Chạnh lòng khi nghe giấc mơ ngày Tết đơn giản của các trẻ em nghèo

hoalan88

New member
"Con mong muốn có một cái mâm cỗ trong ngày Tết, trong mâm cỗ có trứng xào để cả nhà cùng ăn vui vẻ với nhau." đó là mơ ước đơn giản, ngây thơ đến nỗi khiến bạn phải bật cười. Món ăn thường ngày của gia đình bạn có thể là món ăn chỉ có thể xuất hiện trong ngày Tết đối với các trẻ em nghèo như Nguyễn Minh Thuận (trong đọan video clip ngắn này).


 
Sửa lần cuối:
nhìn thấy các em mà tội nghiệp, ba mẹ sao mất sớm để lại bà ngoại già cả với đứa cháu :((
 
làm sao để xã hội có thể quan tâm hơn đến những mảnh đời nhỏ bé tội nghiệp nhưng lại đầy lạc quan, nhìn em cười trong hoàn cảnh nhà chung quanh là nước và sống với bà ngoại già cả thật là đau lòng
 
Thật tội nghiệp.
Gần nhà mình cũng rất nhiều trường hợp như vậy. Thầy thương quá!
Mọi người ơi, mỗi người một tay, giúp được gì thì giúp cho những mảnh đời bất hạnh nha mọi người.
 
Vô cùng thương cảm.
Thật thương cho những mảnh đời cơ cực,
Tội nghiệp quá.
Xã hội mình còn nhiều người khổ như vậy lắm.
Thương.
 
Tội nghiệp quá. Cuộc sống này những mơ ước nhỏ nhoi thôi mà chưa thực hiện được.
Biết bao giờ mới hết những người khổ đây không biết
 
Tội nghiệp quá. Người gì mà nghèo thấy sợ.
Bởi vậy phải biết quý cái mình đang có. Hix
 
Cảm động.
Thương cho những mảnh đời không may mắn.
Hy vọng tương lai sẽ mỉm cười với các em.
 
gần nhà mình cũng có rất nhiều trẻ em như vậy, mưu sinh bằng nghề bán vé số, một ngày chẳng bít có nổi 3 bữa ăn hay ko, nhìn mà tội nghiệp
 
Thật thương cho những số phận không may mắn.
Mong các em sẽ vượt lên số phận để có tương lai tốt đẹp hơn.
 
Thật gây xúc động phải không mọi người?
Chúng ta phải chung tay để giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh được tốt hơn.
Làm sao để giúp các em đây?
 
--------------------------------------------------------------------------------

thông tin Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội đã cung cấp tại buổi hội thảo về vấn đề trẻ em nghèo có sự phối hợp của UNICEF.

Theo định nghĩa của LHQ, trẻ em sống trong nghèo đói là những em không được hưởng các quyền về dinh dưỡng, nước và vệ sinh, tiếp cận với các dịch vụ y tế cơ bản, nhà ở, giáo dục... Việc áp dụng phương pháp đa chiều trong đánh giá tình hình trẻ em nghèo ở Việt Nam cho thấy khoảng 1/3 số trẻ dưới 16 tuổi có thể được xếp là trẻ em nghèo(CPR), điều đó đồng nghĩa với việc số lượng trẻ em nghèo ở Việt Nam lên đến 7 triệu người.



Trẻ em nghèo từ nông thôn lên thành phố kiếm sống


Lĩnh vực mà tỉ lệ nghèo diễn ra nghiêm trọng nhất là nước và vệ sinh, vui chơi giải trí và y tế. Cứ 3 trẻ em thì có tới hơn 1 em không được tiêm phòng đầy đủ trước 5 tuổi. Gần một nửa số trẻ em không được hưởng điều kiện vệ sinh trong gia đình và 2/3 trẻ em không có quyển sách trẻ em hoặc sách tranh nào để đọc.

Tỉ lệ trẻ em nghèo giữa thành thị và nông thôn có một khoảng cách rất lớn. Trẻ em sống ở các khu vực nông thôn có tỉ lệ nghèo cao hơn rất nhiều so với những em sống ở thành thị. Ngoài ra cũng có sự phân hoá rất lớn giữa các khu vực. Tỉ lệ trẻ em nghèo ở khu vực Miền núi phía Bắc, khu vực Tây Bắc, và Đồng bằng sông Cửu Long là cao nhất. Một phát hiện khá ngạc nhiên là ở Đồng bằng sông Cửu Long, một trong những khu vực có mức tăng trưởng tương đối cao và tỉ lệ nghèo về tài chính thấp, vậy mà tỉ lệ trẻ em nghèo lại rất cao. Tỉ lệ trẻ em dân tộc thiểu số phải chịu nguy cơ nghèo cao hơn trẻ em dân tộc Kinh, Hoa.Tỉ lệ nghèo trong trẻ em dân tộc thiểu số là 63% và trẻ em Kinh, Hoa là 25%.

