xả láng như vậy đâu.
Con vện sủa lên một tiếng rồi nghe ư ử. Nhỏ ra mở cửa. Biết ngay là anh đến mà. Con vện ngúc ngoắc cái đầu, cái đuôi ngoáy tít mù quấn lấy chân anh. Nhỏ xách tai nó: “Người lạ đó chớ quen đâu mà sao mày thân thiết quá vậy?”. “Phải chi chủ của vện cũng biết quấn lấy anh mỗi bận anh sang có phải tốt không?”. Nhỏ trừng mắt: “Trời ơi, anh bảo em phải giống nó à? Này thì giống”. “Ui da! Ròm ơi đừng nhéo anh nữa. Mấy đứa ơi cứu anh với”. Lập tức mấy đứa nhỏ cũng ào ra. Nhỏ nguýt anh một cái dài ơi là dài: “Tha cho anh đấy, nếu không đừng hòng còn biết đường về quê mẹ”. “Vậy thì anh ở đây làm rể càng tốt chứ sao”.
Hứ! Nhỏ quay vô nhà. Không nói với anh nữa. Tiếp tục theo dõi hai mươi ba anh đàn ông mặc quần đùi chạy lông nhông trên sân cỏ rượt theo một trái bóng bé xíu và biểu diễn những pha ngoạn mục. Ở nhà nhỏ bị anh gọi là Ròm. Và chẳng biết anh “huấn luyện” đám con nít trong xóm làm sao mà đi đâu gặp nhỏ tụi nó cứ bô bô cái miệng chị Ròm chị Ròm, nghe mà phát bực. Mọi lần nhỏ trừng mắt là đứa nào cũng sợ xanh mắt và nghe theo răm rắp. Lần này coi như nhỏ chịu thua anh rồi.
Hết trận một. Trời đã ngả về chiều, nắng vàng nhạt, cái gay gắt đã dịu đi rất nhiều. Nhỏ ngó đồng hồ. Trận hai lại sắp bắt đầu. Mẹ nhắc chuẩn bị lo nấu cơm là vừa. Nhỏ dạ xong rồi để đó, tiếp tục dán mắt vào màn hình. “Không vào. Tiếc quá. Cú đánh đầu của cầu thủ đã bật cột dọc ra ngoài”. Tiếng bình luận viên gào thét trong tivi lộ rõ vẻ nuối tiếc không kém gì các khán giả đồng thời là cổ động viên ngồi bên ngoài. Mẹ lại nhắc lần nữa. Nhỏ đưa mắt tìm kiếm anh để nhờ vả. Nhưng anh bỗng nhiên... không cánh mà biến đâu mất.
Nhỏ leo lên gác. Thì ra anh đang đọc lưu bút của nhỏ. Nhỏ phăm phăm đi tới giật phắt cuốn sổ khỏi tay anh. “Ai cho anh đọc của em, thế giới riêng tư đã được niêm phong, cấm anh không được đọc”. “Niêm phong gì mà để chình ình trên bàn thế này”. “Tha tội cho anh đó”. “Mấy nàng viết lưu bút cũng nghịch ghê chứ, chẳng khác Ròm chút nào”. “Người ta vầy mà Ròm nỗi gì? Anh coi mập hơn ai, hơn em chắc?”. “Dĩ nhiên là hơn em rồi. Này nhé, anh năm tám ký, còn em bốn mươi ký chưa trừ bao, không chịu Ròm thì là gì nữa”. “Không lý sự với anh nữa. Sao anh không xuống coi bóng đá?”. “Anh không thích lắm”. “Ủa, em nhớ ngày trước anh cũng yêu bóng đá lắm mà?”.
“Nhưng từ khi yêu em, anh đã... ghét bóng đá”. “Anh này, xạo quá đi”. Nhỏ ngượng ngùng quay đi. Anh kéo tay nhỏ lại gần thì thầm “tặng em cái này nè!”. Anh lôi trong túi áo ra một chiếc kẹp nhỏ có đính nơ hồng bé xíu và cài lên tóc nhỏ. “Cảm ơn anh” - nhỏ lí nhí trong miệng, hai má nóng ran lên. Thằng Tý thập thò bên ngoài. “Gì đó Tý?”. “Bác Năm kêu chị đi nấu cơm”. “Ừa! Chị xuống liền. Anh phụ em với nghe!” - Chỉ bắt đầu nhờ vả. “Nhưng anh có điều kiện”. “Điều kiện gì?”. “Cho anh... một cái hôn”. Nói rồi không kịp để nhỏ phản ứng gì anh đã hôn cái chụt lên má nó rồi đi nhanh xuống cầu thang, né cái ngắt nhéo của nhỏ. Nhìn theo dáng anh, nhỏ cười. Một nụ cười ngập tràn hạnh phúc.
Suốt mùa giải World Cup, mà không cứ gì những ngày này, ngày nào anh cũng ghé nhà nhỏ một lát. Thế là nhỏ tha hồ được dịp nhõng nhẽo nhờ vả. Cứ tính từ hôm trận khai mạc, chỉ vì cái tội chạy lên chạy xuống mà mấy ngày đầu nhỏ cho cả nhà ăn toàn những món lạ. Canh thì ngọt khé cổ, đồ xào lại chua như giấm. Chao ôi toàn những món được chế biến trong lúc hấp tấp sợ rủi mình ở dưới này mà vô một trái không được coi phải uổng không. Anh sang, nhỏ nhờ vả luôn. Ba hắng giọng nói với anh: “Mày cứ làm nó hư đi”. Anh chỉ cười đưa mắt sang nhỏ đầy ngụ ý: Thấy chưa, ba biểu con gái mà vụng về nội trợ là đồ bỏ đi đấy. Nhỏ hếch mũi. Bỏ đi cũng được, người ta nhờ vả mấy bữa mắc coi bóng đá chớ có nhiều nhặn gì đâu.
Bất quá thì mai mốt nhỏ sẽ đăng ký học lớp dạy nấu và chế biến thức ăn cỡ ba tháng thôi, bảo đảm không sao chê nhỏ được nữa. Chuyện nhỏ là con gái mà ham coi đá banh thì có ảnh hưởng tới hòa bình thế giới đâu nào. Cả nhà, trừ mỗi mẹ, còn lại thì từ ba đến anh Hai, chị Ba, anh Tư đều là dân ghiền bóng đá. Điều đó cũng có nghĩa là nhỏ ảnh hưởng gen di truyền của ba nhiều hơn. Ba thông cảm là điều dễ hiểu thôi, chỉ có mẹ là hay càu nhàu. Con gái mà cũng la hét om sòm rồi khua chân múa tay. Thiệt hổng giống ai. Tính mẹ vốn trầm lặng và ưa dịu dàng.
Chẳng biết có ai quen nhau giống nhỏ và anh không. Hồi đó nhỏ là sinh viên năm nhất, anh học năm ba, hai trường khác nhau. Đoàn trường nhỏ tổ chức giao lưu bóng đá với trường anh. Đội bóng của trường có đến hai phần ba số cầu thủ là của lớp nhỏ. Điều đó đồng nghĩa con gái của lớp đi cổ động cũng khá đông trong số các cổ động viên của trường. Hôm đó hai đội ra sân với khí thế hừng hực. Anh bí thư đoàn trường bảo chắc như đinh đóng cột rằng kỳ này chắc chắn đội mình thắng. Hỏi sao anh chắc như vậy, anh cười bảo mấy em đi cổ động mà dễ thương quá trời thế này bảo đảm cầu thủ đội bạn lo nhìn các em lấy đâu mà lo đá với sút nữa. Không khéo lại bị mang tiếng là dùng mỹ nhân kế.
Sau một loạt đợt tấn công nhưng đội bạn vẫn chưa ghi được bàn nào, mặc dù được đánh giá là chơi hay và trội hơn. Trong giờ nghỉ giải lao, cầu thủ đội bạn vô tư hưởng ứng ké sự phục vụ của trường nhỏ. Hóa ra đội ấy toàn cổ động viên nam, con trai tất nhiên không chu đáo bằng con gái được. Đến phút thứ chín mươi, tiếng reo hò tưởng như đất sập ngay dưới chân. Với tỉ số 1-0, anh bí thư cười ha hả đến bắt tay cổ động viên... con gái. Thấy chưa, anh nói như thần nói mà. Ai chả biết cầu thủ ghi bàn mở tỉ số cũng là bàn thắng duy nhất của trận đấu không có tên trong đội tuyển của trường. Từ một quả phạt góc, người phá bóng ra lại ôm đầu ngỡ ngàng khi trái bóng không bật ra mà lại chui tọt vào khung thành thủ môn đội mình để phản lưới nhà. Người phá bóng ấy chính là anh.
