Tuyển tập thơ của Tế Hanh

mylove

New member
Đôi nét về nhà thơ
Tế Hanh tên thật là Trần Tế Hanh (Sinh : 20 - 6 - 1921 . mất : 16 -7 - 2009), quê làng Đông Yên, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
ImageView.aspx

Ảnh nhà thơ.​
Thuở nhỏ học trường làng, trường huyện sau ra học tại trường Quốc học Huế. Ông sáng tác thơ từ sớm và đã đứng trong phong trào Thơ mới với tập Nghẹn ngào giành giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn. Tham gia Việt Minh từ tháng 8 năm 1945, Tế Hanh đã trải qua các công tác văn hoá, giáo dục ở Huế, Đà nẵng, là Ủy viên giáo dục trong Uỷ ban lâm thời thành phố Đà nẵng sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. Năm 1947, ông làm việc trong Ban phụ trách Trường trung học bình dân Trung bộ, năm 1948, ông ở trong Ban phụ trách liên đoàn văn hoá kháng chiến Nam Trung bộ ủy viên thường vụ chi hội Văn nghệ Liên khu V. Năm 1957 khi thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, ông là Ủy viên thường vụ Hội khoá I, II, ủy viên thường vụ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1963), tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam nhiều khóa, giữ các chức vụ: Trưởng ban đối ngoại (1968), Chủ tịch Hội đồng dịch thuật (1983), Chủ tịch Hội đồng thơ (1986).
Ngoài thơ, Tế Hanh còn dịch nhiều tác phẩm của các nhà thơ lớn trên thế giới, viết tiểu luận phê bình văn học, thơ thiếu nhi.
Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.


Tác phẩm chính






  • Nghẹn ngào (1939)
  • Hoa niên (1944)
  • Lòng miền Nam (1956)
  • Chuyện em bé cười ra đồng tiền (1960)
  • Hai nửa yêu thương (1967)
  • Khúc ca mới (1967)
  • Đi suốt bài ca (1970)
  • Câu chuyện quê hương (1973)
  • Theo nhịp tháng ngày (1974)
  • Giữa những ngày xuân (1976)
  • Con đường và dòng sông (1980)
  • Bài ca sự sống
  • Tuyển tập Tế Hanh (tập I-1987)
  • Thơ Tế Hanh (1989)
  • Vườn xưa (1992)
  • Giữa anh và em (1992)
  • Em chờ anh (1993)
  • Tuyển tập Tế Hanh (tập II-1997)
Thành tựu nghệ thuật


Được biết đến với bài thơ đầu tiên Những ngày nghỉ học từ năm 17 tuổi (1938).[1] Giới phê bình và bạn đọc đều cho rằng Tế Hanh thành công trong cả phong trào Thơ mới và sau cách mạng tháng Tám. "Mảnh hồn làng" của ông đã ghi dấu ấn rất riêng trong phong trào Thơ mới và sau đó những bài thơ của ông đã đóng góp đáng kể cho thơ ca hiện đại Việt nam. Cho dù sau cách mạng tháng Tám, bút pháp của ông thay đổi hẳn nhưng cái tinh tế, tình yêu của ông dành cho đất nước, quê hương và tất nhiên cho người phụ nữ trong thơ Tế Hanh thì vẫn đâm chồi nảy lộc. Sau Cách mạng tháng Tám, Tế Hanh có nhiều bài thơ hay về quê hương, đất nước, về cuộc chiến tranh chống Mỹ (Nhớ con sông quê hương, Đi suốt bài ca...) nhưng những sáng tác của ông dành nhiều cho thơ tình, theo nhà thơ Ngô Văn Phú thì "có thể nói sau Xuân Diệu, anh là người làm thơ tình nhiều nhất" [2] . Thơ tình của Tế Hanh không lãng mạn bay bổng cũng không dằn vặt khổ đau mà rất tự nhiên, gắn với hoàn cảnh, cuộc sống cụ thể, thế nhưng chính những điều tưởng như bình thường ấy lại biểu hiện được tình yêu, một trong những nhiệm vụ luôn luôn khó khăn đối với người cầm bút. Chính vì thế nhiều bài thơ tình của ông như: Vườn xưa, Anh đến với em là lẽ tất nhiên... được yêu thích.

