NGUYÊN TẮC CHIA TÀI SẢN KHI KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN

Theo quy định tại Điều 207 và 219 Bộ luật Dân sự 2015, việc tuân theo các nguyên tắc sau:

Ưu tiên giải quyết theo thỏa thuận:
  • Các bên tự thương lượng, thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung trong quá trình sống chung.
  • Việc phân chia tài sản phải được lập thành văn bản thỏa thuận để làm căn cứ pháp lý.
  • Việc công chứng, chứng thực văn bản thỏa thuận là không bắt buộc, tuy nhiên, các bên nên thực hiện, đặc biệt là đối với các tài sản là bất động sản, tài sản có đăng ký để tránh phát sinh tranh chấp về sau.
Trường hợp không thỏa thuận được:
  • Khi hai bên không tự thỏa thuận được, việc phân chia tài sản sẽ được áp dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về chế độ sở hữu chung.
  • Việc phân chia tài sản sẽ được xem xét trên cơ sở nguồn gốc hình thành tài sản và tỷ lệ đóng góp của mỗi bên.
Bảo đảm quyền lợi của phụ nữ và con cái:
  • Công việc nội trợ, chăm sóc gia đình được tính là lao động có thu nhập. Do đó, khi phân chia tài sản, cần tính đến công sức đóng góp thông qua việc làm nội trợ của người phụ nữ.
  • Mặc dù quan hệ vợ chồng không được pháp luật công nhận do không đăng ký kết hôn, tuy nhiên, quan hệ cha mẹ - con cái vẫn được xác lập theo quy định của pháp luật. Vì vậy, việc phân chia tài sản luôn phải ưu tiên bảo vệ lợi ích của con chung.
  • Cần đảm bảo chỗ ở cho người trực tiếp nuôi con.
Để phòng tránh những tranh chấp phát sinh về tài sản khi chung sống mà không đăng ký kết hôn, các bên liên quan cần tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật hoặc tham khảo ý kiến của luật sư. với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm sẵn sàng tư vấn chi tiết về vấn đề này. Liên hệ ngay hotline 1900636387 để được hỗ trợ tốt nhất.
 
Back
Top