Đặc điểm của cá nhân trẻ em và hộ gia đình mà các em sống có ảnh hưởng rất quan trọng đối với nguy cơ nghèo đói ở trẻ em đó. Các kết quả ước tính đều thống nhất cho thấy không có sự liên hệ lớn giữa giới tính của trẻ và nguy cơ nghèo đói cũng như giữa số trẻ em và số người già trong một hộ gia đình với nguy cơ trẻ em nghèo. Trình độ văn hoá của người chủ gia đình có quan hệ tỉ lệ nghịch với tỉ lệ trẻ em nghèo. Trẻ em sống trong những gia đình mà người chủ gia đình có việc làm có nguy cơ nghèo thấp hơn. Đặc biệt là ở khu vực nông thôn, nếu người chủ gia đình có việc làm thì nguy cơ trẻ em nghèo trong gia đình đó giảm ít nhất 40%, dao động tùy theo loại hình công việc cụ thể.Trẻ em sống trong gia đình mà người chủ gia đình là phụ nữ có nguy cơ nghèo thấp hơn một chút. Ngược lại trẻ em sống trong các hộ gia đình nghèo vế tài chính có nguy cơ nghèo cao hơn.
 
mình đã từng gặp rất nhiều trẻ em nghèo, những ko nghĩ ở 1 đất nc như VN con số trẻ em nghèo lại lên đến 7tr, chiếm gần 10% dân số, vậy có thể nói VN là một nc nghèo ????
 
(Dân trí) - Chúng tôi gặp các em ở Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo. Cứ khoảng 3 lần một ngày, vào đầu buổi sáng, trưa và chiều muộn, các em lao vào những đống rác thải đổ giữa khu thương mại, bới tung rác để tìm nhặt những trái cây đã thối rữa…
Mỗi khi kiếm được “chiến lợi phẩm”, các em đưa ngay lên miệng ăn, thậm chí hồn nhiên tranh giành nhau, bất chấp thứ quả đó đã thối ủng, mốc đen...
a-3(1)..jpg

Khoái chí tận hưởng một quả xoài đã mốc đen vỏ

Ra khỏi khu chợ rẽ lên hướng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo - Quảng Trị (cách đó khoảng vài trăm mét), một nhóm các em nhỏ khác đang vui mừng trở về bản với những bao ni lông đựng đầy táo, xoài, cam cũng đã nham nhở thối…

Hầu hết các em là con em bà con Vân Kiều ở bản Ka Tăng, thị trấn Lao Bảo, Hướng Hóa, Quảng Trị.

Những tiểu thương ở khu chợ này cho biết, nhiều em trong số đó đang là học sinh thuộc trường tiểu học số 2 Lao Bảo (điểm trường Ka Tăng). Mỗi ngày ít nhất cũng có hàng chục em đi lại quanh khu vực bán hoa quả này để bới rác tìm trái cây thối ăn.

Tôi hỏi chuyện một vài em, có em Hồ Văn Hương, Hồ Văn Hên, Hồ Văn Hứa, đều đang học lớp 2 trường tiểu học số 2 Lao Bảo; em gái Hồ Thị Loi đang học lớp 1 cũng tại trường này. Hương hồn nhiên: “Thấy mấy bạn đi nhặt quả ăn, vừa không mất tiền lại vừa được ăn nên đi theo. Ở bản em nhiều đứa đi nhặt lắm nên phải đi sớm và nhiều khi phải tranh giành mới có ăn”.

Chị Hồ Thị Xa, mẹ Hương, cho biết Hương có đến 5 anh em, em là con thứ 3. Chị có nói Hương đừng đi “mót” trái cây thối nữa nhưng em không nghe nên chị cũng… đành chịu.

Đối nghịch lại với sự hồn nhiên của các em nhỏ là sự thản nhiên của hàng trăm lượt người lớn qua lại mua bán trong khu chợ. Tất cả họ đều thấy nhưng không ai lên tiếng nhắc nhở hay khuyên răn đám trẻ. Cứ như vậy, đám trẻ đó đã ăn trái cây thối ở khu chợ này suốt cả năm trời.
 
tội nghiệp vậy :(( :((, sao không thấy cơ quan nhà nước nào bảo trợ, hay viện mồ côi nào thu nhận các em sao
 
Tết đi “làm hồ” để mua áo mới cho em

Dù đã 11 tuổi, nhưng nhìn vóc dáng nhỏ bé, yếu ớt của Kiệt , chúng tôi cứ nghĩ em chỉ độ 8 tuổi. Hoàn cảnh gia đình không cho phép em có những bữa cơm đầy đủ thịt, cá như bao bạn bè đồng trang lứa. Ngày nắng cũng như ngày mưa, sau giờ học hai anh em lại lao về bán vé số phụ mẹ, chẳng dám đi chơi. Ấy vậy mà bữa cơm nào cũng chỉ toàn rau và nước mắm. Với các em, có cơm ăn no hằng ngày đã là niềm hạnh phúc.

“Gia tài” của cả hai anh em Kiệt - Như chỉ là vài bộ quần áo chắp vá và một con gấu bông cũ mà Kiệt nhặt được trong lúc bán vé số. Căn nhà của ba mẹ con em lụp xụp, xiêu vẹo như chực đổ sụp, mùa nắng thì cực kỳ nóng, còn mùa mưa thì cả ba mẹ con phải sang trú nhờ hàng xóm vì nhà dột nặng. Ngày thường là vậy, ngày Tết cũng không khá hơn. Nếu may mắn bán đắt, mẹ sẽ mua cho hai anh em mỗi người một “bộ đồ vía” ăn Tết. Nhưng cũng có những năm buôn bán ế ẩm, cả ba mẹ con đành tiếp tục ăn cơm, rau và nước mắm trong khi nhà nhà ai cũng vui vẻ, sum vầy bên mâm cỗ cùng gia đình.
1322785506-tre-em-ngheo.jpg

Năm nay, bệnh động kinh của người mẹ có vẻ nặng hơn. Tháng trước, trong lúc đi bán vé số, mẹ của hai em lên cơn co giật và ngất xỉu giữa đường. Khi tỉnh lại thì mẹ Kiệt phát hiện kẻ gian đã lấy hết tiền cả vốn lẫn lời. Để tiếp tục nuôi hai anh em Kiệt ăn học, người mẹ phải đi vay mượn hàng xóm. Nhà đã nghèo giờ lại thêm lâm vào cảnh nợ nần. Vì thế, tiền làm được bao nhiêu, người mẹ phải để dành trả nợ. Có được áo mới trong mùa Tết này dường như là ước mơ xa vời của Kiệt và Như.

Còn rất nhiều trẻ em nghèo thiếu Tết, Thị trường - Tiêu dùng,

Trò chuyện với chúng tôi, Kiệt cho biết em đang xin các bác hàng xóm cho đi làm thêm kiếm tiền phụ mẹ. Ngày Tết đang gần kề, Kiệt bày tỏ: “Con mong những ngày Tết được đi làm hồ (phụ hồ) để kiếm tiền mua áo mới cho em Như. Em con là con gái nên cần có áo mới hơn con”.

Với vóc người nhỏ thó, Kiệt đâu biết em khó mà được nhận làm phụ hồ. Trong gian bếp tạm bợ, khói bốc lên cay xè, Kiệt vẫn giữ trong mình ánh mắt tràn đầy hi vọng: “Càng gần Tết người ta sửa sang nhà cửa càng nhiều, thế nào cũng có chuyện cho con làm. Nếu may mắn con sẽ mua thêm cho em Như 1 con gấu bông mới vì con gấu bông hiện tại của Như đã rách và cũ lắm rồi”.

Còn rất nhiều trẻ em nghèo thiếu Tết

Vẫn còn rất nhiều những trẻ em nghèo như Kiệt, ước mơ được lao động trong dịp Tết để kiếm tiền chăm lo cho những người thân yêu của mình. Với các em, niềm vui ngày Tết chỉ đơn giản có cơm để ăn, có áo mới để mặc và không phải lo lu gạo trong nhà chỉ còn vài hạt sót lại.

Theo Sở Lao Động Thương binh & Xã hội Cần Thơ, toàn thành phố hiện có khoảng 30.000 trẻ em nghèo. Và một số liệu thống kê khác của Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em thành phố Cần Thơ, có khoảng 24.000 trẻ em nghèo cần được hỗ trợ ngay.

Khi được hỏi về tết cho trẻ em nghèo, Tiến sĩ Trần Thị Thanh Thanh - Chủ tịch Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam chia sẻ: “Dịp Tết, ở thành phố chúng ta dường như rất đầy đủ nhưng mà ở những khác, các em không biết Tết là gì. Cá nhân tôi thực sự xúc động khi thấy các em vẫn rất lạc quan, yêu đời ngay trong hoàn cảnh khốn khó của mình. Cảm động hơn nữa là các em luôn luôn tin vào bản chất của xã hội chúng ta là một xã hội nhân văn, là một xã hội quan tâm đến con người và trên hết là quan tâm đến trẻ em. Vì thế, làm được điều gì đó để có thể giữ mãi nụ cười lạc quan và niềm tin vào xã hội cho các em, tôi sẵn lòng”.

Tặng ngay cho hai anh em Kiệt -Như áo mới và gấu bông là điều mà mỗi chúng ta hoàn toàn làm được ngay. Nhưng còn rất nhiều những em bé khác đang mong Tết đến để lần đầu tiên được buổi cơm no, lần đầu tiên được mặc áo mới thì sao? Có lẽ đã đến lúc chúng ta cần phải làm điều gì đó để không chỉ Kiệt mà nhiều trẻ em nghèo khác có được những mùa Tết không “làm hồ”, không lao động kiếm sống, không cô đơn trong sự thiếu thốn và vất vả….
 
Thật là xót xa khi phải chứng kiến các em nhỏ sống trong dk vật chất như thế. Mong rằng sẽ có nhiều người quan tâm hơn nữa đến những mảnh đời này!
 
Back
Top