Sau đợt đó anh bị bạn bè nhỏ theo xin chữ ký và chọc quê quá chừng. Đi đâu gặp anh tụi nó cũng gào lên: anh cầu thủ đá vào lưới nhà quần xanh áo trắng kia ơi. Mà người gào to nhất, chọc anh dai dẳng nhất, xin chữ ký anh nhiều nhất lại là nhỏ. Thế là quen nhau. Tụi bạn biết được cứ chọc nhỏ hoài với điệp khúc: tình yêu của con Nhã với ông Tuyên là tình yêu từ trái bóng. Nói về đoàn trường anh, từ sau bàn thua đáng nhớ ấy đưa ra một điều kiện không có trong luật giao hữu: lần sau mà hai trường giao lưu, đề nghị trường nhỏ thay... cổ động viên.
Thời gian trôi qua nhanh như một cái chớp mắt. Cả hành tinh đang sôi lên vì trái bóng khiến nhỏ nhớ sao là nhớ cái thời điểm này cách đây bốn năm trước. Con gái mê bóng đá có gì xấu? Vậy mà con gái lớp nhỏ thường nhận được những ánh mắt khác thường từ những đứa con gái cùng khoa. Kệ, ai nói mặc ai, trái bóng vẫn lăn, có niềm đam mê tội gì không thức để theo dõi. Năm ấy cũng là năm cuối, kỳ thi tốt nghiệp như một vật khổng lồ đè nặng tâm lý. Nhiều đứa lo đến phờ phạc cả người, suốt ngày chúi mũi vô đống sách bề bộn. Nhưng rồi mọi việc đâu vào đấy cả, học cứ học, coi bóng cứ coi. Chỉ tội cho đôi mắt bị những đêm gần như thức trắng lấy đi vẻ tinh anh háo hức mà thay vào đó là sự đờ đẫn mỏi mệt, lại còn tốn tiền mua Rohto nhỏ mắt mỗi ngày.
Khổ cho anh, ngày nào cũng lóc cóc đạp xe qua trường nhỏ để nhắc nhở đừng coi nhiều, phải lo cho sức khỏe và mua đồ tẩm bổ mùa thi. Ai cũng khen nhỏ sướng. Vậy mà đôi lúc nhỏ còn hờn mát giận dỗi khiến anh lại khổ sở, bận tâm. Bạn bè giờ mỗi đứa mỗi ngả. Chẳng biết năm nay có đứa nào ngồi trước màn hình la hét giống nhỏ không. Có thể một vài đứa vẫn còn đam mê nhưng cũng phải từ bỏ dần. Vì cuộc sống, thời gian không cho phép người ta có thể ngồi hàng giờ bên tivi. Công việc đã lấp đầy. Tự dưng nhỏ thèm được nghe tiếng bạn bè một thuở, thèm được gặp lại để được nghe cái điệp khúc ngày xưa.
Phải nói rằng ý nghĩ của nhỏ thiêng thật. Nghĩ đến bạn bè là có liền. Nhỏ Phương gọi điện đến, vẫn cái giọng bộp chộp ngày xưa. “Mày khỏe chứ?”. “Khỏe”. “Vẫn gào to chứ?”. “Ừa, còn mày?”. “Tao cũng thế. Bận nhưng cũng không bỏ trận nào Nhã ạ. Xinhan với sếp mà”. “Mày gan thiệt đó”. “Tình yêu trái bóng của mày lăn đến đâu rồi? Tính chừng nào sút?”. “Cảm ơn mày, vẫn tốt đẹp thôi. Chừng nào sút tao báo. Nói nhỏ chứ đồ quỷ, “ổng” đang ở đây nè!”.
“Cũng coi đá bóng à?”. “Không, phụ nấu cơm giùm tao”. “Chàng của mày number one đấy. Cho tao nói chuyện với chàng của mày một lát”. “Ừa, chờ máy nha”. Nhỏ đưa máy cho anh. Chẳng biết nhỏ Phương nói gì mà thấy mặt anh cứ đỏ rần rần. Hóa ra nó nhắc lại cái lần anh đá phản lưới nhà. Cái con này, mấy năm rồi mà trí nhớ coi bộ vẫn chẳng thay đổi gì.
Đến bây giờ anh mới kể nhỏ nghe. Lần giao hữu năm ấy anh chỉ là cầu thủ bất đắc dĩ vào thay cho thằng bạn hôm đó đột nhiên lên cơn sốt đùng đùng. Chứ anh cũng không mê lắm môn thể thao này như nhỏ đã lầm tưởng. Bóng chuyền mới thật sự là sở thích của anh. Nhỏ cười, thấy trong mắt anh có ngàn vì sao đang lấp lánh. Kệ, bây giờ thì bóng đá hay bóng chuyền, bóng nào cũng là bóng mà. Dù sao thì nhỏ đâu thể tránh được trời phật đã xui khiến cho cầu thủ bất đắc dĩ đã sút cho trái bóng tình yêu lăn đến trúng tim con nhỏ cổ động viên gào to nhất... Thật đáng đời, nhỏ ạ!
TRẦN THỊ THU HƯƠNG
(Bình Phước)
Minh họa: Duy Nguyên
Với lại hôm nào nhỏ cũng bày nấu chè, nấu rau câu hoặc làm một cái gì đó tương tự để ăn lúc nghỉ giải lao giữa hai hiệp đấu nên tụi nó mê tít. Mấy bữa sau khỏi cần vận động, tự tụi nó cũng biết “đóng góp cổ phần” cho mỗi buổi reo hò cùng trái bóng. Đứa mang đậu, đứa mang đường, rồi cả quày dừa nữa. Mới đầu nhỏ hơi ái ngại bắt tụi nó mang về nhưng sau thì nhận tuốt vì có sự đồng ý của bề trên. Thấy tụi nhỏ ham coi quá, nhiều bữa nhỏ đem chuyện học hành ra hăm he tụi nó, chẳng ngờ tụi nó ôm bụng cười ngặt nghẽo. “Chị Nhã không nhớ là tụi em được nghỉ hè rồi à?”. “Ờ há”. Nhỏ gật đầu. Cũng may mùa bóng đá trúng dịp hè. Chứ không chắc gì mấy đứa được khoe răng mà cười xả láng như vậy đâu.
Con vện sủa lên một tiếng rồi nghe ư ử. Nhỏ ra mở cửa. Biết ngay là anh đến mà. Con vện ngúc ngoắc cái đầu, cái đuôi ngoáy tít mù quấn lấy chân anh. Nhỏ xách tai nó: “Người lạ đó chớ quen đâu mà sao mày thân thiết quá vậy?”. “Phải chi chủ của vện cũng biết quấn lấy anh mỗi bận anh sang có phải tốt không?”. Nhỏ trừng mắt: “Trời ơi, anh bảo em phải giống nó à? Này thì giống”. “Ui da! Ròm ơi đừng nhéo anh nữa. Mấy đứa ơi cứu anh với”. Lập tức mấy đứa nhỏ cũng ào ra. Nhỏ nguýt anh một cái dài ơi là dài: “Tha cho anh đấy, nếu không đừng hòng còn biết đường về quê mẹ”. “Vậy thì anh ở đây làm rể càng tốt chứ sao”.
Hứ! Nhỏ quay vô nhà. Không nói với anh nữa. Tiếp tục theo dõi hai mươi ba anh đàn ông mặc quần đùi chạy lông nhông trên sân cỏ rượt theo một trái bóng bé xíu và biểu diễn những pha ngoạn mục. Ở nhà nhỏ bị anh gọi là Ròm. Và chẳng biết anh “huấn luyện” đám con nít trong xóm làm sao mà đi đâu gặp nhỏ tụi nó cứ bô bô cái miệng chị Ròm chị Ròm, nghe mà phát bực. Mọi lần nhỏ trừng mắt là đứa nào cũng sợ xanh mắt và nghe theo răm rắp. Lần này coi như nhỏ chịu thua anh rồi.
Hết trận một. Trời đã ngả về chiều, nắng vàng nhạt, cái gay gắt đã dịu đi rất nhiều. Nhỏ ngó đồng hồ. Trận hai lại sắp bắt đầu. Mẹ nhắc chuẩn bị lo nấu cơm là vừa. Nhỏ dạ xong rồi để đó, tiếp tục dán mắt vào màn hình. “Không vào. Tiếc quá. Cú đánh đầu của cầu thủ đã bật cột dọc ra ngoài”. Tiếng bình luận viên gào thét trong tivi lộ rõ vẻ nuối tiếc không kém gì các khán giả đồng thời là cổ động viên ngồi bên ngoài. Mẹ lại nhắc lần nữa. Nhỏ đưa mắt tìm kiếm anh để nhờ vả. Nhưng anh bỗng nhiên... không cánh mà biến đâu mất.
Nhỏ leo lên gác. Thì ra anh đang đọc lưu bút của nhỏ. Nhỏ phăm phăm đi tới giật phắt cuốn sổ khỏi tay anh. “Ai cho anh đọc của em, thế giới riêng tư đã được niêm phong, cấm anh không được đọc”. “Niêm phong gì mà để chình ình trên bàn thế này”. “Tha tội cho anh đó”. “Mấy nàng viết lưu bút cũng nghịch ghê chứ, chẳng khác Ròm chút nào”. “Người ta vầy mà Ròm nỗi gì? Anh coi mập hơn ai, hơn em chắc?”. “Dĩ nhiên là hơn em rồi. Này nhé, anh năm tám ký, còn em bốn mươi ký chưa trừ bao, không chịu Ròm thì là gì nữa”. “Không lý sự với anh nữa. Sao anh không xuống coi bóng đá?”. “Anh không thích lắm”. “Ủa, em nhớ ngày trước anh cũng yêu bóng đá lắm mà?”.
“Nhưng từ khi yêu em, anh đã... ghét bóng đá”. “Anh này, xạo quá đi”. Nhỏ ngượng ngùng quay đi. Anh kéo tay nhỏ lại gần thì thầm “tặng em cái này nè!”. Anh lôi trong túi áo ra một chiếc kẹp nhỏ có đính nơ hồng bé xíu và cài lên tóc nhỏ. “Cảm ơn anh” - nhỏ lí nhí trong miệng, hai má nóng ran lên. Thằng Tý thập thò bên ngoài. “Gì đó Tý?”. “Bác Năm kêu chị đi nấu cơm”. “Ừa! Chị xuống liền. Anh phụ em với nghe!” - Chỉ bắt đầu nhờ vả. “Nhưng anh có điều kiện”. “Điều kiện gì?”. “Cho anh... một cái hôn”. Nói rồi không kịp để nhỏ phản ứng gì anh đã hôn cái chụt lên má nó rồi đi nhanh xuống cầu thang, né cái ngắt nhéo của nhỏ. Nhìn theo dáng anh, nhỏ cười. Một nụ cười ngập tràn hạnh phúc.
Suốt mùa giải World Cup, mà không cứ gì những ngày này, ngày nào anh cũng ghé nhà nhỏ một lát. Thế là nhỏ tha hồ được dịp nhõng nhẽo nhờ vả. Cứ tính từ hôm trận khai mạc, chỉ vì cái tội chạy lên chạy xuống mà mấy ngày đầu nhỏ cho cả nhà ăn toàn những món lạ. Canh thì ngọt khé cổ, đồ xào lại chua như giấm. Chao ôi toàn những món được chế biến trong lúc hấp tấp sợ rủi mình ở dưới này mà vô một trái không được coi phải uổng không. Anh sang, nhỏ nhờ vả luôn. Ba hắng giọng nói với anh: “Mày cứ làm nó hư đi”. Anh chỉ cười đưa mắt sang nhỏ đầy ngụ ý: Thấy chưa, ba biểu con gái mà vụng về nội trợ là đồ bỏ đi đấy. Nhỏ hếch mũi. Bỏ đi cũng được, người ta nhờ vả mấy bữa mắc coi bóng đá chớ có nhiều nhặn gì đâu.
Bất quá thì mai mốt nhỏ sẽ đăng ký học lớp dạy nấu và chế biến thức ăn cỡ ba tháng thôi, bảo đảm không sao chê nhỏ được nữa. Chuyện nhỏ là con gái mà ham coi đá banh thì có ảnh hưởng tới hòa bình thế giới đâu nào. Cả nhà, trừ mỗi mẹ, còn lại thì từ ba đến anh Hai, chị Ba, anh Tư đều là dân ghiền bóng đá. Điều đó cũng có nghĩa là nhỏ ảnh hưởng gen di truyền của ba nhiều hơn. Ba thông cảm là điều dễ hiểu thôi, chỉ có mẹ là hay càu nhàu. Con gái mà cũng la hét om sòm rồi khua chân múa tay. Thiệt hổng giống ai. Tính mẹ vốn trầm lặng và ưa dịu dàng.
Chẳng biết có ai quen nhau giống nhỏ và anh không. Hồi đó nhỏ là sinh viên năm nhất, anh học năm ba, hai trường khác nhau. Đoàn trường nhỏ tổ chức giao lưu bóng đá với trường anh. Đội bóng của trường có đến hai phần ba số cầu thủ là của lớp nhỏ. Điều đó đồng nghĩa con gái của lớp đi cổ động cũng khá đông trong số các cổ động viên của trường. Hôm đó hai đội ra sân với khí thế hừng hực. Anh bí thư đoàn trường bảo chắc như đinh đóng cột rằng kỳ này chắc chắn đội mình thắng. Hỏi sao anh chắc như vậy, anh cười bảo mấy em đi cổ động mà dễ thương quá trời thế này bảo đảm cầu thủ đội bạn lo nhìn các em lấy đâu mà lo đá với sút nữa. Không khéo lại bị mang tiếng là dùng mỹ nhân kế.
Sau một loạt đợt tấn công nhưng đội bạn vẫn chưa ghi được bàn nào, mặc dù được đánh giá là chơi hay và trội hơn. Trong giờ nghỉ giải lao, cầu thủ đội bạn vô tư hưởng ứng ké sự phục vụ của trường nhỏ. Hóa ra đội ấy toàn cổ động viên nam, con trai tất nhiên không chu đáo bằng con gái được. Đến phút thứ chín mươi, tiếng reo hò tưởng như đất sập ngay dưới chân. Với tỉ số 1-0, anh bí thư cười ha hả đến bắt tay cổ động viên... con gái. Thấy chưa, anh nói như thần nói mà. Ai chả biết cầu thủ ghi bàn mở tỉ số cũng là bàn thắng duy nhất của trận đấu không có tên trong đội tuyển của trường. Từ một quả phạt góc, người phá bóng ra lại ôm đầu ngỡ ngàng khi trái bóng không bật ra mà lại chui tọt vào khung thành thủ môn đội mình để phản lưới nhà. Người phá bóng ấy chính là anh.
Sau đợt đó anh bị bạn bè nhỏ theo xin chữ ký và chọc quê quá chừng. Đi đâu gặp anh tụi nó cũng gào lên: anh cầu thủ đá vào lưới nhà quần xanh áo trắng kia ơi. Mà người gào to nhất, chọc anh dai dẳng nhất, xin chữ ký anh nhiều nhất lại là nhỏ. Thế là quen nhau. Tụi bạn biết được cứ chọc nhỏ hoài với điệp khúc: tình yêu của con Nhã với ông Tuyên là tình yêu từ trái bóng. Nói về đoàn trường anh, từ sau bàn thua đáng nhớ ấy đưa ra một điều kiện không có trong luật giao hữu: lần sau mà hai trường giao lưu, đề nghị trường nhỏ thay... cổ động viên.
Thời gian trôi qua nhanh như một cái chớp mắt. Cả hành tinh đang sôi lên vì trái bóng khiến nhỏ nhớ sao là nhớ cái thời điểm này cách đây bốn năm trước. Con gái mê bóng đá có gì xấu? Vậy mà con gái lớp nhỏ thường nhận được những ánh mắt khác thường từ những đứa con gái cùng khoa. Kệ, ai nói mặc ai, trái bóng vẫn lăn, có niềm đam mê tội gì không thức để theo dõi. Năm ấy cũng là năm cuối, kỳ thi tốt nghiệp như một vật khổng lồ đè nặng tâm lý. Nhiều đứa lo đến phờ phạc cả người, suốt ngày chúi mũi vô đống sách bề bộn. Nhưng rồi mọi việc đâu vào đấy cả, học cứ học, coi bóng cứ coi. Chỉ tội cho đôi mắt bị những đêm gần như thức trắng lấy đi vẻ tinh anh háo hức mà thay vào đó là sự đờ đẫn mỏi mệt, lại còn tốn tiền mua Rohto nhỏ mắt mỗi ngày.
Khổ cho anh, ngày nào cũng lóc cóc đạp xe qua trường nhỏ để nhắc nhở đừng coi nhiều, phải lo cho sức khỏe và mua đồ tẩm bổ mùa thi. Ai cũng khen nhỏ sướng. Vậy mà đôi lúc nhỏ còn hờn mát giận dỗi khiến anh lại khổ sở, bận tâm. Bạn bè giờ mỗi đứa mỗi ngả. Chẳng biết năm nay có đứa nào ngồi trước màn hình la hét giống nhỏ không. Có thể một vài đứa vẫn còn đam mê nhưng cũng phải từ bỏ dần. Vì cuộc sống, thời gian không cho phép người ta có thể ngồi hàng giờ bên tivi. Công việc đã lấp đầy. Tự dưng nhỏ thèm được nghe tiếng bạn bè một thuở, thèm được gặp lại để được nghe cái điệp khúc ngày xưa.
Phải nói rằng ý nghĩ của nhỏ thiêng thật. Nghĩ đến bạn bè là có liền. Nhỏ Phương gọi điện đến, vẫn cái giọng bộp chộp ngày xưa. “Mày khỏe chứ?”. “Khỏe”. “Vẫn gào to chứ?”. “Ừa, còn mày?”. “Tao cũng thế. Bận nhưng cũng không bỏ trận nào Nhã ạ. Xinhan với sếp mà”. “Mày gan thiệt đó”. “Tình yêu trái bóng của mày lăn đến đâu rồi? Tính chừng nào sút?”. “Cảm ơn mày, vẫn tốt đẹp thôi. Chừng nào sút tao báo. Nói nhỏ chứ đồ quỷ, “ổng” đang ở đây nè!”.
“Cũng coi đá bóng à?”. “Không, phụ nấu cơm giùm tao”. “Chàng của mày number one đấy. Cho tao nói chuyện với chàng của mày một lát”. “Ừa, chờ máy nha”. Nhỏ đưa máy cho anh. Chẳng biết nhỏ Phương nói gì mà thấy mặt anh cứ đỏ rần rần. Hóa ra nó nhắc lại cái lần anh đá phản lưới nhà. Cái con này, mấy năm rồi mà trí nhớ coi bộ vẫn chẳng thay đổi gì.
Đến bây giờ anh mới kể nhỏ nghe. Lần giao hữu năm ấy anh chỉ là cầu thủ bất đắc dĩ vào thay cho thằng bạn hôm đó đột nhiên lên cơn sốt đùng đùng. Chứ anh cũng không mê lắm môn thể thao này như nhỏ đã lầm tưởng. Bóng chuyền mới thật sự là sở thích của anh. Nhỏ cười, thấy trong mắt anh có ngàn vì sao đang lấp lánh. Kệ, bây giờ thì bóng đá hay bóng chuyền, bóng nào cũng là bóng mà. Dù sao thì nhỏ đâu thể tránh được trời phật đã xui khiến cho cầu thủ bất đắc dĩ đã sút cho trái bóng tình yêu lăn đến trúng tim con nhỏ cổ động viên gào to nhất... Thật đáng đời, nhỏ ạ!
TRẦN THỊ THU HƯƠNG
(Bình Phước)