Năm 1947, Tế Hanh làm việc trong Ban phụ trách Trường trung học bình dân Trung bộ, năm 1948, ông ở trong Ban phụ trách liên đoàn văn hóa kháng chiến Nam Trung bộ ủy viên thường vụ chi hội Văn nghệ Liên khu V.
Năm 1957 khi thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, ông là Ủy viên thường vụ Hội khóa I, II, ủy viên thường vụ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1963), tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam nhiều khóa, giữ các chức vụ: Trưởng ban đối ngoại (1968), Chủ tịch Hội đồng dịch thuật (1983), Chủ tịch Hội đồng thơ (1986).
Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
Tế Hanh ra đi, giờ đây, những thi sĩ của "Thi nhân Việt Nam" chỉ còn lại mỗi Xuân Tâm!
 
Sửa lần cuối:
Vườn xưa

-Tế Hanh-

Mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh
Bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc
Hai ta ở hai đầu công tác
Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa?

Hai ta như ngày nắng tránh ngày mưa
Như mặt trăng mặt trời cách trở
Như sao hôm sao mai không cùng ở
Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa?

Hai ta như sen mùa hạ cúc mùa thu
Như tháng mười hồng tháng năm nhãn
Em theo chim đi về tháng tám
Anh theo chim cùng với tháng ba qua

Một ngày xuân em trở lại nhà
Nghe mẹ nói anh có về hái ổi
Em nhìn lên vòm cây gió thổi
Lá như môi thầm thĩ gọi anh về

Lần sau anh trở lại một ngày hè
Nghe mẹ nói em có về bên giếng giặt
Anh nhìn giếng giếng sâu trong vắt
Nước như gương soi lẻ bóng hình anh

Mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh
Bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc
Hai ta ở hai đầu công tác
Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa?
---------------------​


Quê bạn
Tế Hanh​

Nghe em kể lể nỗi niềm
Bấy lâu cách trở nhớ niềm cố hương.
Yêu em ta những vấn vương;
Nghĩ quê quán bạn dạ thường ngẩn ngơ.
Mơ màng tin tức ra vô
Mải mê trong tấm bản đồ tìm tên...
- Quê em ở chốn nào em!
Phải nơi nước biển êm đềm non tươi?
Phải nơi chim hót hoa cười,
Trăng chào gió hỏi? - Đúng rồi, phải không?
Bởi vì đôi mắt em trong
Ngó ta, ta thấy cả lòng sáng choang;
Bởi lòng em nói dịu dàng,
Lá run thỏ thẻ suối đàn vuốt ve
Bởi từ trí cạnh, hồn kề,
Đời ta tươi thắm, mọi bề nhờ em...
--------------​



Em đến với anh
Tế Hanh​

Em đến với anh như tia nắng ấm
Giữa những ngày mây phủ bốn phương trời
Cơn gió lạnh mỗi giờ mỗi thấm
Nắng lên đi đẹp quá nắng ơi !

Em đến với anh như cơn gió mát
Cho một người ở giữa quãng đường xa
Chân đã mỏi mà cổ thì đói khát
Cơn gió về như nước xối chan hoà

Em đến với anh như thêm nguồn an ủi
Đau khổ thế nào vẫn giữ tấm lòng thơ
Đêm sắp hết và bình minh đang đến
Hạnh phúc không xa hãy đợi chờ

Em đến với anh thêm một lần thử thách
Tâm hồn anh còn rung cảm hay không
Khi quanh ta toàn những người thiết thực
Thấy bó rau xanh không thấy đóa hoa hồng

Con vịt trong truyện Ang-đec-xen gãy cánh
Trở thành thiên nga bay khắp trời xanh
Anh ra khỏi nỗi buồn tật bệnh
Chào đón mùa xuân-Em đến với anh
--------------​

Lời con đường quê
Tế Hanh​

Tôi, con đường quê nhỏ chạy lang thang,
Kéo nỗi buồn không dạo khắp làng.
Đến cuối thôn kia hơi cỏ vướng
Hương đồng quyến rũ hát lên vang.

Từ đấy mình tôi cỏ mọc đầy,
Giọc lòng hoa dại ngát hương lây.
Tôi ôm đám lúa, quanh nương sắn,
Bao cái ao rêu nước đục lầy...

Những buổi mai tươi nắng chói xa
Hồn tôi lóng lánh ánh dương sa,
Những chiều êm ả tôi thư thái
Như kẻ nông phu trở lại nhà.

Tôi đã từng đau với nắng hè:
Da rôi rạn nứt bởi khô se,
Đã từng điêu đứng khi mưa lụt:
Tôi lở, thân tôi rã bốn bề.

San sẻ cùng người nỗi ấm no
Khi mùa màng được, nỗi buồn lo
Khi mùa màng mất, tôi ngây cả
Với những tình quê buổi hẹn hò.

Và thế đời tôi hết cái buồn
Trong làng. Cực khổ đắm say luôn,
Tôi thâu tê tái trong da thịt
Hương đất, hương đồng chẳng ngớt tuôn.

Viết tên trên cát

Tế Hanh​


Tặng Phan Ngô​


Ngồi viết tên yêu trên bãi cát,
Kỹ càng, chậm rãi, rõ như kêu
Ngón tay ấn mạnh từng đường kẻ
Cho thấm mong chờ, sâu mến yêu.

Bỗng thấy lòng đau nhẹ khác thường.
Hình như yêu, ghét, giận, hờn, thương
Bấy lâu chất chứa trong tim nặng
Đã chảy tràn lan xuống kẽ đường.

Cả nỗi niềm riêng chẳng một lời
Chiều nay trên cát nhẹ bày phơi:
Gió qua, tình sẽ bay lên núi...
Nước lớn, lòng tôi đến biển khơi...

Từ thở nào đâu vẫn lặng thinh
Yên vui ai có rõ tâm tình
Cực lòng đi kiếm quên trên cát,
Cát nhẹ xa đi nói chuyện mình.
---------------------
 
Sửa lần cuối:
Không đề

Tế Hanh


(Những đoạn thơ về tình yêu)

Em là cơn gió mát lừng
Thổi rung tất cả lá rừng đời anh
Em là giòng nước long lanh
Soi trong tất cả đồng anh đợi chờ
Đêm dày anh bước bơ vơ
Em đem nắng dọi tan bờ sương che
Thể tình anh sống si mê
Em đem mắt đẹp gọi về với thơ

Yêu em, trao cả tâm hồn,
Lòng thu ngày vắng, tình dồn dặm xa
Ngàn năm sau, chỗ đôi ta
Yêu nhau có lẽ lá hoa mọc đầy

Cảnh cây trụi lá hôm qua
Hôm nay nhựa chuyển lá ra mịn màng
Con chim hôm trước lạc đàn
Hôm nay nô nức khúc đàn xuân vui
Thiên nhiên mãi mãi yêu đời
Héo hon như để đến thời tươi thêm
Tấm lòng trần thế sao em
Kiêu căng chi để đời thêm bẽ bàng!

Bạn đừng tìm ở ái tình
Căn nguyên hạnh phúc, ảnh hình khổ đau
Lần yêu là một lần giàu
Thêm hương vĩnh viễn với màu vô biên
Hồn ta là một con thuyền
Bâng khuâng dợn sóng trước miền biển khơi
Lòng ta lạc giữa lòng đời
Như con chim nhỏ giữa trời mênh mông

Hỡi người tác giả vô danh
Câu thơ cùng với trời xanh mãi còn
Nỗi niềm thúc đẩy tâm hồn
Cơn đau sáng tạo mỏi mòn tâm tư

Ta yêu dãy núi chân trời
Xa trông đôi nét, tới nơi vạn cành
Tâm hồn mai đỏ, chiều xanh
Đổi thay như những tâm tình nhân gian
Ta yêu biển rộng muôn vàn
Long lanh đáy ngọc, chói vàng dòng sao
Đêm đêm sóng vỗ dạt dào
Hồn ta như biển khát khao lạ thường



Năm 1942-43-44
 

Nhắn nhe

Tế Hanh

Ai qua sông đó ai ơi!
Cho tôi nhắn gửi đôi lời nhớ nhung
Người, tôi không cách muôn trùng:
Chỉ con sóng nhỏ não nùng đôi bên,
Đất liền tình chửa bình yên,
Lựa là nước chảy triền miên mấy giòng...
Nhắn nhe theo nước theo sông!
Bên đây, bên đấy, tấm lòng sẻ chia

--------------

Người mẹ

Tế Hanh

Người mẹ đầu tiên lặng ngó con,
Nao nao nghe tự đáy tâm hồn,
Nỗi niềm xương thịt tan như nước
Sự sống nhân đôi, sóng dập dồn

Mới mẻ người mang một mối tình
Bàng hoàng cơ thể chói tâm linh
Từ ta-như-thế sang ta-phải
Người đứng cao hơn số phận mình.

