[Toàn Quốc] Tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN: Khái niệm, điều kiện và quy trình

isocert01

Member

Tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN là gì?​

Theo thông tư 19/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định về thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) chính thức có hiệu lực vào ngày 27 tháng 9 năm 2020 đã có nhiều điểm mới về vấn đề thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN.

>> Tìm hiểu thêm:

Quy định này áp dụng đối với các thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ASEAN với thương nhân của các nước thành viên khác thực hiện cơ chế thí điểm và thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ASEAN với thương nhân các nước thành viên ASEAN thực hiện cơ chế AWSC.

Qua đó có thể hiểu, tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN là việc doanh nghiệp (nhà sản xuất, xuất khẩu hoặc nhập khẩu) sẽ tự thực hiện các thủ tục và đáp ứng điều kiện để tuyên bố hàng hóa đó đáp ứng các tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ và họ sẽ tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của tuyên bố đó thay vì xin cấp chứng nhận xuất xứ từ các cơ quan có thẩm quyền như trước đây. Nói một cách đơn giản là doanh nghiệp sẽ tự đứng ra xác nhận xuất xứ hàng hóa mà không phải đến bất kỳ cơ quan nào để xác nhận.

Theo lộ trình của ASEAN, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ dự kiến sẽ được áp dụng song song với các hệ thống thông thường như hiện nay. Hiện tại, nhóm nước ASEAN đang triển khai 2 dự án thí điểm như sau:
  • Dự án thí điểm thứ 1 (SC1 – Self-Certificate 1) Ký ngày 30/8/2010 bởi 3 nước là Brunei, Malaysia và Singapore, bắt đầu thực hiện từ ngày 1/11/2010. Thái Lan tham gia vào tháng 10/2011. Cho phép các Nhà xuất khẩu (bao gồm các công ty thương mại và Nhà sản xuất) đủ điều kiện được xem xét, cho phép tự chứng nhận xuất xứ; tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên bất kỳ chứng từ thương mại nào, bao gồm hóa đơn, vận đơn và phiếu đóng gói.
  • Dự án thí điểm thứ 2 (SC2 – Self-Certificate 2) Ký ngày 29/8/2012 bởi 3 nước Lào, Indonesia và Philippines, bắt đầu thực hiện từ ngày 1/1/2014. Việt Nam tham gia vào tháng 9/2014. Đây là dự án thí điểm cho phép các nhà sản xuất tại Việt Nam được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của đơn vị mình sau khi gửi hồ sơ xác nhận chữ ký của tối đa 3 người có trách nhiệm ký tên trên tờ khai hóa đơn và tên sản phẩm xuất khẩu đến các nước thuộc dự án sẽ được các nước đó cấp một mã số duy nhất dùng kê khai xuất xứ ngay trên invoice bao gồm ghi HS code sản phẩm để nhập khẩu vào nước đó.
>> Tìm hiểu thêm:

Theo Bộ Công thương, điểm khác biệt chính giữa hai dự án thí điểm này là trong dự án thí điểm thứ 1, thương nhân xuất khẩu hay thương nhân nhập khẩu có thể tự chứng nhận, trong khi dự án thí điểm thứ 2, chỉ có doanh nghiệp sản xuất được tự chứng nhận xuất xứ khi xuất khẩu hàng hóa của mình.

Điều kiện để thực hiện tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong ASEAN​

Theo điều 3, Thông tư 19/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định về thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN có quy định, thương nhân đáp ứng các điều kiện dưới đây có thể đề nghị được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
“a) Là nhà xuất khẩu đồng thời là nhà sản xuất.
b) Không vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa trong 02 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
c) Có cán bộ được đào tạo về xuất xứ hàng hóa do đơn vị đào tạo đã được Bộ Công Thương hoặc được Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) chỉ định.”

Bên cạnh các điều kiện nêu trên, thương nhân đề nghị được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo cơ chế AWSC còn phải đáp ứng theo các quy định sau:
“a) Đã được cấp chứng nhận C/O ưu đãi đối với hàng hóa cùng nhóm HS (4 số) trong 02 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Văn bản chấp thuận.
b) Trong trường hợp nhà xuất khẩu không phải là nhà sản xuất, nhà xuất khẩu phải được nhà sản xuất cam kết bằng văn bản về xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu và sẵn sàng hợp tác trong trường hợp kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất.”

Như vậy, so với trước đây, thông tư mới này đã bổ sung thêm 2 điều kiện tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo cơ chế AWSC.

Quy trình tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa​

Theo dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN thì bao gồm các bước dưới đây:

Bước 1: Đăng ký tự chứng nhận xuất xứ

Nhà xuất khẩu đăng ký xác nhận với cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu để trở thành nhà xuất khẩu đáp ứng đủ điều kiện và sẽ được cấp một mã số duy nhất.

Bước 2: Kiểm tra và ủy quyền là nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ

Các cơ quan có thẩm quyền liên quan sẽ thực hiện đánh giá nhà xuất khẩu dựa trên tiêu chí được đưa ra đối với một nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ.

Bước 3: Tự chứng nhận xuất xứ

Nhà xuất khẩu có đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ sẽ lập một tờ khai hóa đơn để chứng minh xuất xứ của sản phẩm và gửi cho nhà nhập khẩu. Tờ khai hóa đơn đó bắt buộc phải ký bằng tay và ghi đầy đủ họ tên của người ký.

Bước 4: Xuất trình tờ khai hóa đơn thương mại

Nhà nhập khẩu sẽ xuất trình tờ khai hóa đơn thương mại cho cơ quan hải quan tại thời điểm nhập khẩu để được hưởng các đối xử ưu đãi.

Những ưu điểm và hạn chế của tự chứng nhận xuất xứ so với cấp chứng nhận xuất xứ trong ASEAN​

Ưu điểm​

  • Nhà sản xuất có thể cung cấp các chứng từ về xuất xứ hàng hóa ngay cho nhà nhập khẩu mà không phải mất thời gian chờ đợi cơ quan quản lý có thẩm quyền xét duyệt như trước đây.
  • Đơn giản hóa thủ tục và giảm chi phí cho các giao dịch khác, đồng thời đẩy nhanh thủ tục xuất khẩu và các thủ tục khác.
  • Với việc thực hiện tự chứng nhận xuất xứ, nhà xuất khẩu năm rõ sản phẩm mà họ sản xuất vì vậy sẽ làm tăng đáng kể tỷ lệ sử dụng C/O theo các Hiệp định thương mại tự do để từ đó hưởng ưu đãi về thuế.
  • Đảm bảo minh bạch, ngăn chặn tối đa các hình thức gian lận và cấp chứng nhận xuất xứ không hợp lệ với mục đích nhằm hưởng ưu đãi thuế quan.
  • Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, sẽ tiết kiệm nguồn nhân lực, vật lực và tiết kiệm được chi phí quản lý vận hành… Đồng thời, khi phát hiện gian lận trong xuất xứ hàng hóa thì chỉ cần truy cứu trách nhiệm hoặc thu hồi giấy phép hoạt động của nhà xuất nhập khẩu theo quy định.
>> Tìm hiểu thêm:

Hạn chế​

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì cơ chế này cũng tồn tại không ít thách thức. Cụ thể như:
  • Cơ chế này quy định chỉ có doanh nghiệp vừa sản xuất xuất khẩu mới được tham gia tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, vì vậy cũng gây không ít khó dễ cho các doanh nghiệp nói chung và thu hẹp lượng doanh nghiệp khi loại trừ đi các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ hoặc sản xuất với quy mô nhỏ. Đối với dự án thí điểm thứ 2, chỉ cho phép các doanh nghiệp sản xuất được tự chứng nhận xuất xứ khi xuất khẩu hàng hóa của mình.
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất xứ hàng hóa có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng theo quy định, ví dụ như: không đủ khả năng cung cấp sự đảm bảo về xuất xứ hàng hóa hay lạm dụng sự ủy quyền tự cấp giấy chứng nhận hoặc gian lận xuất xứ hàng hóa… Nếu vi phạm các quy định này, ngoài việc doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ, doanh nghiệp có thể bị phạt hành chính hay thậm chí là xử lý hình sự nếu nghiêm trọng.
  • Cơ chế này vẫn tồn tại rủi ro vì vẫn có khả năng gian lận thương mại xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp qua các quốc gia hay mượn xuất xứ của quốc gia này để hưởng ưu đãi cũng như gian lận thương mại hàng nhập khẩu từ các nước khác vào quốc gia đó. Khi xảy ra những trường hợp như vậy, uy tín của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng, mất thị trường xuất khẩu, đồng thời bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn ở tầm vĩ mô, uy tín ngành hàng cũng sẽ bị soi xét trên thương trường quốc tế dẫn đến mất khả năng cạnh tranh.
>> Tìm hiểu thêm:
 
  • Ba lô Fancy Game News giúp bé yêu thích game dễ dàng mang theo sách vở và đồ dùng học tập một cách gọn gàng 🎮📖
 
Back
Top