DJ.PiKenny
New member
2010 là năm “hạn” của làng game online Việt
Số tựa game online…đóng cửa tại Việt Nam trong năm nay đã lên đến con số hàng chục, vượt xa so với các năm trước và cũng hoàn toàn phá vỡ dự đoán của nhiều người.
Cùng với lời chào tạm biệt của Zing Dance, tựa casual âm nhạc do VNG phát hành thì danh sách game online đóng cửa tại Việt Nam trong năm 2010 này đã đón chào thêm thành viên thứ 11 và vẫn chưa có dấu hiệu sẽ “khóa sổ”. Trước tình hình khuôn khổ quản lý trò chơi trực tuyến mới sắp được áp dụng, cộng đồng game thủ lại càng thấy rõ hơn chưa bao giờ thị trường game online trong nước lại “gặp hạn” như năm nay.
Zing Dance chính thức ngừng hoạt động vì không thể ký kết tiếp hợp đồng.
Cứ mỗi lần một game đóng cửa là game thủ lại cùng ngồi lại với nhau, đi từ thảo luận cho đến tranh cãi xung quanh thời gian hoạt động và những vấn đề phát sinh. Và cho đến hôm nay, “ranh giới” ấy còn được mở rộng sang cả chuyện…thống kê và dự đoán xem sẽ còn bao nhiêu sản phẩm nữa chuẩn bị khăn gói rời khỏi Việt Nam từ giờ cho đến khi năm 2010 khép lại.
Trong một chủ đề vừa mới xuất hiện trên diễn đàn GameVN, thành viên dua_tre_ao_caro đã đưa ra hẳn một bảng liệt kê khá chi tiết về các tựa game online đã ngừng hoạt động ở nước ta từ năm 2006 trở lại đây. Và qua đó thì 2010 đã vinh dự nắm giữ kỷ lục là năm có số lượng game online đóng cửa nhiều nhất với 11 “liệt sĩ”, vượt hẳn so với 4 năm còn lại. Tuy nhiên, đây chưa phải con số sau cùng và các game thủ cũng đang dự đoán xem ai sẽ là kẻ xấu số tiếp theo.
Bảng thống kê các game online đóng cửa giai đoạn 2006 – 2010 của dua_tre_ao_ca_ro
Có nhiều lý do dẫn đến việc một game online nói lời chào tạm biệt. Và bên cạnh những sự lạc hậu, thua thiệt về đồ họa, về lối chơi thì cách sắp xếp kế hoạch, điều hành game từ phía đơn vị phát hành cũng là điều dễ thấy. Nắm bắt sai thị hiếu, mua game sai thị trường, ra mắt game sai thời điểm và quản game sai cách – đây sẽ là điều mà nhà phát hành nên nhìn nhận lại. Mặt khác, vì ý thức của một số người chơi vẫn chưa tốt nên cuối cùng làm cho cả một cộng đồng bị ảnh hưởng, để rồi đẩy game vào cảnh “thập tử nhất sinh”.
Những lần đóng cửa game, phải chăng là để đóng góp cho một cuộc “tẩy rửa”, đưa thị trường game online Việt bước lên giai đoạn phát triển mới hơn hay chỉ đơn thuần là phá bỏ một nước đi lỗi sau khi đã trót đặt mục tiêu quá sức? Rồi nếu như cứ tiếp diễn như thế, game thủ Việt sẽ có được cho mình những gì, nhất là khi nhà quản lý đã không còn “buông thả” như ngày xưa nữa.
Số tựa game online…đóng cửa tại Việt Nam trong năm nay đã lên đến con số hàng chục, vượt xa so với các năm trước và cũng hoàn toàn phá vỡ dự đoán của nhiều người.
Cùng với lời chào tạm biệt của Zing Dance, tựa casual âm nhạc do VNG phát hành thì danh sách game online đóng cửa tại Việt Nam trong năm 2010 này đã đón chào thêm thành viên thứ 11 và vẫn chưa có dấu hiệu sẽ “khóa sổ”. Trước tình hình khuôn khổ quản lý trò chơi trực tuyến mới sắp được áp dụng, cộng đồng game thủ lại càng thấy rõ hơn chưa bao giờ thị trường game online trong nước lại “gặp hạn” như năm nay.

Zing Dance chính thức ngừng hoạt động vì không thể ký kết tiếp hợp đồng.
Cứ mỗi lần một game đóng cửa là game thủ lại cùng ngồi lại với nhau, đi từ thảo luận cho đến tranh cãi xung quanh thời gian hoạt động và những vấn đề phát sinh. Và cho đến hôm nay, “ranh giới” ấy còn được mở rộng sang cả chuyện…thống kê và dự đoán xem sẽ còn bao nhiêu sản phẩm nữa chuẩn bị khăn gói rời khỏi Việt Nam từ giờ cho đến khi năm 2010 khép lại.
Trong một chủ đề vừa mới xuất hiện trên diễn đàn GameVN, thành viên dua_tre_ao_caro đã đưa ra hẳn một bảng liệt kê khá chi tiết về các tựa game online đã ngừng hoạt động ở nước ta từ năm 2006 trở lại đây. Và qua đó thì 2010 đã vinh dự nắm giữ kỷ lục là năm có số lượng game online đóng cửa nhiều nhất với 11 “liệt sĩ”, vượt hẳn so với 4 năm còn lại. Tuy nhiên, đây chưa phải con số sau cùng và các game thủ cũng đang dự đoán xem ai sẽ là kẻ xấu số tiếp theo.

Bảng thống kê các game online đóng cửa giai đoạn 2006 – 2010 của dua_tre_ao_ca_ro
Có nhiều lý do dẫn đến việc một game online nói lời chào tạm biệt. Và bên cạnh những sự lạc hậu, thua thiệt về đồ họa, về lối chơi thì cách sắp xếp kế hoạch, điều hành game từ phía đơn vị phát hành cũng là điều dễ thấy. Nắm bắt sai thị hiếu, mua game sai thị trường, ra mắt game sai thời điểm và quản game sai cách – đây sẽ là điều mà nhà phát hành nên nhìn nhận lại. Mặt khác, vì ý thức của một số người chơi vẫn chưa tốt nên cuối cùng làm cho cả một cộng đồng bị ảnh hưởng, để rồi đẩy game vào cảnh “thập tử nhất sinh”.
Những lần đóng cửa game, phải chăng là để đóng góp cho một cuộc “tẩy rửa”, đưa thị trường game online Việt bước lên giai đoạn phát triển mới hơn hay chỉ đơn thuần là phá bỏ một nước đi lỗi sau khi đã trót đặt mục tiêu quá sức? Rồi nếu như cứ tiếp diễn như thế, game thủ Việt sẽ có được cho mình những gì, nhất là khi nhà quản lý đã không còn “buông thả” như ngày xưa nữa.
Sửa lần cuối: