[Kinh Nghiệm] Vi khuẩn Hp nguy hiểm như thế nào?

binhle99

New member
là trạng thái cơ thể nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (H.Pylori) – một loại vi khuẩn nguy hiểm, gây ra nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa. Đặc biệt những người nhiễm khuẩn Hp có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Khuẩn Hp có thể sống trong nhiều môi trường như miệng, thực quản, đại tràng,… kể cả môi trường axit như dạ dày.Vậy vi khuẩn Hp gây ra bệnh gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh Hp dạ dày như thế nào? Cùng chuyên gia Vitos tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.


Vi khuẩn Hp là gì?


(Helicobacter pylori) ) là một loại xoắn khuẩn đường tiêu hóa, chúng sống trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Sự tồn tại của vi khuẩn Hp sẽ gây hại đến các tế bào niêm mạc, làm tăng nồng độ axit trong dạ dày. Sự tác động này khiến cho niêm mạc dạ dày dễ dàng bị ăn mòn bởi chất acid có trong dịch tiêu hóa của dạ dày, từ đó gây ra tình trạng viêm loét dạ dày – tá tràng.


vi-khuan-hp-la-gi.jpg



Ở người khỏe mạnh, không có vấn đề sức khỏe liên quan đến dạ dày, độ PH thường trong khoảng từ 2 – 3. Vì vậy, môi trường bên trong dạ dày không phải là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sống. Nhưng không may, vi khuẩn HP là một ngoại lệ. Loại vi khuẩn này có hình xoắn ốc, di chuyển nhờ lông roi rất linh hoạt, có khả năng chống lại axit dạ dày và hạn chế tác động của lực đẩy nhu động dạ dày. Theo các nghiên cứu mới nhất, vi khuẩn Hp sống và nhân lên chủ yếu ở phần sâu của lớp nhày bao phủ niêm mạc dạ dày. Enzym urease mà Hp tiết ra giúp biến đổi ure thành amoniac và bicarbonate tạo thành 1 vùng an toàn bao quanh với độ PH bằng 7. Do đó, chúng có khả năng biến đổi và sức sống rất mãnh liệt trong Dạ dày.


Một trong những hệ quả của bệnh dạ dày vi khuẩn Hp chính là tổn thương nghiêm trong đến tế bào niêm mạc dạ dày, do lượng axit dạ dày tăng cao, làm suy yếu lớp dịch nhày bao hủ thành dạ dày. Đặc biệt vi Khuẩn Hp chỉ âm thầm phá hủy dạ dày chứ không gây ra các triệu chứng điển hình nên người bệnh thường chủ quan không để ý tới. Đến khi có triệu chứng rõ ràng thì bệnh đã ở giai đoạn nặng, việc chữa trị vô cùng khó khăn và tốn kém.


Xem thêm:


Vi khuẩn Hp sống được bao lâu?


Vòng đời của chủng vi khuẩn đường ruột này phụ thuộc vào môi trường sống. Vi khuẩn Hp sống trong môi trường dạ dày rất lâu. Hơn nữa, lớp niêm mạc dạ dày là địa điểm lý tưởng để vi khuẩn Hp ký sinh và phát triển. Vì vậy, nếu không có bất kỳ tác động gì, vi khuẩn Hp vẫn luôn trú ngụ bên trong dạ dày. Ngược lại, nếu bạn phát hiện và điều trị kịp thời theo phác đồ phù hợp, khuẩn Hp có thể bị tiêu diệt hoàn toàn.
Khi ra khỏi cơ thể, khuẩn Hp sống trong môi trường tự nhiên chỉ sống trong một khoảng thời gian nhất định. Vì có thể sống được môi trường bên ngoài, nên khi cơ thể con người tiếp xúc với các vật chủ có chữa vi khuẩn Hp còn sống, cơ thể sẽ bị nhiễm loại vi khuẩn này. Chính vì vậy, mọi người cần chú ý nguồn nước, thực phẩm để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn Hp.


Bệnh Hp truyền nhiễm qua đường nào?


Nghiên cứu cho thấy, có tới khoảng 70% người Việt Nam nhiễm vi khuẩn Hp. Có thể thấy, loại vi khuẩn này rất dễ bị lây nhiễm giữa người với người. Vậy bệnh Hp có thể lây qua những đường nào?


Đường miệng


Ngoài niêm mạc dạ dày, vi khuẩn Hp còn tồn tại trong nước bọt, mảng bám trên răng và khoang miệng của người bệnh. Do vậy, vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm từ người này sang người khác khi cùng ăn uống chung, sử dụng cùng bát ăn với người bị bệnh dạ dày vi khuẩn Hp. Tại Việt Nam, trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn Hp. Thậm chí có những trẻ bị nhiễm Hp khi mới 2 tuổi, nguyên nhân do người mẹ thường có thói quen mớm thức ăn bón cho con.


Chất thải sinh hoạt


Không chỉ lây qua đường miệng, vi khuẩn Hp tồn tại trong phân người bệnh nên có thể lây truyền qua tay (nếu sau khi đi vệ sinh không rửa tay sạch sẽ), hoặc lây truyền qua các con vật trung gian như chuột, gián, ruồi… nếu chúng tiếp xúc với nguồn bệnh sau đó lại bám vào thức ăn.


Dụng cụ y tế, vật dụng sinh hoạt


Vi khuẩn Hp ở dạ dày có thể lây nhiễm trong quá trình thực hiện thao tác nội soi dạ dày tại các cơ sở y tế. Khi dụng cụ nội soi không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm từ người có bệnh sang người khỏe mạnh.
Ngoài ra, vi khuẩn Hp có thể tồn tại ở mọi nơi từ đất, nước, không khí. Chúng bám vào các vật dụng xung quanh khi người bệnh ho, hắt hơi và lây qua người khỏe mạnh khi sử dụng chung đồ dùng.
Người bị nhiễm vi khuẩn Hp, sẽ có nguy cơ cao bị các bệnh lý nguy hiểm về dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng, teo niêm mạc dạ dày… Người bệnh cần lưu ý và điều trị càng sớm càng tốt, để tránh những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.
 
Back
Top