[Toàn Quốc] Tưới tẩm hạt mầm hiếu hạnh cho con trẻ

dieuthuyenvtt

New member
Giáo dục tinh thần hiếu thuận cho con trẻ là một việc làm rất cần thiết. Việc làm đó nên được tưới tẩm thường xuyên thông qua các hoạt động đời thường nhất đến các sự kiện trọng đại trong cuộc sống gia đình cũng như cộng đồng xã hội.




Xem chi tiết:


Hiếu hạnh, chuẩn mực của đạo đức từ bao đời vẫn luôn tồn tại trong tư duy của nhân loại, là nền tảng căn bản của luân lý xã hội. Dù cho anh thuộc sắc tộc nào, dù cho chị theo tôn giáo nào, dù cho em là ai, thì hạnh hiếu vẫn luôn là đích đến của tiến trình hoàn thiện nhân cách, nó được xem là ‘gốc của đạo đức, gốc của lòng nhân ái’. Đạo Phật, con đường hướng đến giác ngộ giải thoát, vẫn luôn lấy hiếu hạnh làm đầu – “đạo Phật là đạo hiếu, hạnh Phật là hạnh hiếu’. Từ cái nhìn tổng quát, muốn làm Phật, một bậc chí tôn chí kính, tiên quyết nhất người Phật tử cần phải hoàn thiện nền tảng căn bản của đạo đức xã hội, đó chính là tinh thần từ hiếu đối với hai đấng sinh thành. Trong kinh Tăng Chi Bộ, đức Thế Tôn đã từng dạy rằng:

‘”… Có hai hạng người, nầy các tu sĩ, Ta nói không thể trả hết ơn được. Đó là Cha và Mẹ. Nếu một bên vai cõng mẹ, một bên vai cõng cha, làm vậy suốt trăm năm cho đến trăm tuổi cũng chưa trả ơn đủ cho cha mẹ. Nếu có phụng dưỡng cha mẹ với mọi báu vật trên trái đất nầy cũng chưa trả ơn đủ. Vì sao thế? Vì rằng cha mẹ đã bỏ nhiều công sức cho con cái, nuôi dưỡng chúng cho đến lúc lớn khôn, và dẫn dắt chúng vào trong đời nầy.’

phat-giao-va-tuoi-tre-1446-1056


Thực tế xã hội ngày nay chúng ta thấy tỷ lệ thanh thiếu niên phạm pháp ngày càng tăng. Những hành vi cư xử thiếu đạo đức của các em đã nhiều lần làm cho hai đấng sinh thành phải đau, phải xấu hổ. Thực tế đó đưa đến kết luận rằng, các em vẫn chưa thương yêu cha mẹ mình thấu đáo, chưa thấm nhuần tư tưởng hiếu hạnh mà muôn đời tổ tiên ông bà đã để lại. Dưới cái nhìn của một tu sĩ Phật giáo, tôi cho rằng hiếu hạnh của con trẻ cần phải được giáo dục và tưới tẩm hằng ngày qua các hoạt động của cuộc sống trong gia đình và xã hội. Từ suy nghĩ đó, bài viết dưới đây sẽ đệ trình một vài phương pháp nhằm tưới tẩm hạt mầm hiếu hạnh cho con trẻ theo tinh thần mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dạy.

1. Giúp con nhận thức đúng đắn và sâu sắc về chữ ‘hiếu’ theo tinh thần của Phật giáo:

Có thể nói hầu như các tôn giáo, các trường phái triết học, dù Đông hay Tây cũng đều đề cao hiếu hạnh, bởi nó là chuẩn mực của đạo đức, của nhân cách. Tuy nhiên, do quan điểm nhận thức của mỗi cá nhân trong mỗi cộng đồng khác nhau mà hiếu hạnh được hiểu và thực hiện theo những phương cách không giống nhau. Lẽ thường, gần như mọi người đều hiểu, ‘hiếu’ là ‘bổn phận’ là ‘trách nhiệm’. Điều đó có nghĩa là làm con thì phải hiếu dưỡng cha mẹ, đấy mới là ‘đạo làm con’. Chẳng hạn trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam có câu:

Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Tuy nhiên, trên tinh thần của đạo Phật, việc hiếu dưỡng hai đấng sinh thành vượt lên trên cả bổn phận, vượt lên trên cả nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ, mà đó là nhu cầu của tình thương. Nói cách khác, lo lắng, thăm viếng cha mẹ xuất phát từ tình thương yêu tôn kính của con dành cho cha mẹ. Ý niệm thương yêu đó đòi hỏi người con mong muốn có cơ hội để hiếu dưỡng cha mẹ. Như ca dao cũng có nói:

Mẹ già ở túp lều tranh
Sớm thăm tối viếng cho đành dạ con




chang-trai-9x-va-thien-duyen-voi-phat-tu-viet-tai-han-quoc-085835

Sự khác biệt giữa bổn phận và tình thương tạo nên một khoảng cách rất lớn trong hành vi cư xử. Chẳng hạn khi chúng ta làm một điều gì đó chỉ vì bổn phận thì chắc chắn sự thành tựu sẽ có phần hạn chế, ‘làm lấy rồi’. Ngược lại, chúng ta làm vì sự đam mê, làm vì tâm chân thành thì thành quả của nó thật không giới hạn. Cũng vậy, hiếu dưỡng cha mẹ vì nhu cầu của tình thương, được lo lắng, thăm viếng cha mẹ là một niềm tự hào, là nguồn thương yêu vô hạn, là cách thức kiếm tìm hạnh phúc của con cái, thì sự hiếu dưỡng đó mới được trọn vẹn, bởi vì “Cha mẹ là niềm phúc đức và niềm an lạc cho con cái. Cha mẹ là một nửa hồn và máu huyết của con cái. Cha mẹ đã đóng góp đời mình cho sự trưởng thành của con cái. Cha mẹ là tất cả, là của con và vì con”. (TT. Thích Nhật Từ, Chữ hiếu trong ca dao Việt nam và trong kinh điển Phật giáo).

Trên tinh thần hiếu dưỡng như vậy, người con hiếu trong đạo Phật không chỉ biết phụng dưỡng cha mẹ về của cải vật chất mà còn tận tình chăm sóc đời sống tinh thần cho cha mẹ thích ứng với chánh pháp mà Phật dạy. Một người Phật tử biết từ hiếu với cha mẹ trước tiên bản thân của người ấy biết sống đời phạm hạnh, từ lời nói đến việc làm phải biết tự hoàn thiện về nhân cách đạo đức. Có như thế mới làm cho cha mẹ vui. Ý nghĩa đó được được ghi lại trong Sám pháp Mục Liên như sau: “Làm con hiếu thảo theo lời kinh dạy là cố gắng tu trì, diệt trừ tội chướng, thanh tịnh hành vi, cha mẹ hiện tiền sống lâu trăm tuổi, tổ tiên quá khứ rũ sạch oan khiên”.

>> Xem thêm:
 
Back
Top