Trông đứa hài nhi thịt thắm tươi
Y nguyên người gặp lại thân người
Tưởng đà chia xẻ trong sinh hóa
Nay lại giàu thêm hạt máu rơi

Người bế con lên trong ánh sáng.
Vui mừng bày tỏ với xa khơi,
Từ trong vật chất vô tri giác
Sự sống vươn lên ánh mặt trời.



------------


 
ô
thanks anh nha
em đang cần bài thực tế về nhà thơ tế hanh
anh có thông tin thì share với nha
 
Cảm thông

Tế Hanh

Nằm trong cỏ một chiều man mác
Nghe gió xuân thổi quạt hồn cây
Thái bình xanh ngắt từng mây
Lá phơi sắc biếc, đời gây mộng đào
Chiều trầm mặc, dáng chiều lặng lẽ
Dãy bàng cao đượm vẻ đoan trang
Thân nghiêm đứng thẳng làm tàn
Hồn vui ngự giữa nhịp nhàng bao la
Này khăng khít da ta, da đất
Mạch cảm thông ngây ngất tâm can
Giác quan mở rộng dặm ngàn
Nghe như cỏ mọc bàng hoàng khắp thân
Giọng suối ngân trong tay sôi nổi
Trong chân mê bối rối dặm đường
Ngạt ngào đôi mắt đưa hương
Bông hoa đất nở giữa vườn lòng tươi
Giờ thanh thoát. Đất ơi! có biết?
Ta không buồn tử biệt, sinh ly
Tao phùng ấy buổi ra đi
Đến khi ta chết là khi trở về.



----------------
 
Lời Con Đường Quê

Tế Hanh

Tôi, con đường quê nhỏ chạy lang thang,
Kéo nỗi buồn không dạo khắp làng.
Đến cuối thôn kia hơi cỏ vướng
Hương đồng quyến rũ hát lên vang.

Từ đấy mình tôi cỏ mọc đầy,
Gió lộng hoa dại ngát hương lây.
Tôi ôm đám lúa, quanh nương sắn,
Bao cái ao rêu nước đục lầy ...

Những buổi mai tươi nắng chói xa
Hồn tôi lóng lánh ánh dương sa,
Những chiều êm ả tôi thư thái
Như kẻ nông phu trở lại nhà .

Tôi đă từng đau với nắng hè:
Da rôi rạn nứt bởi khô se,
Đă từng điêu đứng khi mưa lụt:
Tôi lở, thân tôi rã bốn bề .

San sẻ cùng người nỗi ấm no
Khi mùa màng được, nỗi buồn lo
Khi mùa màng mất, tôi ngây cả
Với những tình quê buổi hẹn hò.

Và thế đời tôi hết cái buồn
Trong làng. Cực khổ đắm say luôn,
Tôi thâu tê tái trong da thịt
Hương đất, hương đồng chẳng ngớt tuôn.



---8---​
 
Chuyện buồn
Tế Hanh

Một đêm kia, một người Do Thái
Kể lể cùng tôi nỗi nhớ nhà
Thất thểu trọn đời nơi đất khách
Ăn nhờ, sống gửi xứ người ta.

Tôi nhớ, ông ơi, héo cả hồn!
Đời tôi, tôi chẳng muốn gì hơn
Là về cố quận, mai sau chết
Còn có bên nhà miếng đất chôn.

Tôi cũng như ông, cũng lạc loài,
Bơ phờ như chiếc lá thu rơi;
Lang thang mang bóng nơi xa ấy,
Tôi cũng như ông, cũng nhớ hoài.

Nhưng nỗi sầu ông dễ hiểu hơn,
Chớ tôi không biết cớ sao buồn:
Chưa hề mất mát, nhưng tìm mãi
Chẳng cách vời ai, vẫn đợi luôn.


-------------
 
Quê Hương

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
Khi trời trong, gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng giong thuyền đi đánh cá

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng lũ lượt kéo ghe về
Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, cánh buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

--------
Nhớ con sông quê hương


Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu
Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
Bầy chim non bơi lội trên sông
Tôi giơ tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ
Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả
Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông
Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng
Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến
Nhưng lòng tôi như mưa nguồn, gió biển
Vẫn trở về lưu luyến bên sông
* * *
Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc
Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc
Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng "miền Nam"
Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết...
Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây
Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy
Hình ảnh con sông quê mát rượi
Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới
Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông
Tình Bắc Nam chung chảy một dòng
Không ghềnh thác nào ngăn cản được
Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước
Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương...

--------
 
Back
Top